Đó là quan điểm của PGS. Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) khi chia sẻ với Báo Giáo dục Việt Nam xung quanh câu chuyện “dừng Đề án 322” đang gây xôn xao dư luận những ngày qua.
PGS. Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) |
“Đề án này dừng lại hay không dừng lại hoăc thay thế bằng một Đề án nào khác thì bản thân tôi chưa được rõ lắm. Tuy nhiên, có một điều tôi nhận thấy rõ ràng là các ứng viên được du học theo Đề án 322 đang rất khổ sở. Không ít ứng viên đã phải bảo lưu bỏ dở việc học hành ở các trường ĐH rất danh tiếng, từ chối cơ hội được tuyển thẳng vào ĐH, hy sinh khoảng thời gian 1-2 năm dài đằng đẵng tập trung học ngoại ngữ thi lấy chứng chỉ để được đi du học theo quy định của Bộ. Ngày đi cận kề thì Bộ Giáo dục & Đào tạo thông báo dừng lại Đề án. Quyết định này khiến những người trong cuộc thấy choáng váng, sốc, bức xúc và lo lắng khi quyền lợi chính đáng, sát sườn bị tước mất. Đó là điều dễ hiểu và tất nhiên. Ngay cả những người ngoài cuộc như tôi còn thấy bất bình và bức xúc, huống chi…”, PGS. Văn Như Cương mở đầu câu chuyện về Đề án 322.
Đề án 322 bị dừng, nỗi thất vọng tột cùng...
Thêm nhiều tiếng kêu cứu gửi đến Bộ trưởng Bộ Giáo dục
Vụ tạm dừng Đề án 322: Cục Đào tạo nước ngoài không giữ lời hứa?
Sau những thông tin ban đầu về việc dừng đề án 322 được công bố, Báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được vô số các ý kiến, trong đó có cả những người trong cuộc và người ngoài cuộc. Và tất cả họ đều tỏ ra khó hiểu với việc làm này của Cục Đào tạo nước ngoài (Bộ GD & ĐT). Qua tiếp xúc, chúng tôi được biết đã có những ứng viên của Đề án 322 phải bảo lưu kết quả học tập ở các trường ĐH để tập trung học tiếng trong 1 - 2 năm. Có những ứng viên từ miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam lặn lội hàng trăm, hàng nghìn cây số ra Hà Nội thuê nhà trọ đi học những lớp ngoại ngữ tập trung theo chương của Bộ, chạy sô đến các Trung tâm ngoại ngữ, thuê gia sư kèm tại nhà rất tốn kém. Đến thời điểm này, sau bao nỗ lực, các ứng viên cũng đã thi được chứng chỉ đáp ứng được yêu cầu của Bộ, nhận được giấy báo nhập học từ các trường ĐH đã đăng ký, chỉ chờ ngày đi học thì lại nhận được quyết định dừng Đề án của Bộ. PGS. Văn Như Cương bức xúc: “Đặt trường hợp là những ứng viên, tôi thấy rất bực mình! Bởi lẽ, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã báo với các ứng viên và cho họ một quyết định rất chắc chắn rồi. Chính vì có quyết định chắn chắn đó, các ứng viên mới bỏ công, bỏ sức, bỏ tiền bạc ra để đi học ngoại ngữ chờ ngày lên đường du học. Nhiều ứng viên là các sinh viên xuất sắc ở các trường ĐH, là những thủ khoa đầu vào trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, là những sinh viên được nhận các giải thưởng nghiên cứu khoa học… Nếu không nhận được quyết định này, có lẽ họ đã và đang học tập rất yên ổn và tốt trong các trường ĐH danh tiếng trong nước. Và trong 1 -2 năm ấy, họ đã có thể thực hiện được rất nhiều dự định, mơ ước khác của bản thân rồi. Bây giờ, Bộ bảo dừng lại Đề án 322 khác nào bảo các ứng viên quay lại học ĐH, thi ĐH trong khi đó bạn bè cùng trang lứa đã vượt xa 1- 2 năm rồi. Lỡ dở hết. Tôi không hiểu tại sao bảo rằng Đề án 322 đủ người rồi mà Bộ vẫn cứ báo đến các trường? Số lượng đáng lẽ phải chốt và kiểm soát được từ lâu rồi mới đúng chứ? Người quản lí phải nắm rõ hơn ai hết chứ? Tôi lấy làm lạ và không thể hiểu được cách thức quản lí thế nào mà đến nỗi quân số đủ rồi mà lại không biết”.
