PCT VFF Lê Hùng Dũng đã có buổi trao đổi thẳng thắn với người hâm mộ trong buổi giao lưu trên báo Tuổi trẻ.
* Xin hỏi ông Lê Hùng Dũng, có bao giờ ông cảm thấy nản vì tính thực dụng của cầu thủ bóng đá VN không? Ông nghĩ như thế nào về màn trình diễn của đội U23 VN vừa qua?
- Ông Lê Hùng Dũng: Nói như câu hỏi của bạn về tính thực dụng thì tôi cho rằng không có gì là thực dụng ở đây. Trong nền kinh tế thị trường, các cầu thủ cũng giống những người lao động khác đều phải có những mưu cầu lợi ích cho bản thân và gia đình mình. Đó là điều đòi hỏi hoàn toàn bình thường chính đáng, chỉ có vấn đề so với quyền lợi họ được hưởng thì sự cống hiến của họ có xứng đáng hay không.
Tôi từng nói rằng nếu giờ đây bóng đá Việt Nam, có những Cao Cường, Thế Anh, Phạm Huỳnh Tam Lang, Lê Khắc Chính, Đỗ Khải... thì giá mà các ông bầu phải trả sẽ không hề rẻ. Nhưng tôi tin rằng các ông bầu sẽ hoàn toàn hài lòng vì trình độ và phẩm chất của các danh thủ này hoàn toàn xứng đáng với giá cao.
Nhưng nếu như ngược lại, khi các cầu thủ bắt chẹt các ông bầu và lãnh đạo liên đoàn để có một thu nhập ngày càng cao vì tình trạng khan hiếm cầu thủ giỏi hiện nay thì điều đó chính là sự thực dụng, sự vô đạo đức, và hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Về màn trình diễn của đội U23 vừa qua, tôi chỉ hài lòng duy nhất một trận đấu với Indonesia vì trong trận đấu đó trọng tài công tâm, thậm chí có phần hơi ưu ái cho Việt Nam, đội Indonesia cũng đã thi đấu quyết liệt hết mình. Trong trận đấu đấy đội Việt Nam của chúng ta cũng thi đấu bằng 100% sức lực của mình. Tôi cho đó là trận đấu đáng xem nhất của U23 Việt Nam tại SEA Games vừa qua.
* Với tình trạng bóng đá hiện nay, chúng ta có nên tìm kiếm, kêu gọi các cầu thủ gốc Việt, các cầu thủ nhập tịch có chất lượng để bổ sung cho U23 và tuyển quốc gia. Theo ông thì như thế nào?
- Ông Lê Hùng Dũng: Trong tuần vừa qua các thành viên của VPF đã có họp trù bị để chuẩn bị cho đại hội VPF sắp tới. Trong cuộc họp đấy, chúng tôi đã quyết định kể từ mùa giải 2012 trở đi các cầu thủ có gốc cha hoặc mẹ Việt đều được VPF xem là cầu thủ Việt Nam. Còn việc họ có nhập tịch không thì hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của họ và các cơ quan quản lý nhà nước.
* Xin hỏi ông Lê Hùng Dũng, việc thành lập Công ty VPF khi nào chính thức hoạt động và phụ thuộc như thế nào với VFF? VFF có cải tổ nhân sự không? HLV ĐTQG và U23 QG có nên mời lại ông Calisto hay nên mời HLV nội?
- Ông Lê Hùng Dũng: Về việc thành lập công ty VPF thì trong tuần qua chúng tôi đã họp ban trù bị để kiểm tra các quá trình xúc tiến thủ tục hành chính, chuẩn bị nhân sự, bộ máy và kinh phí hoạt động. Hiện nay diễn tiến như sau:
1. Về thủ tục hành chính: Ngày 29-11 chúng tôi sẽ mời tất cả các thành viên là cổ đông của VPF đến Hà Nội để họp và ký các giấy tờ theo luật định, sau khi xong thủ tục chúng tôi sẽ gửi hồ sơ lên Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội, sau khi nhận được giấy phép hoạt động chúng tôi sẽ quyết định ngày họp đại hội cổ đông chậm nhất một tuần sau khi có giấy phép.
2. Về nhân sự bộ máy: Đây là vấn đề nan giải nhất hiện nay. Theo tính toán bộ máy của VPF cần khoảng 21-25 người từ tổng giám đốc trở xuống. Hiện nay, chỉ tuyển được vài ba người với tiêu chí là:
a. Có am hiểu chuyên môn về bóng đá,
b. Làm việc chuyên trách tại Hà Nội và đi các địa phương khi có nhu cầu.
