Ngày 5/9, chính thức khai giảng năm học 2012-2013, hơn 20 triệu học sinh, sinh viên cả nước bước vào năm học mới với bao niềm hân hoan, những kỳ vọng và khát khao chinh phục đỉnh cao mới của tri thức.
Cũng trong năm học này, Bộ GD&ĐT đưa ra 4 nhiệm vụ chính cho ngành. Theo đó, năm học này, toàn ngành sẽ tập trung thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm gồm: Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; công tác kế hoạch, tài chính và tăng cường cơ sở vật chất.
Sở GDĐT tỉnh Phú Yên vừa cho biết, tỉnh này đang có gần 3.000 sinh viên ngành sư phạm tốt nghiệp từ trung cấp mầm non đến đại học chưa tìm được việc làm vì Phú Yên không còn tuyển giáo viên từ 3 năm nay. Trong khi đó, cũng trong năm nay, Sở GD&ĐT Phú Yên tiếp tục nhận gần 200 hồ sơ xin việc của sinh viên sư phạm, nâng số hồ sơ xin việc tồn đọng tại Sở lên đến 900 hồ sơ. (Theo Dân Việt).
Ngày 6/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế thi tốt nghiệp THPT theo hướng tăng cường sự giám sát của xã hội và các bên liên quan trong việc tổ chức thi, bổ sung các chế tài để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Bộ cũng yêu cầu các sở GD-ĐT trên cơ sở những đánh giá và tổng kết từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, đề xuất các giải pháp khắc phục để áp dụng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tiêu cực trong các khâu tổ chức thi, đặc biệt là công tác coi thi. (Theo TNO).
Giám đốc ĐH Huế - Ông Nguyễn Văn Toàn xác nhận có sai sót trong chấm thi của thí sinh Trần Bá Hoàng Lĩnh (môn vẽ từ 9 xuống còn 5,5).
Ông Toàn cho rằng: “Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường, hội đồng tuyển sinh đã trình với chủ tịch hội đồng tuyển sinh tiến hành kiểm tra. Sau khi kiểm tra phát hiện có sai sót trong khâu chấm thi đối với thí sinh này nên chúng tôi đã cho sửa và thông báo lại. Điều này được quy chế tuyển sinh cho phép. Còn đối với giáo viên chấm sai, chúng tôi sẽ kỷ luật theo đúng quy chế”. (Theo TPO).
Lý Lao Lở là người dân tộc Dao, hiện đang là viên khóa K47, Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Lý Láo Lở sinh năm 1987, mồ côi mẹ từ lúc 5 tuổi, ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Lở bị điện giật trong lúc lao động tăng gia tại trường nội trú khi học lớp 8. Tai nạn này cướp mất phần lớn hai cánh tay của Lở.
Sau tai nạn, để được đi học lại, Lở quyết tâm tập viết với phần còn lại của đôi tay. Ban đầu, việc tập viết khiến vết thương cũ bật máu nhưng không làm Lở nản lòng. Từ những nét chữ nguệch ngoạc ban đầu, giờ Lở có thể viết khá nhanh. Cậu trọ học trong căn gác chưa đầy 10m2 tại Phú Diễn, hàng ngày đi học bằng xe buýt. (Theo NLĐ).
Cô giáo chuyển giới ở Bình Phước được học trò rất ngưỡng mộ vì đã có công đưa hơn 200 học sinh ở một vùng quê nghèo của tỉnh thi đậu vào những trường đại học có tiếng ở TP HCM như: Y dược, Công nghệ Sài Gòn, Kiến trúc, Công nghiệp...,
Một học sinh cũ của cô giáo này, bạn Nguyễn Đức Đạo, sinh viên năm thứ hai Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, nói rằng "không có từ ngữ nào diễn tả hết sự ngưỡng mộ và kính trọng của em" khi kể về cô giáo Phạm Lê Quỳnh Trâm (trước đây là một chàng trai mang tên Phạm Văn Hiệp, phẫu thuật xác định lại giới tính từ nam sang nữ vào năm 2009) - người chuyển đổi giới tính đầu tiên được công nhận tại Việt Nam.
Kể về cô giáo cũ, Đạo nói: "Không có từ ngữ nào diễn tả hết sự ngưỡng mộ và kính trọng của em đối với cô. Nhà chúng em đứa nào cũng nghèo, cô thì chẳng giàu nhưng thấy học trò cần gì là giúp đỡ ngay. Bạn nào không có tiền, cô sẵn sàng dạy miễn phí. Ngày học trò đi thi đại học ở TPHCM cô cũng đưa đi, rồi lo cho chỗ ăn, chỗ ở".
Nhờ sự động viên và tận tâm chỉ dạy của cô giáo mà lực học của Đạo về sau tiến bộ hẳn, kết quả tăng rõ theo từng học kỳ. Cậu học trò vẫn còn nhớ hồi thi tốt nghiệp lớp 12 em đạt 9,5 điểm môn hóa. "Đó là điều mà bản thân em cũng không thể tin được vì trước đó học lực của em chỉ ở mức trung bình - khá thôi".
Cũng trong năm đó, Đạo thi đậu vào Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn học rồi du học ở Singapore đến năm ngoái mới trở về Việt Nam học tiếp chương trình đại học. (Theo NLĐ).
