12 viên chỉ huy quân Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974

20/08/2012 05:00
Hồng Thủy
(GDVN) - Trong khi ngày 5/8 Tân Hoa Xã đưa tin, Mao Trạch Đông chính là người ra lệnh dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 thì chỉ sau đó ít ngày, 9/8 tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc tiếp tục đăng bài thuật lại cuộc chiến này, trong đó điểm mặt 6 viên chỉ huy chóp bu ở Bắc Kinh trực tiếp hoạch định và chỉ đạo tác chiến lực lượng đánh chiếm Hoàng Sa. Hiện tại, một số lính Trung Quốc tham gia đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 như tên Vương Xương Thái thường xuyên được giới truyền thông nhà nước Trung Quốc và một số đơn vị quân đội mời đi nói chuyện, tuyên truyền xuyên tạc về vấn đề Biển Đông và trận hải chiến Hoàng Sa 1974. Chính Vương Xương Thái tiếp tục "điểm mặt, chỉ tên" 12 viên chỉ huy quân Trung Quốc trực tiếp tham gia đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Trong số đó, viên tổng chỉ huy đã chết năm 2007, số còn lại đều thăng quan tiến chức. Để rộng đường dư luận và góp phần vạch mặt âm mưu thâm độc của truyền thông Trung Quốc và cung cấp thêm tư liệu về những kẻ đã đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, xin đăng tải chân dung 12 tên chỉ huy quân Trung Quốc đã trực tiếp tham chiến.
Tên Vương Xương Thái (áo đen) trực tiếp tham gia đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, nay cùng với giới truyền thông nhà nước Trung Quốc tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử khi gọi trận đánh chiếm này là "chiến tranh phản kích tự vệ trên biển" nhằm đầu độc nhận thức của công luận
Tên Vương Xương Thái (áo đen) trực tiếp tham gia đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, nay cùng với giới truyền thông nhà nước Trung Quốc tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử khi gọi trận đánh chiếm này là "chiến tranh phản kích tự vệ trên biển" nhằm đầu độc nhận thức của công luận
Vương Xương Thái và đồng bọn (áo trắng) tham gia tuyên truyền xuyên tạc về vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa cho một đơn vị lực lượng vũ trang Trung Quốc tháng 5/2012 và được tờ Nhân dân nhật báo sử dụng để tuyên truyền sai sự thật
Vương Xương Thái và đồng bọn (áo trắng) tham gia tuyên truyền xuyên tạc về vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa cho một đơn vị lực lượng vũ trang Trung Quốc tháng 5/2012 và được tờ Nhân dân nhật báo sử dụng để tuyên truyền sai sự thật
Ngụy Minh Thâm, Phó tư lệnh căn cứ quân sự Du Lâm, lon thiếu tướng hải quân, Tổng chỉ huy quân Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa ngoài thực địa, sau khi đánh chiếm Hoàng Sa vẫn giữ chức cũ, không được đề bạt thăng cấp bậc và quân hàm. Chết tháng 12/2007
Ngụy Minh Thâm, Phó tư lệnh căn cứ quân sự Du Lâm, lon thiếu tướng hải quân, Tổng chỉ huy quân Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa ngoài thực địa, sau khi đánh chiếm Hoàng Sa vẫn giữ chức cũ, không được đề bạt thăng cấp bậc và quân hàm. Chết tháng 12/2007
Dương Phúc Vinh, chỉ huy tàu 389 đánh chiếm Hoàng Sa 1974, sau này làm Phó tư lệnh căn cứ quân sự Du Lâm, lon thiếu tướng hải quân, đã nghỉ hưu
Dương Phúc Vinh, chỉ huy tàu 389 đánh chiếm Hoàng Sa 1974, sau này làm Phó tư lệnh căn cứ quân sự Du Lâm, lon thiếu tướng hải quân, đã nghỉ hưu