Với 2 tiêu chí trên rất khó tuyển được người trong thời gian trước mắt. Vì vậy, chúng tôi đã đi đến thống nhất như sau: cho đến sát ngày hoạt động mà chưa tuyển dụng được đủ người thì tạm thời điều những bộ phận tương ứng từ VFF sang. Khi nào tuyển được nhân sự phù hợp thì VFF sẽ rút từng bước các cán bộ trở về.
Hiện nay, chưa có người của VFF tình nguyện sang VPF. Bản thân tôi được chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ và các ông bầu là bầu Kiên, bầu Đức, bầu Thắng thống nhất được chọn là trưởng ban trù bị cho VPF. Khi chọn được người phù hợp cho chức chủ tịch hội đồng quản trị VPF, tôi cũng sẽ rút vì tôi hiện nay quá nhiều công việc bận rộn chỉ còn ngày thứ bảy và chủ nhật để nghỉ ngơi. Nay nếu tham gia VPF thì coi như một tuần lễ không được nghỉ lúc nào. Không có một người bình thường nào chịu được một thời gian dài nhịp điệu sinh học bất thường như vậy.
* Chào ông Dũng, là một quan chức của VFF ông có suy nghĩ gì với thái độ lấp liếm của một số thành viên VFF sau SEA Games 26? Nếu là trưởng đoàn, ông có dám từ chức để đẹp lòng người hâm mộ hay không, hay nói "Hãy để VFF đánh giá tôi" như ông Trần Quốc Tuấn?
- Ông Lê Hùng Dũng: Với tư cách cá nhân, tôi nghĩ rằng anh Nguyễn Trọng Hỷ và anh Trần Quốc Tuấn đã có gửi lời xin lỗi đến CĐV, đặc biệt là những người thân chinh đến Indonesia xem đội tuyển thi đấu. Còn việc kiểm điểm trách nhiệm của các thành viên VFF sẽ được chúng tôi tiến hành một cách nghiêm túc, không bao che, không lấp liếm và sẽ sớm công bố để các CĐV và người yêu thích bóng đá được biết.
Sở dĩ chúng tôi không thể tiến hành ngay sau SEA Games bởi vì lịch công tác nước ngoài của anh Nguyễn Trọng Hỷ đã thỏa thuận với Công ty Densu Nhật Bản, một đối tác chiến lược của VFF, đã lên từ trước, không hoãn hoặc hủy được. Sau khi anh Hỷ trở về, chúng tôi sẽ tiến hành cuộc họp nói trên.
Nếu là trưởng đoàn bóng đá Việt Nam tại SEA Games lần này tôi sẽ làm báo cáo nêu rõ nguyên nhân thất bại bài học kinh nghiệm và để cấp trên xem xét quyết định. Còn nếu đứng trước bất cứ thất bại nào chúng ta cũng từ chức thì dễ thôi, nhưng mà tôi cho đó không là giải pháp căn cơ của vấn đề.
* Tôi là người rất hâm mộ bóng đá Việt Nam! Thú thật là SEA Games 26 vừa rồi khi thấy đội U23 VN thất bại tôi không lấy gì làm bất ngờ lắm, vì ngay từ đầu giải tôi thấy lối chơi của đội khá rời rạc, khả năng ghi bàn của hàng tiền đạo rất kém... không bằng thời HLV Calisto dẫn dắt. Ông vui lòng phân tích nguyên nhân cốt lõi về sự thất bại của U23 VN?
- Ông Lê Hùng Dũng: Đội U23 thi đấu thế nào chúng ta đã rõ. Bây giờ đi tìm nguyên nhân thì chắc chắn cần có thời gian bởi sự phân tích của các chuyên gia bóng đá.
Phần tôi, tôi thấy có mấy nguyên nhân:
1. Các CLB chưa chú trọng đầy đủ đến công tác đào tạo trẻ vì đây là vấn đề khó hơn việc bỏ tiền ra mua các cầu thủ đã thành danh về thi đấu ngay và được kết quả tức thì, nội thiếu thì mua ngoại, ngoại thiếu thì nhập tịch. Tôi biết có CLB đã từng lên kế hoạch 11 tuyển thủ thi đấu cho CLB của ông bầu này đều là 11 ngoại binh theo mô hình mà ông ta cho là của Chelsea. Thế thì còn chỗ đâu cầu thủ nội thi đấu nói gì đến cầu thủ trẻ.
