Tống Trung Bình đang lộng ngôn "chém gió" trên đài Phượng Hoàng". |
Chương trình bình luận thời sự "Mỗi hổ ngồi một chỗ đàm thoại" hôm 28/2 của đài Phượng Hoàng, Hồng Kông có quan điểm thân Bắc Kinh tiếp tục bình luận xuyên tạc, tuyên truyền cho cái gọi là chủ quyền (vô lý, phi pháp) mà Trung Quốc yêu sách với gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Tống Trung Bình, một nhà bình luận thời sự nói rằng Trung Quốc vì không thể khống chế bầu trời BIển Đông nên máy bay nước này không thể bay ra Trường Sa rồi lại bay về. Nếu Bắc Kinh sớm có tàu sân bay, Trung Nam Hải sẽ đánh chiếm toàn bộ 29 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà người Việt đang đóng giữ.
Ông Bình rêu rao, cuối những năm 1980 cả Mỹ, Nhật Bản và Nga đều không mấy chú ý đến Biển Đông lúc đó muốn đánh chiếm thôn tính Trường Sa là tương đối dễ. Năm 1988 Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma và 5 bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa, Tống Trung Bình cho rằng khi đó có cơ hội thôn tính toàn bộ Trường Sa, nhưng vì sợ sức mạnh không quân Việt Nam nên chỉ dám đánh chiếm 6 bãi đá rồi rút.
Tại sao Trung Quốc lại rút lui sau khi chiếm 6 bãi đá, theo ông Bình là vì Bắc Kinh không thể kiểm soát được bầu trời, Trường Sa cách Trung Quốc quá xa, khoảng 1500 km, máy bay Trung Quốc không thể bay từ đất liền ra ngoài đó. Lúc đó mà Bắc Kinh có một tàu sân bay, chắc chắn sẽ đánh chiếm 29 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô của Việt Nam, Tống Trung Bình tự đắc lên giọng xâm lược.
Châu Húc Đông, một khách mời khác của đài Phượng Hoàng ngông cuồng hơn khi tuyên bố không đồng ý với Tống Trung Bình, không phải vì thiếu hàng không mẫu hạm, mà bất cứ lúc nào Trung Nam Hải cũng có thể đánh chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa, vấn đề là Trung Nam Hải có "dám chơi" hay không.
Trong khi cả thế giới và khu vực đang đặc biệt quan ngại trước các hành động leo thang, thay đổi hiện trạng ở 6 bãi đá ngoài quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc bồi lấp thành đảo nhân tạo phi pháp, đặt căn cứ quân sự uy hiếp hòa bình, đe dọa an ninh ổn định trong khu vực, việc giới truyền thông và một số học giả diều hâu Bắc Kinh lên giọng thôn tính xâm lược Trường Sa khiến dư luận càng thấy rõ dã tâm bành trướng, biến Biển Đông thành ao nhà của Bắc Kinh - PV.