Cũng trong năm học này, Bộ GD&ĐT đưa ra 4 nhiệm vụ chính cho ngành. Theo đó, năm học này, toàn ngành sẽ tập trung thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm gồm: Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; công tác kế hoạch, tài chính và tăng cường cơ sở vật chất.
Học sinh lớp 1 của trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) trong ngày khai giảng năm học mới. Ảnh: Giàng A Cối |
Sở GDĐT tỉnh Phú Yên vừa cho biết, tỉnh này đang có gần 3.000 sinh viên ngành sư phạm tốt nghiệp từ trung cấp mầm non đến đại học chưa tìm được việc làm vì Phú Yên không còn tuyển giáo viên từ 3 năm nay. Trong khi đó, cũng trong năm nay, Sở GD&ĐT Phú Yên tiếp tục nhận gần 200 hồ sơ xin việc của sinh viên sư phạm, nâng số hồ sơ xin việc tồn đọng tại Sở lên đến 900 hồ sơ. (Theo Dân Việt).
Ngày 6/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế thi tốt nghiệp THPT theo hướng tăng cường sự giám sát của xã hội và các bên liên quan trong việc tổ chức thi, bổ sung các chế tài để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Bộ cũng yêu cầu các sở GD-ĐT trên cơ sở những đánh giá và tổng kết từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, đề xuất các giải pháp khắc phục để áp dụng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tiêu cực trong các khâu tổ chức thi, đặc biệt là công tác coi thi. (Theo TNO).
Giám đốc ĐH Huế - Ông Nguyễn Văn Toàn xác nhận có sai sót trong chấm thi của thí sinh Trần Bá Hoàng Lĩnh (môn vẽ từ 9 xuống còn 5,5).
Ông Toàn cho rằng: “Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường, hội đồng tuyển sinh đã trình với chủ tịch hội đồng tuyển sinh tiến hành kiểm tra. Sau khi kiểm tra phát hiện có sai sót trong khâu chấm thi đối với thí sinh này nên chúng tôi đã cho sửa và thông báo lại. Điều này được quy chế tuyển sinh cho phép. Còn đối với giáo viên chấm sai, chúng tôi sẽ kỷ luật theo đúng quy chế”. (Theo TPO).
Mặc dù bị cụt cả hai tay, nhưng vẫn không ngăn nổi ước mơ vào đại học của Lở. Ảnh: NLĐ |
Lý Lao Lở là người dân tộc Dao, hiện đang là viên khóa K47, Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Lý Láo Lở sinh năm 1987, mồ côi mẹ từ lúc 5 tuổi, ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Lở bị điện giật trong lúc lao động tăng gia tại trường nội trú khi học lớp 8. Tai nạn này cướp mất phần lớn hai cánh tay của Lở.
Sau tai nạn, để được đi học lại, Lở quyết tâm tập viết với phần còn lại của đôi tay. Ban đầu, việc tập viết khiến vết thương cũ bật máu nhưng không làm Lở nản lòng. Từ những nét chữ nguệch ngoạc ban đầu, giờ Lở có thể viết khá nhanh. Cậu trọ học trong căn gác chưa đầy 10m2 tại Phú Diễn, hàng ngày đi học bằng xe buýt. (Theo NLĐ).
Cô giáo chuyển giới ở Bình Phước được học trò rất ngưỡng mộ vì đã có công đưa hơn 200 học sinh ở một vùng quê nghèo của tỉnh thi đậu vào những trường đại học có tiếng ở TP HCM như: Y dược, Công nghệ Sài Gòn, Kiến trúc, Công nghiệp...,
Một học sinh cũ của cô giáo này, bạn Nguyễn Đức Đạo, sinh viên năm thứ hai Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, nói rằng "không có từ ngữ nào diễn tả hết sự ngưỡng mộ và kính trọng của em" khi kể về cô giáo Phạm Lê Quỳnh Trâm (trước đây là một chàng trai mang tên Phạm Văn Hiệp, phẫu thuật xác định lại giới tính từ nam sang nữ vào năm 2009) - người chuyển đổi giới tính đầu tiên được công nhận tại Việt Nam.
Cô giáo Phạm Lê Quỳnh Trâm trước đây là một chàng trai mang tên Phạm Văn Hiệp. Ảnh: NLĐ |
Kể về cô giáo cũ, Đạo nói: "Không có từ ngữ nào diễn tả hết sự ngưỡng mộ và kính trọng của em đối với cô. Nhà chúng em đứa nào cũng nghèo, cô thì chẳng giàu nhưng thấy học trò cần gì là giúp đỡ ngay. Bạn nào không có tiền, cô sẵn sàng dạy miễn phí. Ngày học trò đi thi đại học ở TPHCM cô cũng đưa đi, rồi lo cho chỗ ăn, chỗ ở".
Nhờ sự động viên và tận tâm chỉ dạy của cô giáo mà lực học của Đạo về sau tiến bộ hẳn, kết quả tăng rõ theo từng học kỳ. Cậu học trò vẫn còn nhớ hồi thi tốt nghiệp lớp 12 em đạt 9,5 điểm môn hóa. "Đó là điều mà bản thân em cũng không thể tin được vì trước đó học lực của em chỉ ở mức trung bình - khá thôi".
Cũng trong năm đó, Đạo thi đậu vào Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn học rồi du học ở Singapore đến năm ngoái mới trở về Việt Nam học tiếp chương trình đại học. (Theo NLĐ).
ĐIỂM NÓNG |
|
Đông Phong (Tổng hợp)