Vì vậy, VPF đã đề nghị với đại hội cổ đông từ 2013 trở đi sẽ không có cầu thủ ngoại thi đấu ở giải hạng nhất, ở V-League mùa 2012 phải có ít nhất 2 cầu thủ trẻ trong đội hình thi đấu, ngoại binh đăng ký 3 thi đấu 2... và một số giải pháp khác để các cầu thủ nội và trẻ có cơ hội ra sân nhiều hơn. Đó là nền tảng của đội tuyển quốc gia và Olympic.
2. Về việc treo thưởng của các CLB và tuyển quốc gia. VPF đề nghị ở các CLB mùa giải 2012 trở đi việc treo thưởng phải được đăng ký trước và không quá 500 triệu đồng tối đa 1 trận. Về tuyển quốc gia tôi cũng sẽ bàn trong thường trực VFF một giải thi đấu quốc tế hoặc trong nước chỉ thưởng theo hợp đồng đã định trước, không treo thưởng từng trận. Giải pháp này sẽ chấm dứt tình trạng mỗi khi ra sân cầu thủ thường hỏi thưởng bao nhiêu thì mới đá, đó là một tình trạng xấu cần chấm dứt.
3. Với người hâm mộ và báo chí có chấp nhận trong một thời gian cải tổ triệt để hệ thống thi đấu, tổ chức nhân sự để mạnh dạn đưa các cầu thủ trẻ vào các cấp độ tuyển khác nhau thì đội tuyển chúng ta sẽ phải chấp nhận thua thiệt các đội tuyển khác một thời gian hay không?
Thông thường công luận chúng ta hay đòi hỏi trận nào tuyển cũng phải thắng, giải nào cũng phải vô địch, nếu không thắng hoặc không vô địch thì sẽ đối diện trước áp lực ghê gớm, thậm chí những giải giao hữu cũng phải thắng tất cả các trận, thua là hôm sau sẽ đối diện với loạt chê bai trên các báo. Có tài thánh thì mới thỏa mãn được 2 yêu cầu vừa nêu. Vì vậy, chúng tôi thảo luận với nhau và sẽ đưa ra công luận xin ý kiến liệu chúng ta có chấp nhận giải pháp giống Malaysia làm trước đây không.
* Làm quản lý của LĐBĐVN nhiều năm hình như trước SEA Games 22, thất bại của đội bóng đá U23 lần này ông có thấy trách nhiệm của mình? Để xảy ra tiêu cực ở Philipinnes và bây giờ người hâm mộ đang nghi ngờ việc bán độ của U23, ông và những người lãnh đạo ngành thể thao nước nhà thấy thế nào? Ông và các lãnh đạo có nghĩ đến việc từ chức không, vì không hoàn thành trách nhiệm mà người dân giao phó? Ông có hổ thẹn khi nhìn đội bóng U23 đá bạc nhược trong trận gặp Myamar tranh huy chương đồng không? Ông treo thưởng cao có thấy tác dụng tích cực không?
- Ông Lê Hùng Dũng: Mọi việc phê phán báo chí đã nói đầy đủ tôi không nhắc lại ở đây, có cái đúng, có cái còn đòi xác minh, ví dụ như việc cầu thủ bán độ, không thể kết luận bán độ chỉ dựa vào suy luận cảm tính. Các nhà làm luật đã nói cho đến lúc trước khi tòa án kết tội người bị truy tố vẫn chưa bị xem là có tội.
Vì vậy, muốn khẳng định các cầu thủ có bán độ hay không, không thể chỉ dựa vào công luận và cảm tính mà phải dựa vào kết luận của cơ quan điều tra và sau đó là phán quyết của tòa án. Chúng tôi sẽ làm rõ có hay không có nghi án bán độ. Khi có kết luận làm rõ lúc đấy chúng tôi sẽ quyết định có nên từ chức hay không và ai sẽ từ chức.
Từ chức đối với tôi thì dễ thôi. Nếu công luận và cơ quan lãnh đạo lên tiếng, tôi sẽ từ chức ngay một cách hết sức thanh thản, nhẹ nhàng vì mình đã chấm dứt được một trách nhiệm nặng nề phải cáng đáng bấy lâu nay.
