Báo Mỹ: Hải quân Mỹ chưa đủ mạnh để đánh khắp toàn cầu

17/03/2015 08:46
Đông Bình
(GDVN) - Mỹ không chỉ bảo vệ lợi ích quốc gia trải rộng toàn cầu, mà còn thực hiện nghĩa vụ đồng minh, do đó không thể so sánh đơn thuần về số lượng với nước khác.

Báo Mỹ: Hải quân Mỹ chưa đủ mạnh để đánh khắp toàn cầu

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 16 tháng 3 dẫn báo Mỹ gần đây cho biết, biên tập viên Gregg Easterbrook của tờ nguyệt san "Đại Tây Dương" ngày 9 tháng 3 có bài viết cho rằng Hải quân Mỹ đã đủ mạnh, đưa ra lý do Hải quân Mỹ không cần tiếp tục mở rộng và cho rằng Hải quân Mỹ có đủ vốn.

3 biên đội tàu sân bay Hải quân Mỹ
3 biên đội tàu sân bay Hải quân Mỹ

Nhưng một bài viết khác trên báo Mỹ đã bác bỏ các quan điểm của Gregg Easterbrook, cho rằng, luận điểm của Gregg Easterbrook đã lặp lại quan điểm của những người thiếu luận cứ khác.(Xem thêm bài viết Hoàn Cầu báo viết về quan điểm của tác giả Gregg Easterbrook)

Easterbrook lý giải về vai trò của Hải quân Mỹ là hoàn toàn sai. Easterbrook cho rằng quan điểm ủng hộ quy mô lớn hơn chỉ là nguyện vọng của Đảng Cộng hòa Mỹ.

Theo bài báo, 4 Tiểu ban nghiên cứu quốc phòng độc lập phụ trách "Báo cáo đánh giá quốc phòng 4 năm" Mỹ (2010 - 2014) đã đưa ra kết luận thống nhất: so với nghĩa vụ thực hiện cam kết toàn cầu, quy mô của Hải quân Mỹ rõ ràng còn chưa đủ lớn. Hơn nữa, thành viên lãnh đạo của 2 tiểu ban quốc phòng độc lập của kết luận này đều là nhân sĩ Đảng Dân chủ Mỹ, lần lượt là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry và cựu Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách Mỹ Michel Flournoy.

Trong đó Michel Flournoy được cho là có quan hệ mật thiết với bà Hillary Clinton. Ngoài ra, thành tích chủ yếu của Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus chính là cam kết đến năm 2020 sẽ tăng tàu chiến của Hải quân Mỹ lên 300 chiếc, đến ngày 2 tháng 3, số lượng tàu chiến của Hải quân Mỹ là 275 chiếc, trong khi đó Ray Mabus cũng là thành viên của Đảng Dân chủ.

Gregg Easterbrook cho rằng mở rộng quy mô Hải quân Mỹ là âm mưu của Đảng Cộng hòa Mỹ - luận điểm này hoàn toàn không được hỗ trợ bởi những luận cứ rõ ràng này.

3 biên đội tàu sân bay Hải quân Mỹ
3 biên đội tàu sân bay Hải quân Mỹ

Ngoài lý giải không chính xác về  sự ủng hộ đảng phái đối với quy mô của Hải quân Mỹ, Gregg Easterbrook cũng lý giải hoàn toàn sai về vai trò của Hải quân Mỹ và lý do Hải quân Mỹ phải có quy mô hiện nay. Ông đã rơi vào bẫy thường gặp, tức là lấy quy mô của Hải quân Mỹ để so sánh với quy mô của hải quân các nước khác.

Trên thực tế, phần lớn dân số, tài nguyên và hoạt động kinh tế toàn cầu đều không phải ở bán cầu này của Mỹ, mà là đại lục Âu-Á. Từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, nền tảng của chính sách an ninh quốc gia của Mỹ luôn là ngăn chặn bất cứ bộ phận nào của đại lục Âu-Á xuất hiện quốc gia bá quyền khu vực.

Mặt tốt của Quân đội Mỹ hầu như chính là nó có thể đạt được mục tiêu này, tức là có thể thông qua hải quân mạnh, máy bay ném bom tầm xa và năng lực điều động chiến lược để đạt mục tiêu này. Quân đội Mỹ phải cơ động ở nửa bán cầu khác và triển khai hành động quân sự quy mô lớn ở đó, toàn thế giới chỉ có sứ mệnh của Quân đội Mỹ là như vậy. Gregg Easterbrook lấy số lượng tàu sân bay của Mỹ để so sánh với nước khác, cách làm này hoàn toàn đã xem nhẹ vai trò của Mỹ trên thế giới và tính độc đáo của vị trí địa lý Mỹ.

