Dạy con cách xem TV

03/03/2012 20:02
Theo eva.vn
TV mang lại ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ em.

Ngày nay chiếc TV đã là một vật dụng không thể thiếu trong hầu như mọi gia đình, tuy nhiên ngoài những lợi ích to lớn thì nó cũng có thể đưa đến nhiều tác dụng phụ không tốt cho sự phát triển của trẻ em.

Dưới đây là vài cách thiết thực giúp việc xem TV có hiệu quả hơn cho bé và cả cho gia đình bạn:

Hạn chế thời gian xem TV:

- Bạn nên đặt cạnh TV một số phương tiện giải trí khác không liên quan đến phim ảnh như sách, tạp chí dành cho bé, đồ chơi các loại… nhằm khuyến khích bé làm việc gì khác hơn là chỉ xem TV;

- Đặt TV ngoài phòng ngủ;

- Lập ra quy định về việc xem TV cho cả gia đình và tất cả mọi thành viên đều phải tuân theo, chẳng hạn được phép xem TV chỉ sau khi đã hoàn tất việc nhà và làm xong bài tập, hạn chế xem trong khi ăn… Hãy làm gương cho con trẻ bằng cách hạn chế thời gian ngồi lì xem TV của chính bạn.

Dạy con cách xem TV, Dạy con, Làm mẹ, xem TV, han che xem, chuong trinh mang tinh giao duc, cach xem tv, co nen cho tre xem tv, xem tv the nao, co nen cho be xem tv, chuong trinh hay cho be, chuong trinh giao duc cho tre, bao phu nu, lam me

Xem TV có kế hoạch:

- Nếu công việc hàng ngày khiến gia đình bạn khó có thời gian dành cho nhau thì có thể dành thời gian xem TV vào cuối tuần như là một trong các sinh hoạt gia đình bên cạnh các hoạt động vui chơi, giải trí khác.

- Kiểm tra danh sách các chương trình trên TV để biết trước chương trình nào mà cả gia đình có thể cùng xem với nhau. Lựa chọn các chương trình mang tính giáo dục, trau dồi kiến thức như các chương trình về khoa học, tiếng Anh dành cho thiếu nhi…

- Dành thời gian xem các chương trình truyền hình mà con ưa thích để biết chúng có thật sự thích hợp với bé không? Nếu bạn không thể ngồi xem cho đến hết thì chí ít hãy cùng xem với bé trong vài phút đầu tiên nhằm đánh giá đúng nhất về mức độ phù hợp của chương trình.

- Nếu trên màn hình TV xuất hiện một số hình ảnh không hề phù hợp với con, hãy chuyển kênh. Bạn có thể ngại ngùng lờ đi nhưng cũng có thể nhân “cơ hội” này để nói chuyện với con về những vấn đề nhạy cảm như giới tính, các chất kích thích, rượu, thuốc lá, tình huống bạo lực… Hãy hỏi con một vài câu hỏi đại loại như: “Con thấy việc những người đàn ông đánh nhau đổ máu như thế là đúng hay sai?” hay “Con suy nghĩ gì khi những người kia đi ức hiếp một bạn nhỏ?” mục đích là gợi cho bé hướng theo suy nghĩ tích cực không bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh bạo lực hay khiêu khích.

- Trao đổi với thầy cô giáo và các phụ huynh khác về cách xem TV của họ, thảo luận về những chương trình truyền hình mà họ khuyên bạn nên cho trẻ xem.

Ngoài ra, để dứt con khỏi chiếc TV yêu quý, bạn cũng nên đưa ra cho bé nhiều lựa chọn thú vị thay thế, đề nghị cùng chơi với một số trò chơi nào đó như: đánh cờ, trốn tìm, đọc sách, xếp máy bay. Làm như vậy, bé sẽ dễ quên đi chiếc TV và cả nhà sẽ cùng vui.

Con tự kỷ, bố ngỡ... thần đồng
Đắng lòng con nuôi chỉ nghe lời hàng xóm

5 cách giúp bé hào hứng làm việc nhà
Con khóc, mặc kệ hay dỗ dành ngay?

Theo eva.vn