Lưu Hỷ Trung, chỉ huy tàu 281 đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, sau làm Phó tư lệnh hạm đội Nam Hải, lon thiếu tướng hải quân, đã nghỉ hưu
Lưu Hỷ Trung, chỉ huy tàu 281 đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, sau làm Phó tư lệnh hạm đội Nam Hải, lon thiếu tướng hải quân, đã nghỉ hưu
Lý Phúc Tường, chỉ huy tàu 274 đánh chiếm Hoàng Sa 1974, bị đạn bắn trúng đầu, năm 1978 ra quân về quê tỉnh Sơn Đông sinh sống
Lý Phúc Tường, chỉ huy tàu 274 đánh chiếm Hoàng Sa 1974, bị đạn bắn trúng đầu, năm 1978 ra quân về quê tỉnh Sơn Đông sinh sống
Chỉ huy tàu 389 Tiêu Đức Vạn đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, sau làm Tư lệnh căn cứ quân sự Đan Sơn, lon thiếu tướng, đã nghỉ hưu
Chỉ huy tàu 389 Tiêu Đức Vạn đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, sau làm Tư lệnh căn cứ quân sự Đan Sơn, lon thiếu tướng, đã nghỉ hưu
Trương Thiệu Ngọc, chỉ huy tàu 281 đánh chiếm Hoàng Sa 1974, sau làm Phó chủ nhiệm chính trị căn cứ hải quân Quảng Châu, lon đại tá, đã nghỉ hưu
Trương Thiệu Ngọc, chỉ huy tàu 281 đánh chiếm Hoàng Sa 1974, sau làm Phó chủ nhiệm chính trị căn cứ hải quân Quảng Châu, lon đại tá, đã nghỉ hưu
Vương Khắc Cường, chỉ huy tàu 271 đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, sau làm Trưởng phòng Huấn luyện học viện Hải quân Trung Quốc, lon thiếu tướng, đã nghỉ hưu
Vương Khắc Cường, chỉ huy tàu 271 đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, sau làm Trưởng phòng Huấn luyện học viện Hải quân Trung Quốc, lon thiếu tướng, đã nghỉ hưu
Vương Sùng Vân, chỉ huy tàu 271 đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, sau làm Phó chủ nhiệm chính trị căn cứ hải quân Quảng Châu, lon đại tá, đã nghỉ hưu
Vương Sùng Vân, chỉ huy tàu 271 đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, sau làm Phó chủ nhiệm chính trị căn cứ hải quân Quảng Châu, lon đại tá, đã nghỉ hưu
Sau khi dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam lúc đó đang do hải quân miền nam Việt Nam chốt giữ và thực thi chủ quyền, quân Trung Quốc tổ chức khen thưởng cho sĩ quan, binh lính tham gia trận đánh chiếm cướp đoạt Hoàng Sa
Sau khi dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam lúc đó đang do hải quân miền nam Việt Nam chốt giữ và thực thi chủ quyền, quân Trung Quốc tổ chức khen thưởng cho sĩ quan, binh lính tham gia trận đánh chiếm cướp đoạt Hoàng Sa
Hứa Thế Hữu, Tư lệnh đại quân khu Quảng Châu đến dự
Hứa Thế Hữu, Tư lệnh đại quân khu Quảng Châu đến dự
Trung Quốc đã liên tục bóp méo, xuyên tạc sự thật lịch sử khi gọi cuộc chiến xâm lược quần đảo Hoàng Sa năm 1974 là "chiến tranh phản kích tự vệ trên biển" để đầu độc nhận thức của người dân Trung Quốc và công luận quốc tế
Trung Quốc đã liên tục bóp méo, xuyên tạc sự thật lịch sử khi gọi cuộc chiến xâm lược quần đảo Hoàng Sa năm 1974 là "chiến tranh phản kích tự vệ trên biển" để đầu độc nhận thức của người dân Trung Quốc và công luận quốc tế
Hứa Thế Hữu dẫn giới chức lãnh đạo đại quân khu Quảng Châu kéo ra Hoàng Sa sau khi quân Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo này của Việt Nam
Hứa Thế Hữu dẫn giới chức lãnh đạo đại quân khu Quảng Châu kéo ra Hoàng Sa sau khi quân Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo này của Việt Nam
Hồng Thủy