* Xin hỏi ông Lê Hùng Dũng, có bao giờ ông cảm thấy nản vì tính thực dụng của cầu thủ bóng đá VN không? Ông nghĩ như thế nào về màn trình diễn của đội U23 VN vừa qua?
- Ông Lê Hùng Dũng: Nói như câu hỏi của bạn về tính thực dụng thì tôi cho rằng không có gì là thực dụng ở đây. Trong nền kinh tế thị trường, các cầu thủ cũng giống những người lao động khác đều phải có những mưu cầu lợi ích cho bản thân và gia đình mình. Đó là điều đòi hỏi hoàn toàn bình thường chính đáng, chỉ có vấn đề so với quyền lợi họ được hưởng thì sự cống hiến của họ có xứng đáng hay không.
Tôi từng nói rằng nếu giờ đây bóng đá Việt Nam, có những Cao Cường, Thế Anh, Phạm Huỳnh Tam Lang, Lê Khắc Chính, Đỗ Khải... thì giá mà các ông bầu phải trả sẽ không hề rẻ. Nhưng tôi tin rằng các ông bầu sẽ hoàn toàn hài lòng vì trình độ và phẩm chất của các danh thủ này hoàn toàn xứng đáng với giá cao.
Ông Lê Hùng Dũng. |
Nhưng nếu như ngược lại, khi các cầu thủ bắt chẹt các ông bầu và lãnh đạo liên đoàn để có một thu nhập ngày càng cao vì tình trạng khan hiếm cầu thủ giỏi hiện nay thì điều đó chính là sự thực dụng, sự vô đạo đức, và hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Về màn trình diễn của đội U23 vừa qua, tôi chỉ hài lòng duy nhất một trận đấu với Indonesia vì trong trận đấu đó trọng tài công tâm, thậm chí có phần hơi ưu ái cho Việt Nam, đội Indonesia cũng đã thi đấu quyết liệt hết mình. Trong trận đấu đấy đội Việt Nam của chúng ta cũng thi đấu bằng 100% sức lực của mình. Tôi cho đó là trận đấu đáng xem nhất của U23 Việt Nam tại SEA Games vừa qua.
* Với tình trạng bóng đá hiện nay, chúng ta có nên tìm kiếm, kêu gọi các cầu thủ gốc Việt, các cầu thủ nhập tịch có chất lượng để bổ sung cho U23 và tuyển quốc gia. Theo ông thì như thế nào?
- Ông Lê Hùng Dũng: Trong tuần vừa qua các thành viên của VPF đã có họp trù bị để chuẩn bị cho đại hội VPF sắp tới. Trong cuộc họp đấy, chúng tôi đã quyết định kể từ mùa giải 2012 trở đi các cầu thủ có gốc cha hoặc mẹ Việt đều được VPF xem là cầu thủ Việt Nam. Còn việc họ có nhập tịch không thì hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của họ và các cơ quan quản lý nhà nước.
* Xin hỏi ông Lê Hùng Dũng, việc thành lập Công ty VPF khi nào chính thức hoạt động và phụ thuộc như thế nào với VFF? VFF có cải tổ nhân sự không? HLV ĐTQG và U23 QG có nên mời lại ông Calisto hay nên mời HLV nội?
- Ông Lê Hùng Dũng: Về việc thành lập công ty VPF thì trong tuần qua chúng tôi đã họp ban trù bị để kiểm tra các quá trình xúc tiến thủ tục hành chính, chuẩn bị nhân sự, bộ máy và kinh phí hoạt động. Hiện nay diễn tiến như sau:
1. Về thủ tục hành chính: Ngày 29-11 chúng tôi sẽ mời tất cả các thành viên là cổ đông của VPF đến Hà Nội để họp và ký các giấy tờ theo luật định, sau khi xong thủ tục chúng tôi sẽ gửi hồ sơ lên Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội, sau khi nhận được giấy phép hoạt động chúng tôi sẽ quyết định ngày họp đại hội cổ đông chậm nhất một tuần sau khi có giấy phép.
2. Về nhân sự bộ máy: Đây là vấn đề nan giải nhất hiện nay. Theo tính toán bộ máy của VPF cần khoảng 21-25 người từ tổng giám đốc trở xuống. Hiện nay, chỉ tuyển được vài ba người với tiêu chí là:
a. Có am hiểu chuyên môn về bóng đá,
b. Làm việc chuyên trách tại Hà Nội và đi các địa phương khi có nhu cầu.
