Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục chơi cờ để được lợi nhất trong vụ mua bán tên lửa

19/07/2015 10:26
Việt Dũng
(GDVN) - Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận mua bán tên lửa phòng không vào cuối năm 2015, nhất là sau khi Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ thăm Trung Quốc.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 Trung Quốc
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 Trung Quốc

Thổ Nhĩ Kỳ chơi cờ trong vụ mua bán tên lửa

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 18 tháng 7 đưa tin, theo trang mạng "Nhật báo Sabah" Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16 tháng 7, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ năm 2013 đã tiếp nhận thư dự thầu của Trung Quốc, nhưng còn hy vọng có thể lựa chọn vũ khí của Mỹ hoặc châu Âu,

song do chúng đều không phù hợp với tiêu chuẩn của Thổ Nhĩ Kỳ, cuối cùng Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiếp nhận hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc trong vòng 1 năm tới.

Khi đề cập đến tiến độ đàm phán chương trình mua sắm tên lửa phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, Mustafa Kibaro lu - chủ nhiệm Khoa quan hệ quốc tế và khoa học chính trị, Đại học MEF Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, các công ty (từng tham gia tranh thầu chương trình tên lửa phòng không năm 2013) khác đang sửa thư dự thầu, Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng họ có thể đáp ứng yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ.

"Xem ra, công ty Mỹ (hệ thống phòng không Patriot) và công ty liên doanh Pháp-Italia (Euro-SAM) đều đang sửa thư dự thầu. Nhưng đến nay, không có dấu hiệu cho thấy họ đã tiếp nhận sự kỳ vọng của Thổ Nhĩ Kỳ".

Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 do Trung Quốc tự chế tạo
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 do Trung Quốc tự chế tạo

Ông cho rằng: "Trong bối cảnh này, tôi cho rằng, nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không vội vã đạt được thỏa thuận với công ty Trung Quốc trong ngắn hạn, mà hy vọng người Mỹ và người châu Âu cuối cùng hiểu rõ, Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn không phải là phô trương thanh thế, trừ phi họ một cơ hội cuối cùng sửa hoàn toàn thư dự thầu của mình, cố gắng đạt được tiêu chuẩn của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nếu không, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ đưa ra quyết định trong vài tháng tới hoặc trong thời gian khoảng 1 năm, tiếp tục thúc đẩy triển khai thực tế hệ thống phòng không của Trung Quốc".

Thổ Nhĩ Kỳ là nước thành viên NATO, từ năm 2013 bắt đầu tiến hành đàm phán về vấn đề nhập khẩu hệ thống phòng thủ tên lửa với Công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác Trung Quốc, đồng thời cùng năm đã lựa chọn công ty này làm nhà tranh thầu ưu tiên của hợp đồng trị giá 3,4 tỷ USD.

Nhưng, đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc vẫn chưa ký kết hợp đồng, hơn nữa tương lai của giao dịch này cũng đã gây nhiều tranh cãi.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 do Trung Quốc tự chế tạo
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 do Trung Quốc tự chế tạo

Đối với việc Trung Quốc giành chiến thắng hợp đồng này, Mỹ và NATO dồn dập lên tiếng bày tỏ lo ngại về độ an toàn khi Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc và tính tương thích giữa hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc với hệ thống của NATO.

Tháng 2 năm nay, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yilmaz cho biết, Ankara hoàn toàn không có kế hoạch tích hợp hệ thống phòng thủ tên lửa của mình với hệ thống của NATO.

Nhưng, cũng có một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, đối với hệ thống tên lửa phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ, hòa nhập vào hệ thống phòng không NATO cũng quan trọng.

Hơn nữa, người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ để cho hệ thống tên lửa tầm xa mới trong kế hoạch của mình tương thích với hệ thống của NATO, đồng thời cho biết: "Là một trong những quốc gia quan trọng nhất trong hệ thống an ninh NATO, chúng tôi chắc chắn sẽ bảo đảm sự hòa nhập và phối hợp này".

Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 do Trung Quốc tự chế tạo
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 do Trung Quốc tự chế tạo

Vấn đề sẽ được giải quyết khi Thủ tướng Erdogan thăm Trung Quốc?

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 18 tháng 7 cũng có bài viết cho rằng, Mặc dù Trung Quốc đã đưa ra điều kiện rất có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm hợp tác sản xuất với Thổ Nhĩ Kỳ,

trong khi đó, đây chính là nhân tố quan trọng để Thổ Nhĩ Kỳ ký kết hợp đồng, bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ muốn xây dựng hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tầm xa của họ, đối phó với máy bay và tên lửa địch,

nhưng hiện nay, vụ mua bán này vẫn chưa đạt được tiến triển quan trọng. Tuy nhiên, dư luận dự đoán vấn đề này sẽ được giải quyết cuối cùng trong trong thời thăm Trung Quốc vào ngày 28 tháng 7 tới của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Tháng 4 năm 2015, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Demir cho biết, mặc dù hai bên đàm phán đã đạt được một số tiến triển, nhưng về mặt chuyển nhượng công nghệ và tiêu chuẩn phát triển công nghệ thông dụng, hai bên còn chưa đạt được ý kiến thống nhất.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan

Ismail Demir nói, hiện nay, hai bên "vẫn chưa công khai quyết định chính xác. Đàm phán với nhiều bên vẫn đang tiếp tục. Chúng tôi chưa chấm dứt đối thoại với Trung Quốc, nhưng họ hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu của chúng tôi.

Quá trình này còn đang tiếp tục. Phải làm rõ đã lựa chọn hệ thống tên lửa của Trung Quốc thì chắc chắn phải ký kết thỏa thuận. Hiện nay, chúng tôi còn chưa ký kết thỏa thuận này".

Việt Dũng