Hải quân Mỹ sở dĩ có quy mô hiện nay là vì nó cần bảo vệ và duy trì lợi ích của Mỹ phân tán trên toàn cầu cùng với thực hiện nghĩa vụ các điều ước. Hiện nay, điều này có nghĩa là Mỹ phải tiến hành triển khai lực lượng tác chiến tuyến đầu tin cậy ở các khu vực như Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Ả Rập.

3 biên đội tàu sân bay Hải quân Mỹ
3 biên đội tàu sân bay Hải quân Mỹ

Gregg Easterbrook cho rằng, Hải quân Mỹ đã có 10 tàu sân bay, điều này là đúng về mặt công nghệ, nhưng pháp luật công khai của Mỹ yêu cầu hải quân duy trì 11 tàu sân bay. Cho dù có 11 tàu sân bay thực ra cũng không đủ, bởi vì quyết sách sở hữu 11 tàu sân bay được đưa ra vào thời điểm "sóng yên biển lặng" sau khi Liên Xô sụp đổ.

Mỹ ít nhất cần tới 12 tàu sân bay để bảo đảm nó có thể tiến hành triển khai tuyến đầu ở 3 khu vực vào bất cứ lúc nào. Hiện nay Mỹ chỉ có 10 tàu sân bay là không đủ, thời gian triển khai một lần của mỗi tàu sân bay thường đều trên 10 tháng.

Gregg Easterbrook quan ngại rằng chiến tranh trên biển hầu như là việc phải làm duy nhất của Hải quân Mỹ - đây cũng là sai lầm. Tiêu diệt tàu chiến địch là một vai trò quan trọng cần phát huy trong thời chiến của Hải quân Mỹ, nhưng tiến hành điều động lực lượng ra nước ngoài cũng là một vai trò quan trọng của Hải quân Mỹ.

Cùng với việc Lục quân Mỹ ngày càng quay trở về pháo đài ở lãnh thổ Mỹ, năng lực điều động lực lượng tới toàn cầu này thường là sự lựa chọn có tính linh hoạt nhất, có sức mạnh và hữu dụng nhất của Tổng thống Mỹ khi xuất hiện khủng hoảng. Ngoài ra, Gregg Easterbrook hoàn toàn đã xem nhẹ vai trò triển khai tuyến đầu của Hải quân Mỹ trong thời bình, vai trò này có thể trấn an đồng minh, ngăn chặn kẻ thù tiềm tàng và làm cho thương mại toàn cầu được duy trì thông suốt.

Biên đội máy bay chiến đấu F-22 Mỹ
Biên đội máy bay chiến đấu F-22 Mỹ

Cuối cùng, Gregg Easterbrook cũng không làm rõ quan hệ nhân quả. Easterbrook cho rằng: Trong rất nhiều thế kỷ, đối đầu trên biển là phương diện trung tâm của quan hệ nước lớn. Nhưng, trong hơn nửa thế kỷ gần đây, giữa các nước lớn không có quan hệ đối đầu hải quân - nguyên nhân là Hải quân Mỹ chiếm vị trí thống trị. Cuộc chiến tranh trên biển quy mô lớn gần đây là Okinawa xảy ra vào năm 1945.

Cướp biển cướp bóc tuy thường xuyên xảy ra, nhưng về phương diện chủ yếu, thương mại toàn cầu đã phồn vinh, bởi vì các tuyến đường trên biển được thông suốt, tàu thương mại không bị đe dọa bởi tàu chiến khi đi lại. Sự thông suốt của các tuyến đường thương mại trên biển làm cho mức sống của hầu như nhân dân tất cả các nước trong đó có các nước đang phát triển được nâng cao, tỷ lệ đói nghèo giảm.

Để có được điều đó là do ưu thế của Hải quân Mỹ, sức mạnh mang tính thống trị của Hải quân Mỹ là năng lực bảo vệ lợi ích toàn cầu và điều động lực lượng tới khu vực ngoài vài nghìn dặm Anh của nó. Năng lực này do các nhà chính trị và nhà tư tưởng có tầm nhìn của Mỹ tạo ra, họ giúp cho Hải quân Mỹ đạt được cân bằng giữa điều cần làm và nguồn lực.