Với 2 tiêu chí trên rất khó tuyển được người trong thời gian trước mắt. Vì vậy, chúng tôi đã đi đến thống nhất như sau: cho đến sát ngày hoạt động mà chưa tuyển dụng được đủ người thì tạm thời điều những bộ phận tương ứng từ VFF sang. Khi nào tuyển được nhân sự phù hợp thì VFF sẽ rút từng bước các cán bộ trở về.
Hiện nay, chưa có người của VFF tình nguyện sang VPF. Bản thân tôi được chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ và các ông bầu là bầu Kiên, bầu Đức, bầu Thắng thống nhất được chọn là trưởng ban trù bị cho VPF. Khi chọn được người phù hợp cho chức chủ tịch hội đồng quản trị VPF, tôi cũng sẽ rút vì tôi hiện nay quá nhiều công việc bận rộn chỉ còn ngày thứ bảy và chủ nhật để nghỉ ngơi. Nay nếu tham gia VPF thì coi như một tuần lễ không được nghỉ lúc nào. Không có một người bình thường nào chịu được một thời gian dài nhịp điệu sinh học bất thường như vậy.
* Chào ông Dũng, là một quan chức của VFF ông có suy nghĩ gì với thái độ lấp liếm của một số thành viên VFF sau SEA Games 26? Nếu là trưởng đoàn, ông có dám từ chức để đẹp lòng người hâm mộ hay không, hay nói "Hãy để VFF đánh giá tôi" như ông Trần Quốc Tuấn?
- Ông Lê Hùng Dũng: Với tư cách cá nhân, tôi nghĩ rằng anh Nguyễn Trọng Hỷ và anh Trần Quốc Tuấn đã có gửi lời xin lỗi đến CĐV, đặc biệt là những người thân chinh đến Indonesia xem đội tuyển thi đấu. Còn việc kiểm điểm trách nhiệm của các thành viên VFF sẽ được chúng tôi tiến hành một cách nghiêm túc, không bao che, không lấp liếm và sẽ sớm công bố để các CĐV và người yêu thích bóng đá được biết.
Ông Lê Hùng Dũng không ngại từ chức. |
Sở dĩ chúng tôi không thể tiến hành ngay sau SEA Games bởi vì lịch công tác nước ngoài của anh Nguyễn Trọng Hỷ đã thỏa thuận với Công ty Densu Nhật Bản, một đối tác chiến lược của VFF, đã lên từ trước, không hoãn hoặc hủy được. Sau khi anh Hỷ trở về, chúng tôi sẽ tiến hành cuộc họp nói trên.
Nếu là trưởng đoàn bóng đá Việt Nam tại SEA Games lần này tôi sẽ làm báo cáo nêu rõ nguyên nhân thất bại bài học kinh nghiệm và để cấp trên xem xét quyết định. Còn nếu đứng trước bất cứ thất bại nào chúng ta cũng từ chức thì dễ thôi, nhưng mà tôi cho đó không là giải pháp căn cơ của vấn đề.
* Tôi là người rất hâm mộ bóng đá Việt Nam! Thú thật là SEA Games 26 vừa rồi khi thấy đội U23 VN thất bại tôi không lấy gì làm bất ngờ lắm, vì ngay từ đầu giải tôi thấy lối chơi của đội khá rời rạc, khả năng ghi bàn của hàng tiền đạo rất kém... không bằng thời HLV Calisto dẫn dắt. Ông vui lòng phân tích nguyên nhân cốt lõi về sự thất bại của U23 VN?
- Ông Lê Hùng Dũng: Đội U23 thi đấu thế nào chúng ta đã rõ. Bây giờ đi tìm nguyên nhân thì chắc chắn cần có thời gian bởi sự phân tích của các chuyên gia bóng đá.
Phần tôi, tôi thấy có mấy nguyên nhân:
1. Các CLB chưa chú trọng đầy đủ đến công tác đào tạo trẻ vì đây là vấn đề khó hơn việc bỏ tiền ra mua các cầu thủ đã thành danh về thi đấu ngay và được kết quả tức thì, nội thiếu thì mua ngoại, ngoại thiếu thì nhập tịch. Tôi biết có CLB đã từng lên kế hoạch 11 tuyển thủ thi đấu cho CLB của ông bầu này đều là 11 ngoại binh theo mô hình mà ông ta cho là của Chelsea. Thế thì còn chỗ đâu cầu thủ nội thi đấu nói gì đến cầu thủ trẻ.
