Ở nước Anh cũng có hàng trăm ngàn cử nhân đang thất nghiệp như Việt Nam

09/09/2016 08:15
Thùy Linh
(GDVN) - Đây là nhận định của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền, nghiên cứu sinh giáo dục tại Đại học East Anglia, Anh khi bàn đến vấn đề cử nhân thất nghiệp ở Việt Nam.

LTS: Quý 2/2016, cả nước có 1,088 triệu người lao động trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, trong đó những người có trình độ từ đại học trở lên đứng đầu danh sách…

Để làm rõ vấn đề này, báo điện tử giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền- Nghiên cứu sinh giáo dục tại Đại học East Anglia, Anh.  

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.


Phóng viên: Theo số liệu Bộ Lao động-Thương binh và xã hội vừa công bố, trong quý II/2016, cả nước có 1,088 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 16.400 người so với quý I, trong đó có 418.200 người có chuyên môn kỹ thuật, chiếm tới 40%. 

Trong số 418.200 lao động có chuyên môn kỹ thuật bị thất nghiệp lại có 191.300 người có trình độ từ Đại học trở lên. Bà đánh giá như thế nào về con số này?


Ths.Nguyễn Thị Thu Huyền: Một nền kinh tế mạnh như nước Anh mà theo thống kê hồi đầu tháng 7/2016, tỷ lệ thất nghiệp dù đã giảm mạnh nhưng vẫn ở mức 4,9% tương đương 1,64 triệu người. 

Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm cử nhân, thạc sĩ dao động ở mức 2,4-2,7%. Điều này có nghĩa, tại Anh cũng có hàng trăm ngàn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp giống như ở Việt Nam. 

Ở nước Anh cũng có hàng trăm ngàn cử nhân đang thất nghiệp như Việt Nam ảnh 1

“Giáo dục Việt Nam hiện nay như đang đào tạo Voi, Hổ, Bò tót…”

(GDVN) - PGS.TS Nguyễn Văn Nhã: “Tôi giật mình khi có đồng nghiệp khoe rằng tham khảo 10 trường ĐH tiên tiến nhất để xây dựng chương trình của riêng mình...”

Nếu con số thống kê tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là chính xác thì đây chưa phải là “vấn nạn” bởi nước Anh chỉ có 65 triệu dân, số người trong độ tuổi lao động của Anh cũng chiếm hơn 63% dân số trong khi tổng dân số Việt Nam lên tới hơn 90 triệu dân. 

Cho nên, theo tôi, có thể tỷ lệ thất nghiệp thực tế của Việt Nam còn cao hơn con số đã thống kê. 

Mặc dù mấy năm trở lại đây chúng ta cho rằng định hướng nghề nghiệp đã có tiến triển tốt. Vậy theo bà, tại sao tình trạng thất nghiệp vẫn tái diễn thậm chí số lượng còn tăng lên theo từng quý? 

Ths.Nguyễn Thị Thu Huyền
: Lý do thất nghiệp thì vô cùng nhiều, không thể chỉ đổ thừa tất cả cho công tác hướng nghiệp. 

Nguyên nhân chính là do nền kinh tế toàn cầu gần đây có khá nhiều cuộc khủng hoảng khiến số việc làm giảm nên nhiều người lâm vào cảnh thất nghiệp

Giải bài toán thất nghiệp, nếu chỉ chăm chăm hướng nghiệp tốt là chưa đủ (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)
Giải bài toán thất nghiệp, nếu chỉ chăm chăm hướng nghiệp tốt là chưa đủ (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Bên cạnh đó, yêu cầu tuyển dụng nâng lên, thị trường việc làm càng khắc nghiệt. Sinh viên ra trường bị nhà tuyển dụng "chê" cả về chuyên môn lẫn kỹ năng mềm. 

Yêu cầu về kỹ năng của thị trường rất cao trong khi tốc độ đào tạo của các trường không theo kịp yêu cầu đó. Đối với Việt Nam, nơi mà các chương trình đào tạo rất chậm thay đổi thì điều này càng rõ ràng hơn. 

Hơn nữa, công tác thống kê, dự báo nhu cầu nhân lực và các chính sách hỗ trợ việc làm cho người lao động ở Việt Nam chưa được chú trọng đúng mức. Học sinh, thanh niên tới tuổi chọn ngành, nghề không có thông tin đầy đủ.
 
Nếu như 100% các trường Đại học ở Anh có bộ phận tư vấn việc làm và tìm kiếm việc làm cho sinh viên, kết nối sinh viên với doanh nghiệp thì ở Việt Nam, số trường đại học làm được điều này rất ít. 

Thiếu kết nối, trường Đại học không nắm được yêu cầu và nhu cầu của thị trường dẫn tới đào tạo nguồn nhân lực không đáp ứng. 

Ở nước Anh cũng có hàng trăm ngàn cử nhân đang thất nghiệp như Việt Nam ảnh 3

Một dự đoán hiếm hoi về thảm cảnh thất nghiệp trong tương lai

(GDVN) - Không phải ai cũng phù hợp để học Đại học và tấm bằng Đại học không phải là con đường duy nhất hay tốt nhất để có được chỗ đứng vững chắc trong cuộc đời.

