Đồng bộ các giải pháp nâng mức xếp hạng “Nộp bảo hiểm xã hội”

30/09/2019 16:09
Ngọc Hân
(GDVN) - Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp tục giảm thời gian thực hiện các thủ tục liên quan đến nộp bảo hiểm xã hội; đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có báo cáo gửi Chính phủ về kết quả thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao xếp hạng cấu phần “Nộp bảo hiểm xã hội” trong quý III/2019.

Theo đó, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, đạt được nhiều kết quả tốt.

Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, trong đó, đặt mục tiêu nâng xếp hạng cấu phần “Nộp bảo hiểm xã hội”, góp phần thực hiện mục tiêu nâng xếp hạng chỉ số “Nộp thuế và bảo hiểm xã hội” năm 2019 lên từ 7 - 10 bậc.

Thực hiện nhiệm vụ này, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp tục giảm thời gian thực hiện các thủ tục liên quan đến nộp bảo hiểm xã hội; đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng dễ hiểu, dễ tiếp cận, đảm bảo tính khả thi, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nghiên cứu, xây dựng Đề án “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đẩy mạnh xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội, bảo đảm tính kết nối, chia sẻ dữ liệu với các Cơ sở dữ liệu quốc gia có liên quan”. Hiện nay, Đề án đã trình Chính phủ.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đưa ra nhiều giải pháp theo hướng dễ hiểu, dễ tiếp cận, đảm bảo tính khả thi, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức nộp bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đưa ra nhiều giải pháp theo hướng dễ hiểu, dễ tiếp cận, đảm bảo tính khả thi, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức nộp bảo hiểm xã hội. 

Từ ngày 12/8/2019, bảo hiểm xã hội Việt Nam chính thức triển khai Phần mềm giao dịch điện tử phiên bản Web thay thế Phần mềm Kbảo hiểm xã hội, nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa cho các đơn vị sử dụng lao động và bắt đầu áp dụng giao dịch điện tử đối với cá nhân trong việc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng chủ động liên thông dữ liệu với các Bộ, ngành khác nhằm giảm bớt gánh nặng kê khai cho tổ chức, cá nhân khi tham gia giao dịch với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Về thanh toán điện tử, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Công văn số 2965/bảo hiểm xã hội-TCKT giao chỉ tiêu phấn đấu chi trả qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cho bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố.

Theo đó, yêu cầu bảo hiểm xã hội tỉnh triển khai thực hiện đảm bảo tỷ lệ người nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt bình quân trên toàn quốc năm 2019 đạt 28,47%; năm 2020 đạt 33,12%; năm 2021 đạt 51,86%.

Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Cụ thể: bảo hiểm xã hội Việt Nam đang triển khai Hệ thống tương tác đa phương tiện giữa người dân và doanh nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội (Hệ thống SMS); thực hiện nâng cấp Cổng thông tin điện tử ngành bảo hiểm xã hội giai đoạn 2, bổ sung nhiều tính năng tương tác đa phương tiện đối với người dân và doanh nghiệp, đồng thời đang tiến hành chuyển đổi và hợp nhất Cổng thông tin của bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố thống nhất trên một nền tảng và cổng chung của bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Đặc biệt, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch khảo sát đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của Ngành bảo hiểm xã hội, dự kiến triển khai tại 08 tỉnh là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Đắk Nông, Bình Dương, Cần Thơ vào quý IV/2019.

Theo đó, trực tiếp triển khai đánh giá tại Bộ phận “Một cửa” của 08 bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nêu trên; đối với các dịch vụ cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp qua bưu điện, đại lý thu, cơ sở khám chữa bệnh, bảo hiểm xã hội Việt Nam thuê đơn vị tư vấn thực hiện để đảm bảo sự khách quan trong việc khảo sát.

Ngành Bảo hiểm Xã hội "dồn sức" cho nâng xếp hạng chỉ số nộp bảo hiểm xã hội.
Ngành Bảo hiểm Xã hội "dồn sức" cho nâng xếp hạng chỉ số nộp bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đẩy mạnh công tác truyền thông, giao lưu trực tuyến nhằm tăng cường đối thoại về chính sách bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, kịp thời tháo gỡ, giải đáp những khó khăn vướng mắc của người sử dụng lao động, người lao động.

Hệ thống chăm sóc khách hàng tiếp tục hoạt động hiệu quả, hỗ trợ, tư vấn, giải đáp cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp về tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, qua đó tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm số người trực tiếp phải đến liên hệ, giao dịch tại cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp.

Quý III/2019, Hệ thống chăm sóc khách hàng đã hỗ trợ, tư vấn, trả lời hơn 58.000 câu hỏi của người dân, tổ chức gọi đến tổng đài (tăng 1,8 lần so với quý II/2019)…

Thời gian tới, để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ nâng xếp hạng cấu phần “Nộp bảo hiểm xã hội”, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý và các biện pháp hỗ trợ để tổ chức, cá nhân tích cực sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, từ đó rút ngắn hơn nữa thời gian giao dịch với cơ quan bảo hiểm xã hội của tổ chức, cá nhân.

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ đã đặt ra mục tiêu nâng xếp hạng chỉ số nộp bảo hiểm xã hội lên 30 - 40 bậc đến năm 2021, năm 2019 nâng từ 7 - 10 bậc, đồng thời yêu cầu Bảo hiểm Xã hội Việt Nam làm đầu mối theo dõi việc cải thiện chỉ số nộp bảo hiểm xã hội.

Triển khai nhiệm vụ này, toàn ngành Bảo hiểm xã hội đã và đang nỗ lực thực hiện cải cách thủ tục hành chính, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Ngày 01/01/2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.

Theo đó, Chính phủ đề ra mục tiêu: “Nâng xếp hạng chỉ số nộp thuế và bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội) (A2) lên 30 - 40 bậc; năm 2019 từ 7 - 10 bậc”, đồng thời, giao bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng tài liệu hướng dẫn để có cách hiểu đúng, thống nhất về cấu phần “nộp bảo hiểm xã hội” trong chỉ số A2 và xác định các mục tiêu, mẫu biểu báo cáo.

Chỉ số A2 đo lường thời gian thực hiện nộp thuế và nộp bảo hiểm xã hội, được xếp hạng dựa trên 4 yếu tố gồm: Số lần nộp thuế (chiếm 25%), thời gian (số giờ nộp thuế và bảo hiểm xã hội trong năm, chiếm 25%), tổng thuế suất và các khoản phải nộp (% lợi nhuận chiếm 25%), chỉ số sau nộp thuế (chiếm 25%) với các tiêu chí đánh giá: Số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và chỉ số đo lường chất lượng các quy định.

Chỉ số nộp thuế và bảo hiểm xã hội là một trong 11 chỉ số mà Ngân hàng Thế giới thực hiện điều tra, khảo sát để đánh giá mức độ thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh của một đất nước, đánh giá mức độ cải cách trong từng lĩnh vực. Các chỉ số chủ yếu được đánh giá trên các tiêu chí như số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và chỉ số đo lường chất lượng các quy định.

Theo Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam – ông Đào Việt Ánh, việc đo lường, đánh giá cấu phần nộp bảo hiểm xã hội có ý nghĩa lớn trong việc giúp các nhà đầu tư xem xét mức độ cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam trong việc tạo thuận lợi cho người sử dụng lao động khi nộp bảo hiểm xã hội; đồng thời, giúp cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét kết quả đánh giá độc lập về hoạt động cải cách đối với các thủ tục hành chính tác động tới doanh nghiệp trong năm.

Ngọc Hân