Tôi có dịp gặp thầy giáo Phạm Văn Hiếu – chiến sĩ cán bộ công tác tại Đồn biên phòng huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk - một trong số những thầy giáo quân hàm xanh được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2017.
Được biết, Đại úy Phạm Văn Hiếu là chiến sĩ bộ đội công tác tại Đồn Biên phòng Ia Rvê (Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk) đóng chân trên địa bàn xã Ia Rvê (huyện Ea Súp) từ năm 2011.
Đại úy Phạm Văn Hiếu hiện đang giữ cương vị Chính trị viên phó tại Đồn biên phòng, trước đây là Đội trưởng đội vận động quần chúng.
Khi đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, món quà tinh thần lớn nhất của Đại úy Phạm Vă Hiếu đó là những nụ cười, những lời chúc của các cô, chú trong lớp. (Ảnh: Thùy Linh) |
Với đặc thù là vùng kinh tế mới nên tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn còn chậm phát triển; cuộc sống của bà con nhân dân trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo cao; trình độ văn hóa, nhận thức của người dân còn thấp, không đồng đều, đặc biệt là tình trạng mù chữ trong một bộ phận người dân trên địa bàn....
Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sự phát triển của quần chúng nhân dân.
Qua việc thực hiện tốt phương châm “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân tộc”, đặc biệt đối với công tác xóa mù chữ, nâng cao trình độ dân trí cho người dân trên địa bàn biên giới, đại úy Phạm Văn Hiếu đã tiến hành khảo sát, đánh giá công tác này.
“Thay lời tri ân”, sâu lắng tình thầy trò |
Theo đó, Đại úy Phạm Văn Hiếu đã mạnh dạn báo cáo cụ thể tình hình, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch mở lớp xóa mù chữ giúp cho bà con.
“Bước đầu để tổ chức được lớp học vấn đề khó khăn nhất đó là công tác tuyên truyền vận động người mù chữ đến lớp tham gia học bởi bà con xưa nay quanh năm lo miếng cơm, manh áo, suốt ngày lo đi làm trên nương rẫy, đồng ruộng, thời gian buổi tối là khoảng thời gian lo công việc nhà và nghỉ ngơi;
Đó còn chưa kể, người mù chữ ở nhiều lứa tuổi khác nhau, không kể già trẻ, gái trai, nhiều thành phần dân tộc... nên về tâm lý đa số ngại tham gia lớp học, thậm chí nhiều học viên còn đem con nhỏ đến lớp” – Đại úy Phạm Văn Hiếu tâm sự.
Tuy vậy, với quyết tâm cao, thầy giáo quân hàm xanh Phạm Văn Hiếu đã cố gắng vận dụng mọi khả năng để tuyên truyền vận động, thuyết phục số người mù chữ tham gia đến lớp học do Bộ đội Biên phòng mở.
Sau một thời gian kiên trì vận động cuối cùng đã thành công, lớp học xóa mù chữ đã được mở tại khu vực địa bàn biên giới.
Từ năm 2012 đến năm 2015 thầy giáo quân hàm xanh đã mở được 2 lớp xóa mù chữ với 53 học viên tham gia.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gửi thư chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày 20/11 |
Thầy Hiếu kể, sau khóa học, các học viên đều biết đọc, biết viết, biết tính toán các phép tính thông thường, biết vận dụng kiến thức khoa học và sản xuất nông nghiệp và biết nghiên cứu tài liệu, văn bản…
Hiện tại thầy Hiếu là người phụ trách, trực tiếp lên lớp giảng dạy với một lớp học với gần 45 học viên.
Thầy Hiếu chia sẻ, sau khi tổ chức được lớp học, việc duy trì cũng là một khó khăn lớn đối với những chiến sĩ giáo dục, bởi lớp học ở nhiều độ tuổi nên khả năng nhận thức của mỗi người cũng khác nhau.
Hơn nữa, sĩ số lớp học khó để duy trì thường xuyên bởi nhiều khi người dân bận việc riêng không đến lớp hoặc đến rất muộn.
Trong suốt quá trình tổ chức lớp học, ngoài thực hiện các nhiệm vụ công chính trị, đại úy Hiếu còn đến từng nhà học viên để tuyên truyền, vận động đến lớp, đồng thời là người trực tiếp lên lớp giảng dạy cho bà con;
Sau mỗi buổi học, thầy giáo quân hàm xanh còn thường xuyên lồng ghép nội dung tuyên truyền việc chấp hành mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học viên.
Khi được thêm nhiệm vụ là “thầy giáo” cõng chữ lên vùng biên, chiến sĩ biên phòng - đại úy Hiếu cho hay, mặc dù hiện nay ngành giáo dục đã có nguồn hỗ trợ đối với các lớp học xóa mù chữ nhưng chỉ đủ mua sách vở chứ chưa thể cải thiện điều kiện vật chất….
Khi đến ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, món quà tinh thần lớn nhất của Đại úy Hiếu đó là những nụ cười, những lời chúc của các cô, chú trong lớp.
“Niềm hạnh phúc ấy có lẽ là động lực để tôi tiếp tục cống hiến với vùng mảnh đất vùng biên”, Đại úy Phạm Văn Hiếu chia sẻ.