Đối với ứng dụng điện thoại di động như WeChat, người dùng có thể gửi thông tin về vị trí hiện tại của mình tới cho bạn chat, điều này được thể hiện trên WeChat với hình bản đồ được lấy từ hệ thống của Apple hoặc Google. Bản đồ với ngôn ngữ tiếng Anh được lấy từ Apple Maps nếu WeChat chạy trên điện thoại sử dụng hệ điều hành IOS của Apple, hoặc lấy từ Goole Maps nếu điện thoại dùng hệ điều hành Android của Google.
![]() |
Bài viết trên Techinasia về WeChat bị tẩy chay tại Việt Nam. |
Tuy nhiên, thực tế nguồn cơn lại đến từ phía Google và Apple khi chính 2 hãng này từng bị phía Trung Quốc gây áp lực phải chiểu theo luật của Trung Quốc, bị yêu cầu phải ghi nhận cái gọi là “địa lý chuẩn” của nước này. Về mặt kỹ thuật thì cả WeChat và nhà sáng lập là Tencent đã không làm gì sai, nhưng khi người dùng chuyển đổi ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác thì nảy sinh vấn đề. Đây là cách mà vụ việc gây tranh cãi đã bùng nổ.
Dưới đây là hình minh họa cho sự tương phản giữa hai bản đồ phiên bản tiếng Anh và tiếng Trung Quốc trên ứng dụng WeChat:
![]() |
Bản đồ phiên bản tiếng Anh (trái) và phiên bản tiếng Trung có đường lưỡi bò (phi pháp). |
Các trang thông tin hiện nay ở Việt Nam đang thổi bùng lên làn sóng tẩy chay trên các diễn đàn mạng, thậm chí trên mạng xã hội Facebook cũng đã xuất nhiều nhóm hô hào tẩy chay WeChat. Hình ảnh trên một trang web đang lưu hành về một nữ ca sĩ trẻ của Việt Nam bị chỉ trích là kẻ “nối giáo” và “tiếp tay” cho WeChat là minh chứng rất rõ cho sự phản đối này của cộng đồng.
Trước đó, cũng từng xuất hiện một dạng bản đồ gây tranh cãi tương tự trong phiên bản game trực tuyến Chinh Đồ, một sản phẩm từ Trung Quốc do hệ thống mạng khổng lồ của Việt Nam là VNG làm đại diện phát hành ở thị trường Việt Nam. Bản đồ này cũng thể hiện “đường lưỡi bò”!
Từ chuyện liên quan đến bản đồ của ứng dụng WeChat sẽ dẫn đến việc một lượng lớn người Việt Nam có lý do để xích lại gần hơn với những ứng dựng đang phổ biến hiện nay trên thế giới như Viber, Facebook hay Yahoo Messenger, hay thậm chí là cả ứng dụng nội địa đang dần lớn mạnh của phía Việt Nam là Zalo.
![]() |
Trà Đá Quán của Baidu cũng thất bại ê chề trước đó tại Việt Nam. |
Và vấn đề cốt lõi và mang tầm vĩ mô hơn hết thảy đối với các công ty phần mềm của Trung Quốc khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam là làm sao có thể sống sót, trụ vững sau khi đã bị người dùng Việt Nam phát hiện ra chân tướng anh chính là “đồ Trung Quốc”. Trong số này, Baidu, hệ thống tìm kiếm hàng đầu của Trung Quốc, cũng đã từng lao đao trong việc tìm cách phát hành trang mạng xã hội Trà Đá Quán từ hồi tháng 1/2012. Đến nay, Trà Đá Quán đã ngừng hoạt động ở Việt nam do bị phản đối dữ dội từ dư luận và truyền thông nước này.
Ở Trung Quốc hiện đang tồn tại vấn đề, đó là bất kỳ bản đồ nào lưu hành bên trong lãnh thổ Trung Quốc đều phải chấp hành theo luật của nước này, đó là có có chứa “đường lưỡi bò”. Đây chính là một rào cản vô cùng khó khăn và thử thách đối với các công ty Trung Quốc khi muốn thâm nhập và mở rộng ra thị trường thế giới.
Techinasia: Bài viết này của Đỗ Minh Anh, một người trẻ sống ở TP.HCM, chuyên nghiên cứu các phần mềm ứng dụng, các trang mạng xã hội, tiếp thị trực tuyến và văn hóa web ở khu vực Đông Nam Á.
Tencent TQ 2 lần bỏ qua câu hỏi về 'đường lưỡi bò' trong Wechat
WeChat đang sợ hãi
Hoa hậu Việt Nam, người đẹp showbiz tẩy chay WeChat
Ca sĩ Thu Minh: 'Tôi đã xóa ngay và không dùng WeChat'
Bùi Anh Tuấn đổ lỗi người quản lý quảng bá WeChat
Trung Quốc ngấm ngầm đưa 'bản đồ lưỡi bò' vào Việt Nam qua Wechat
Fan bức xúc vì cả Bảo Anh, Bùi Anh Tuấn quảng bá cho WeChat TQ