PGS. Văn Như Cương cũng cho rằng, việc dừng lại Đề án 322 để ảnh hưởng đến quyền lợi và làm mất niềm tin của rất nhiều người như hiện nay với bất cứ lí do nào cũng khó có thể được chấp nhận.
PGS. Văn Như Cương cũng cho rằng, việc dừng lại Đề án 322 để ảnh hưởng đến quyền lợi và làm mất niềm tin của rất nhiều người như hiện nay với bất cứ lí do nào cũng khó có thể được chấp nhận.
Ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc ứng viên phải học lại ngoại ngữ từ đầu? Ai sẽ gánh vác được những tổn thất về mặt vật chất, tinh thần cũng như những hao hụt về mặt tri thức trong thời gian chờ đợi và học lại từ đầu một ngoại ngữ mới ấy?
Điều này vừa khiến mất thời gian, vừa phí công sức, vừa lãng phí tiền bạc. Quyền lợi của ứng viên không được đảm bảo. Bộ phải có cách thức giải quyết hợp lí hơn. Chỉ vì những sai lầm trong công tác quản lí, điều hành của một vài cá nhân mà khiến cả một hệ thống phải chịu hậu quả là điều hết sức phi lí và không nên
Điều này vừa khiến mất thời gian, vừa phí công sức, vừa lãng phí tiền bạc. Quyền lợi của ứng viên không được đảm bảo. Bộ phải có cách thức giải quyết hợp lí hơn. Chỉ vì những sai lầm trong công tác quản lí, điều hành của một vài cá nhân mà khiến cả một hệ thống phải chịu hậu quả là điều hết sức phi lí và không nên
Ông cho biết: “Tôi hiểu rằng người quản lí cái Đề án này phải theo dõi và nắm tình hình thường xuyên. Tôi nghĩ đây là một cái tắc trách, sự vô trách nhiệm trong quản lí. Khi có sai sót thì cho dừng lại cả một Đề án. Theo tôi, nếu quả thật vì một lí do nào đó trong công tác quản lí điều khiến quân số vượt quá điều kiện cho phép thì cần có một biện pháp nào đó khắc phục thay vì cho dừng lại cả một Đề án và ảnh hưởng đến bao nhiêu người như thế. Với bất cứ lí do gì cũng khó được chấp nhận”. Trước thông tin Bộ Giáo dục & Đào tạo sẽ điều chuyển quốc gia du học với các ứng viên Đề án 322, PGS. Văn Như Cương bày tỏ quan điểm không tán thành “giải pháp” này. “Người ta đang học tiếng Pháp để chuẩn bị đi Pháp thì phải cho người ta sang Pháp chứ không thể điều chuyển người ta đi sang Anh, sang Mỹ, sang Cu Ba, sang Ma Rốc… được. Ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc ứng viên phải học lại ngoại ngữ từ đầu? Ai sẽ gánh vác được những tổn thất về mặt vật chất, tinh thần cũng như những hao hụt về mặt tri thức trong thời gian chờ đợi và học lại từ đầu một ngoại ngữ mới ấy? Điều này vừa khiến mất thời gian, vừa phí công sức, vừa lãng phí tiền bạc. Quyền lợi của ứng viên không được đảm bảo. Bộ phải có cách thức giải quyết hợp lí hơn. Chỉ vì những sai lầm trong công tác quản lí, điều hành của một vài cá nhân mà khiến cả một hệ thống phải chịu hậu quả là điều hết sức phi lí và không nên,” PGS Văn Như Cương nhấn mạnh. Ông cũng cho biết thêm: “Nếu tôi là một phụ huynh có con em thuộc diện du học theo Đề án 322 mà phải đón nhận thông tin này thì tôi chỉ biết cáu thôi. Những tắc trách ấy khiến bản thân tôi thấy rất buồn… đôi khi trong nền giáo dục của chúng ta vẫn xảy ra những chuyện hài hước như vậy đấy”.
Mọi thông tin phản ánh, khiếu nại tiêu cực trong giáo dục, mời quý độc giả gửi về địa chỉ email của tòa soạn:
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hom-thu-bay-to-y-kien-to-giac-tieu-cuc-trong-giao-duc/161144.gd
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hom-thu-bay-to-y-kien-to-giac-tieu-cuc-trong-giao-duc/161144.gd
ĐIỂM NÓNG |
|
Thu Hòe