GDVN-Học viện Phụ nữ Việt Nam thừa nhận nhà trường đã lược bớt một số dòng thông tin khi kê khai giảng viên thỉnh giảng theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.
GDVN-Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 sẽ tổ chức Ngày hội việc làm 2024 vào sáng ngày 5/5, tạo “cầu nối”, diễn đàn để sinh viên tiếp cận trực tiếp với đơn vị tuyển dụng.
GDVN - Lấy ý tưởng từ những chuyến tàu siêu tốc, Lễ tốt nghiệp năm 2024 của Trường Đại học Gia Định có chủ đề “Tân khoa GDU vượt tốc đến trạm thành công”.
GDVN-Nếu kiểm định chương trình liên kết, không có khó khăn nào ngoài việc lấy ý kiến của đối tác, vì CSGD tại nước ngoài là đơn vị chịu trách nhiệm sau cùng.
GDVN- PGS Vũ Thị Hiền cho biết, khóa sinh viên tốt nghiệp năm nay được áp dụng những đổi mới trong việc xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo và rèn luyện.
GDVN- Từ tháng 5 năm ngoái đến nay gần 4.000 sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM hiện chưa được cấp bằng tốt nghiệp do trường không có hiệu trưởng.
GDVN- Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc thông qua Nghị quyết số 17/2021/NQ-HĐND quy định một số chính sách đặc thù đối với trường trung học phổ thông Chuyên Vĩnh Phúc.
(GDVN) - Việc mở ra những ngành nghề đào tạo mới là xu hướng tất yếu để các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng được yêu cầu thay đổi rất nhanh của thị trường.
(GDVN) - Từ xưa đến nay thực tế chứng minh, khi nhu cầu giáo viên lớn thì “giá” của sinh viên sư phạm tăng lên. Còn vừa rồi sinh viên không vào sư phạm là vì...
(GDVN) - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, đã đến lúc cần làm rõ nhiều ngàn sinh viên tốt nghiệp không có việc làm đến từ đâu và ai phải chịu trách nhiệm?
(GDVN) - Năm 2012 Trung Quốc ra chỉ tiêu tuyển sinh 67 ngàn nghiên cứu sinh tiến sĩ, 517 ngàn thạc sĩ các chuyên ngành, con số đông đến nỗi kỳ thi đầu vào nghiên cứu sinh được ví như kỳ thì đại học thứ 2 ở Trung Quốc. Hiện tại rất nhiều sinh viên Trung Quốc sau khi tốt nghiệp đại học không thể xin được việc làm, để bám trụ lại thành phố và tìm kiếm cho mình một chỗ đứng trong tương lai, đi học cao học rồi nghiên cứu sinh tiến sĩ trở thành lựa chọn của nhiều thanh niên Trung Quốc. Trong các cơ quan hành chính sự nghiệp ở Trung Quốc thì bằng cấp luôn là yếu tố cần đầu tiên để có thể kiếm cho mình một chỗ đứng, và để trụ hạng lâu dài, tăng lương... những công chức này phải trang bị cho mình một bằng thạc sĩ, tiến sĩ dù cả đời họ không có công trình nghiên cứu khoa học nào có giá trị. Nắm được nhu cầu này, hàng loạt trung tâm ôn thi cao học, ôn thi nghiên cứu sinh mọc lên ở Trung Quốc. Tuy nhiên, không phải cứ cầm bằng thạc sĩ, tiến sĩ trong tay có nghĩa là mọi việc xuôn xẻ. Ngạn Dung, một nữ thạc sĩ vừa tốt nghiệp cao học đã mang tấm bằng của mình đi phỏng vấn xin việc ở 16 nơi, 9 đơn vị nhà nước và 7 doanh nghiệp tư nhân, nhưng chỗ nào cũng lắc đầu. Đầu ra cho số thạc sĩ, tiến sĩ khổng lồ này ở Trung Quốc vẫn còn là một dấu hỏi lớn.