Nơi tuyển dụng cũng mất cơ hội tiếp cận được các ứng viên tiềm năng bởi thực tế có nhiều nhà tuyển dụng than thở không tuyển được người. 

Cũng phải nói thêm rằng, hiện nay nguồn lao động Việt Nam học từ nước ngoài về cực nhiều nên độ cạnh tranh càng nhiều. 

Hơn nữa, khi lao động 10 nghề được tự do làm việc ở Đông Nam Á thì lao động các nước Đông Nam Á sẽ vào Việt Nam cạnh tranh nên nếu không thay đổi, không nỗ lực, chúng ta tự đào thải chính mình. 

Để giải bài toán thất nghiệp, rõ ràng chúng ta cần làm nhiều thứ hơn, chứ không chỉ là hướng nghiệp.

Nhiều người khẳng định thất nghiệp là do đào tạo tràn lan, cung – cầu chênh lệch lớn tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, khi dồi dào nguồn tuyển thì các nhà tuyển dụng sẽ có cơ hội tuyển được nhân lực chất lượng cao. Bà nghĩ sao về điều này?

Ths.Nguyễn Thị Thu Huyền: Cần phải thống kê cho rõ và cụ thể là thất nghiệp tập trung những ngành nào, thực tế vẫn có những ngành chúng ta thiếu nhân lực đặc biệt nhân lực chất lượng cao thì Việt Nam thiếu ở mọi lĩnh vực. 

Do đó, ngoài việc phát triển kinh tế nói chung, việc dự báo nhân lực cần làm tốt hơn để hạn chế việc thừa chỗ này, thiếu chỗ khác. 

Ở nước Anh cũng có hàng trăm ngàn cử nhân đang thất nghiệp như Việt Nam ảnh 4

Vẫn còn gần 500.000 lao động có trình độ đang thất nghiệp

(GDVN) - Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, trong quý 2/2016, cả nước có 1,088 triệu người lao động trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp.

Không thể phủ nhận được là hiện nay, nhà tuyển dụng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.

Việc nhà tuyển dụng yêu cầu cao là tất yếu vì để đảm bảo lợi ích cho họ, nếu có nguồn tuyển dồi dào, không có lý do gì họ lại không khắt khe và lựa chọn. 

Bản thân các cơ quan Nhà nước hiện nay cũng đã khắt khe hơn trong cách thi tuyển cho nên nếu nơi đào tạo và người lao động không tiến bộ nhanh thì thất nghiệp cũng là tất yếu. 

Nếu nói nhờ đào tạo số lượng đông, chúng ta có nhiều cơ hội lựa chọn được người giỏi thì chưa đúng.

Bởi thực tế là sau chục năm phát triển ồ ạt các cơ sở đào tạo kém chất lượng, chúng ta đang phải trả giá bằng việc rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngoài tấm bằng thì kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp đều yếu kém. 

Hiện nay, có ý kiến cho rằng các đơn vị đào tạo chỉ dạy những gì mình có mà không dạy những cái xã hội và người học cần; chương trình còn quá nặng nề, lại thiên về lý thuyết. 

Vậy theo bà, người học có cần phải xác định mình cần học những gì và tìm hiểu xem liệu khóa học có đáp ứng được trước khi theo học?


Ths.Nguyễn Thị Thu Huyền: Chương trình đào tạo ở Việt Nam quá tham lam, dàn trải. Một chương trình đào tạo cử nhân ở Anh chỉ học 3 năm với khoảng chưa tới 20 môn nhưng ở Việt Nam có thể là 40 môn khiến chuyên sâu không có, thời gian thực hành không có. 

Số giờ sinh viên ngồi trên giảng đường cũng chiếm 90-95% thời gian đào tạo trong khi thời gian thực tập hoặc tiếp xúc với môi trường làm việc thực tiễn thì chưa tới 10%. 

Người học phải tìm hiểu thông tin về khoá học là bắt buộc vì học đại học hay học nghề đều là một hoạt động đầu tư tốn kém tiền bạc, thời gian, sức lực. 

Theo bà, chương trình đào tạo của Việt Nam nên được thay đổi thế nào? 


Ths.Nguyễn Thị Thu Huyền: Có lẽ từ Bộ Giáo dục và đào tạo cho đến các trường cao đẳng, đại học, trung cấp của chúng ta đều biết là cần phải thay đổi theo hướng tăng thực hành, giảm lý thuyết.

Và ngoài tăng chuyên môn thì cần bổ sung các kỹ năng mềm, khuyến khích sự độc lập, sáng tạo, rèn khả năng tự học suốt đời cho người học. 

Nhưng thực tế, trình độ nhiều giảng viên còn hạn chế, thiếu cập nhật các thành tựu khoa học mới hay kinh nghiệm thực tiễn mới, lúng túng trong việc rèn kỹ năng cho học sinh.

Mà cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, tài liệu học tập ít ỏi trong khi khả năng tìm hiểu tài liệu bằng các ngoại ngữ lại kém…Vì thế muốn thay đổi, cần giải quyết tất cả các vấn đề này.

Thùy Linh