Vì vậy, VPF đã đề nghị với đại hội cổ đông từ 2013 trở đi sẽ không có cầu thủ ngoại thi đấu ở giải hạng nhất, ở V-League mùa 2012 phải có ít nhất 2 cầu thủ trẻ trong đội hình thi đấu, ngoại binh đăng ký 3 thi đấu 2... và một số giải pháp khác để các cầu thủ nội và trẻ có cơ hội ra sân nhiều hơn. Đó là nền tảng của đội tuyển quốc gia và Olympic.
2. Về việc treo thưởng của các CLB và tuyển quốc gia. VPF đề nghị ở các CLB mùa giải 2012 trở đi việc treo thưởng phải được đăng ký trước và không quá 500 triệu đồng tối đa 1 trận. Về tuyển quốc gia tôi cũng sẽ bàn trong thường trực VFF một giải thi đấu quốc tế hoặc trong nước chỉ thưởng theo hợp đồng đã định trước, không treo thưởng từng trận. Giải pháp này sẽ chấm dứt tình trạng mỗi khi ra sân cầu thủ thường hỏi thưởng bao nhiêu thì mới đá, đó là một tình trạng xấu cần chấm dứt.
3. Với người hâm mộ và báo chí có chấp nhận trong một thời gian cải tổ triệt để hệ thống thi đấu, tổ chức nhân sự để mạnh dạn đưa các cầu thủ trẻ vào các cấp độ tuyển khác nhau thì đội tuyển chúng ta sẽ phải chấp nhận thua thiệt các đội tuyển khác một thời gian hay không?
Thông thường công luận chúng ta hay đòi hỏi trận nào tuyển cũng phải thắng, giải nào cũng phải vô địch, nếu không thắng hoặc không vô địch thì sẽ đối diện trước áp lực ghê gớm, thậm chí những giải giao hữu cũng phải thắng tất cả các trận, thua là hôm sau sẽ đối diện với loạt chê bai trên các báo. Có tài thánh thì mới thỏa mãn được 2 yêu cầu vừa nêu. Vì vậy, chúng tôi thảo luận với nhau và sẽ đưa ra công luận xin ý kiến liệu chúng ta có chấp nhận giải pháp giống Malaysia làm trước đây không.
* Làm quản lý của LĐBĐVN nhiều năm hình như trước SEA Games 22, thất bại của đội bóng đá U23 lần này ông có thấy trách nhiệm của mình? Để xảy ra tiêu cực ở Philipinnes và bây giờ người hâm mộ đang nghi ngờ việc bán độ của U23, ông và những người lãnh đạo ngành thể thao nước nhà thấy thế nào? Ông và các lãnh đạo có nghĩ đến việc từ chức không, vì không hoàn thành trách nhiệm mà người dân giao phó? Ông có hổ thẹn khi nhìn đội bóng U23 đá bạc nhược trong trận gặp Myamar tranh huy chương đồng không? Ông treo thưởng cao có thấy tác dụng tích cực không?
- Ông Lê Hùng Dũng: Mọi việc phê phán báo chí đã nói đầy đủ tôi không nhắc lại ở đây, có cái đúng, có cái còn đòi xác minh, ví dụ như việc cầu thủ bán độ, không thể kết luận bán độ chỉ dựa vào suy luận cảm tính. Các nhà làm luật đã nói cho đến lúc trước khi tòa án kết tội người bị truy tố vẫn chưa bị xem là có tội.
Vì vậy, muốn khẳng định các cầu thủ có bán độ hay không, không thể chỉ dựa vào công luận và cảm tính mà phải dựa vào kết luận của cơ quan điều tra và sau đó là phán quyết của tòa án. Chúng tôi sẽ làm rõ có hay không có nghi án bán độ. Khi có kết luận làm rõ lúc đấy chúng tôi sẽ quyết định có nên từ chức hay không và ai sẽ từ chức.
Từ chức đối với tôi thì dễ thôi. Nếu công luận và cơ quan lãnh đạo lên tiếng, tôi sẽ từ chức ngay một cách hết sức thanh thản, nhẹ nhàng vì mình đã chấm dứt được một trách nhiệm nặng nề phải cáng đáng bấy lâu nay.
Theo Tuổi trẻ