Roi vọt là yêu thương

25/09/2015 07:40
Phan Tuyết
(GDVN) - Phụ huynh cần có cái nhìn cảm thông, biết chia sẻ với giáo viên những nỗi vất vả nhọc nhằn trong việc dạy và giáo dục vài chục nhân cách học sinh.

LTS: Là người thầy, người cô ai cũng mong mỏi học trò của mình mau tiến bộ trở thành con ngoan trò giỏi. 

Nhưng theo cô giáo Phan Tuyết nỗi lòng ấy chưa được cảm thông khi mà hiện nay nhiều bậc phụ huynh dọa nạt, mạt sát thậm chí đánh giáo viên. 

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết. 


Cha ông ta thường nói “Thương cho roi cho vọt” nhưng có lẽ câu nói này đã không còn tác dụng ít nhất là ở thời điểm bây giờ. 

Chưa nói đến phạt học sinh bằng roi mà xúc phạm bằng lời nói hoặc thậm chí những câu nói theo kiểu: Sao em học dốt thế, em học chậm quá...cũng  không còn được phép dùng.

Giáo viên thời nay, chịu rất nhiều áp lực từ phía nhà trường đến phụ huynh. Ngay từ đầu năm học, thông qua Hội nghị công chức, một số chỉ tiêu được đưa ra như tỉ lệ lên lớp thẳng có trường lên đến 99%, tỷ lệ học sinh nổi trội, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, hoàn thành về năng lực, phẩm chất...

Nhiều người bênh con đã phản ứng quá dữ dội với những thầy cô nghiêm khắc với con mình (Ảnh: giaoduc.net.vn)
Nhiều người bênh con đã phản ứng quá dữ dội với những thầy cô nghiêm khắc với con mình (Ảnh: giaoduc.net.vn)

Giáo viên muốn đạt chỉ tiêu phải gồng mình giảng dạy, kèm học sinh còn yếu, bồi dưỡng học sinh nổi trội bằng nhiều biện pháp được đưa ra. 

Thầy cô nỗ lực hết mình, học sinh nhiều em còn chây lười không muốn học. Nhiều phụ huynh ở vùng này mãi lo làm ăn, phó mặc con em cho nhà trường. 

Trong giờ học, thay vì nghe cô giảng và làm bài, một số em ngồi chơi, chuyền giấy và cười khúc khích. Có em nói tục, chửi thề và đánh bạn…

Nếu chỉ dùng lời nói ngọt ngào, nhẹ nhàng các em sẽ không nghe. Chưa nói bản thân các em cũng không tiếp thu bài được còn làm ảnh hưởng xấu đến các học sinh khác. 

Trước tình trạng ấy, một số giáo viên đã tỏ ra nghiêm khắc có khi chỉ vài roi vào mông khi không chịu ngồi yên trong giờ học hay một roi vào tay khi viết bài cẩu thả, truyền giấy chửi nhau trong lớp. 

Xử phạt các em như thế cũng giống như cha mẹ thường phạt con vài roi khi chưa nghe lời. Nhưng những hành động ấy của thầy cô, đôi khi cũng tự “chuốc họa” vào thân. 

Roi vọt là yêu thương ảnh 2

Những phụ huynh “bá đạo”

(GDVN) - Những hành động thái quá của nhiều phụ huynh hiện nay đã làm thui chột lòng tâm huyết, sự yêu nghề của thầy cô.

Có phụ huynh đã chỉ thẳng vào mặt cô giáo mà nói: Nó (học sinh) học được gì thì học, cô không được tạo áp lực cho cháu. Cô, thầy có quyền gì mà đánh nó, tôi sẽ kiện cho thầy cô về vườn mà làm ruộng ngay...

Thậm chí, có phụ huynh hùng hổ tới trường chửi bới, mạt sát, thậm chí còn đánh giáo viên và viết đơn kiện cáo gửi đi khắp nơi.

Sự phản ứng thái quá của phụ huynh đã tác động không nhỏ đến con trẻ. Để rồi, có lần tình cờ giáo viên nghe được hai học sinh lớp 4 nói chuyện với nhau:

"Bà ấy(cô giáo) không dám đánh tao đâu, cha tao nói nếu mà đập tao một roi thì chết với ông ấy! Nhiều thầy cô đã sống khép mình theo kiểu “mackeno” để hạn chế việc nóng nảy chuốc thêm phiền toái từ phụ huynh." 

Bởi nhiều người bênh con đã phản ứng quá dữ dội với những thầy cô nghiêm khắc với con mình. Những thái độ coi thường, thách thức giáo viên cũng là tác nhân làm giảm sự nhiệt huyết, lòng tận tụy của thầy cô với trò. 

Nếu cứ vào lớp chỉ dạy kiến thức theo kiểu “hết ngày đầy công” còn trò muốn làm gì thì làm, chắc chắn giáo viên sẽ không bao giờ bị phụ huynh làm phiền. 

Roi vọt là yêu thương ảnh 3

Phụ huynh đánh cô giáo, vì cô giáo đánh học sinh?

(GDVN) - Công an An Thới (TP Cần Thơ) đang điều tra và xác minh vụ việc phụ huynh học sinh lao vào đánh cô giáo ngay tại trường. 

Nhưng cứ như thế thì những “mầm non” ấy, ai uốn nắn khi xung quanh đầy rẫy những hố chông và cạm bẫy?

Những nhà giáo chân chính mới luôn đau đáu câu hỏi phải làm gì để học sinh ngoan và chăm học? 

Phụ huynh cần có cái nhìn cảm thông, biết chia sẻ với giáo viên những nỗi vất vả nhọc nhằn trong việc dạy và giáo dục vài chục nhân cách học sinh. 

Các thầy cô giáo lúc nào chẳng xem học trò như con em của mình, chăm ngoan học giỏi thì thương nhưng vi phạm nội quy trường lớp thì phạt theo kiểu răn đe.

Mục đích của việc dùng roi vọt cũng xuất phát từ tình thương yêu, lòng mong mỏi học trò của mình mau tiến bộ, trở thành con ngoan trò giỏi.

Phan Tuyết