Biên đội máy bay chiến đấu F-16 Mỹ triển khai ở Hàn Quốc
Biên đội máy bay chiến đấu F-16 Mỹ triển khai ở Hàn Quốc

Hải quân Mỹ muốn khôi phục mua sắm Super Hornet do thiếu máy bay tấn công

Cũng liên quan đến Hải quân Mỹ, trang mạng tuần san "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 13 tháng 3 đưa tin, Hải quân Mỹ chấm dứt mua sắm máy bay chiến đấu tấn công FA-18 Super Hornet mới vẻn vẹn 2 năm - đây là một phần của kế hoạch lâu dài quá độ sang máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35C, nhưng một loạt sự kiện có thể làm cho Hải quân Mỹ đặt mua nhiều hơn máy bay chiến đấu dòng này của Công ty Boeing.

Ngân sách năm tài khóa 2015 đệ trình 1 năm trước của Hải quân Mỹ là ngân sách đầu tiên của Hải quân Mỹ không bao gồm chương trình mua sắm máy bay chiến đấu dòng FA-18 kể từ thập niên 1970 đến nay. Đối với việc kết thúc mua sắm máy bay chiến đấu FA-18E/F Super Hornet vào năm 2013, việc mua sắm 138 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler cuối cùng được đưa vào ngân sách năm 2014.

Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ đã bổ sung 15 chiếc Growler ngoài kế hoạch cho ngân sách năm 2015 để ứng phó với việc vốn Hải quân Mỹ không có kế hoạch mua sắm ưu tiên, đáp ứng yêu cầu chiến thuật liên hợp. Hành động này làm cho dây chuyền sản xuất St. Louis của Công ty Boeing tiếp tục mở lại 1 năm cho đến năm 2017.

Máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet Hải quân Mỹ
Máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet Hải quân Mỹ

Hiện nay, tình hình thiếu máy bay chiến đấu tấn công đang tiếp tục xấu đi - điều này Hải quân Mỹ từng cho rằng họ có thể thông qua nhiều phương pháp để kiểm soát. Hải quân Mỹ hầu như rất có khả năng sẽ đệ trình danh sách nhu cầu mới với Quốc hội Mỹ vào trung tuần tháng 3, trong đó có kế hoạch sẽ mua máy bay chiến đấu Super Hornet.

Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert ngày 4 tháng 3 nói với Quốc hội Mỹ: "Chúng ta thiếu máy bay chiến đấu Super Hornet, đây là sự thật. Chúng ta phải nghĩ cách kiểm soát tình hình".

Năm 2012, Hải quân Mỹ đã điều tra tình hình dự trữ của máy bay chiến đấu tấn công để đánh giá tính nghiêm trọng của vấn đề. Chuẩn đô đốc Mike Manazir phụ trách tác chiến đường không cho biết: "Chúng tôi đã kiểm tra thách thức về dự trữ. Cần kéo dài thời gian sử dụng máy bay chiến đấu của 150 máy bay chiến đấu F/A-18C và mua sắm 41 máy bay chiến đấu F/A-18E và F/A-18F".

Giả thiết thời gian bay của mỗi máy bay hàng năm khoảng 330 giờ, Mike Manazir cho rằng: "Từ năm 2020 đến năm 2035, tôi mỗi năm cần mua khoảng 30 - 39 máy bay để thay thế máy bay cũ. Đây là một kết quả của cung-cầu".

Mike Manazir chỉ ra, một nhân tố quan trọng khác là kế hoạch tu sửa trung hạn của máy bay chiến đấu Super Hornet dự kiến tiến hành trong 10 năm tới.

Cụm máy bay vận tải C-17 Global Master Mỹ
Cụm máy bay vận tải C-17 Global Master Mỹ

Một số nhà quan sát cho rằng, Hải quân Mỹ tiếp tục mua máy bay chiến đấu F/A-18 do Công ty Boeing sản xuất cho thấy sự ủng hộ của họ đối với máy bay chiến đấu F-35 do Công ty Lockheed Martin sản xuất giảm xuống. Mike Manazir kiên trì cho đây là không có cơ sở.

Ông chỉ ra: "Tôi đang cố gắng xóa bỏ quan điểm sai lầm này, tức điều mà hải quân muốn làm chính là tiếp tục mua máy bay chiến đấu F/A-18E và F/A-18F. Nếu đến năm 2024 chúng ta chỉ có 2 loại máy bay chiến đấu này thì chúng ta không thể giành chiến thắng. Tôi phải có một số phi đội máy bay chiến đấu F-35C".

Đông Bình