Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 17/1 đã công bố các quy định chính cải cách Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) của nước này sau vụ bê bối chấn động thế giới liên quan tới chương trình gián điệp quy mô chưa từng có của nó.
Theo Reuters, đặc biệt ông Obama đã công bố lệnh cấm các cơ quan tình báo Mỹ thực hiện giám sát các nhà lãnh đạo của các quốc gia thân thiện với Mỹ. Một nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết, biện pháp này có thể ảnh hưởng đến khoảng một chục quốc gia.
Tổng thống Mỹ Barack Obama |
Trong lĩnh vực giám sát của người dân, chính quyền Obama đã ra lệnh cơ quan tình báo phải có lệnh của tòa án cho phép nghe trộm trước khi bắt đầu thu thập thông tin, cũng như mở rộng các quyền của công ty viễn thông bằng cách yêu cầu tiết lộ dữ liệu bí mật. Ông Obama cũng cho biết, việc giám sát của các tổ chức khủng bố cũng sẽ được hạn chế hơn.
Obama cũng hứa rằng chính phủ Mỹ sẽ ưu tiên thăm dò, bao gồm thu thập thông tin xác định đối tượng.
Sự chú ý của công chúng đến các hoạt động của NSA nổi lên trong mùa hè năm 2013, sau khi một cựu nhân viên của cơ quan này, Edward Snowden, đã cung cấp cho báo chí loạt tài liệu về chương trình gián điệp điện thoại của nó nhằm vào cả công dân Mỹ ở trong và ngoài nước.
Sau đó, vụ bê bối ảnh hưởng tới cả các mối quan hệ chính trị của Mỹ khi nó được tiết lộ rằng NSA theo dõi các cuộc đàm thoại của các nhà lãnh đạo thế giới. Báo cáo cho biết, NSA đã nghe các cuộc hội thoại ít nhất 35 nguyên thủ quốc gia./.
Nguyễn Hường