Báo Nhật: Mỹ cần tăng cường năng lực cho các nước nhỏ yếu ở Biển Đông

19/05/2015 05:41
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Mỹ có một mạng lưới quan hệ đồng minh và đối tác mạnh mẽ ở khu vực này như Philippines, Việt Nam, cần thúc đẩy hợp tác an ninh đa phương nhiều hơn.
Tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ hoạt động ở gần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị tàu hộ vệ Diêm Thành (biên chế cho Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc vào năm 2012) theo dõi (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc)
Tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ hoạt động ở gần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị tàu hộ vệ Diêm Thành (biên chế cho Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc vào năm 2012) theo dõi (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc)

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 18 tháng 5 dẫn trang mạng "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 16 tháng 5 đăng bài viết "Những phát ngôn chống Trung Quốc của Mỹ ngày càng mạnh mẽ gây lo ngại".

Bài viết cho rằng, không còn nghi ngờ gì nữa, quan hệ Mỹ-Trung đang bước vào một thời kỳ căng thẳng mới. Có bài báo cho rằng, Mỹ đang cân nhắc khả năng điều tàu chiến và máy bay quân sự đến thách thức (yêu sách) chủ quyền (phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông.

Mỹ một khi thực sự áp dụng hành động này, chắc chắc sẽ có tính khiêu khích, đồng thời có khả năng sẽ dẫn tới xung đột với tàu chiến và máy bay Trung Quốc.

Báo Nhật: Mỹ cần tăng cường năng lực cho các nước nhỏ yếu ở Biển Đông ảnh 2

Mỹ-Nhật sẽ tăng cường hợp tác ở Biển Đông để răn đe Trung Quốc

(GDVN) - Theo Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Mỹ và Nhật Bản sẽ tăng cường xây dựng và phối hợp năng lực ở Biển Đông, Mỹ sẽ triển khai 4 tàu chiến ở Singapore.

Hầu như tất cả mọi người đều sẽ thừa nhận, bất luận hành động này là đúng hay sai, nó đều nguy hiểm và gây lo ngại.

Để hiểu tốt hơn về hành động quân sự này, mọi người cần phải tìm hiểu bối cảnh lớn phát triển đến hiện nay của quan hệ Mỹ-Trung. Bối cảnh lớn này chính là những phát biểu chống Trung Quốc mới gây xôn xao của các giới của Mỹ, bao gồm chính phủ, giới học giả, giới chính sách và giới quân sự.

Có 3 loại phát ngôn chống Trung Quốc đặc biệt nổi bật. Đầu tiên là "thuyết Trung Quốc sụp đổ". Thứ hai là Trung Quốc ức hiếp các nước nhỏ yếu ở khu vực và muốn đẩy Mỹ ra khỏi Đông Á. Phát ngôn thứ ba gây bất an nhất, đó là "thuyết nghiêm trị Trung Quốc".

Mọi người có thể tranh luận những phát ngôn cấp tiến này rốt cuộc có thể gây bao nhiêu ảnh hưởng thực tế tới chính sách. Nhưng, nhìn vào bình luận gần đây của các quan chức giới quân sự Mỹ, tình hình không ổn.

Có lẽ điều này sẽ là "điểm chuyển ngoặt" của quan hệ hai nước Mỹ-Trung sau khi trải qua hơn 30 năm. Mỹ hiện nay phải chăng áp dụng một loại chiến lược ngăn chặn đối với Trung Quốc? Ai cũng khó nói.

Nhưng, nếu cứ để cho những phát biểu chống Trung Quốc cấp tiến này không ngừng gia tăng, mọi người có thể sẽ bước vào một thời đại mới của chính trị ngăn chặn. Điều này sẽ thực sự là bi kịch của chính trị nước lớn.

Tàu hộ vệ Diêm Thành số hiệu 546 Type 054A (biên chế cho Hạm đội Bắc Hải) Hải quân Trung Quốc theo dõi tàu tuần duyên Fort Worth ở vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc)
Tàu hộ vệ Diêm Thành số hiệu 546 Type 054A (biên chế cho Hạm đội Bắc Hải) Hải quân Trung Quốc theo dõi tàu tuần duyên Fort Worth ở vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc)

Theo bài viết trên trang mạng "World Politics Review" Mỹ ngày 15 tháng 5, Bắc Kinh cho rằng, khống chế Biển Đông (một cách bất hợp pháp) cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của họ, vì vậy họ sẽ tiếp tục mạnh mẽ chống lại tất cả những nỗ lực có ý đồ ngăn chặn họ.

Chỉ có những hành động đe dọa tới việc Trung Quốc thực hiện phát triển và an ninh mới có khả năng làm cho Bắc Kinh tạm dừng hành động, nhưng những hành động như vậy chắc chắn kéo theo rủi ro to lớn, có thể dẫn tới một sự đối đầu nguy hiểm phá hoại sự ổn định.

Bài viết cho rằng, phương thức tốt nhất ứng phó Trung Quốc của Mỹ có thể là tăng cường những nỗ lực tái cân bằng chiến lược của họ ở châu Á.

Báo Nhật: Mỹ cần tăng cường năng lực cho các nước nhỏ yếu ở Biển Đông ảnh 4

Báo Mỹ: Mỹ cần cân nhắc xây dựng Trung tâm tác chiến ở Biển Đông

(GDVN) - Hải quân Mỹ cần nghiên cứu xây dựng Trung tâm tác chiến trên biển quốc tế (IMOC) để thể hiện cam kết của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương...

Mỹ có thể không có biện pháp gì ngăn cản hoạt động (bất hợp pháp) của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng có rất nhiều việc có thể làm trên phương diện làm suy yếu vai trò ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, tăng cường phòng thủ cho các nước nhỏ yếu trước hoạt động xâm lược quân sự tiềm tàng của Trung Quốc.

Theo bài viết, Washington có một mạng lưới quan hệ đồng minh và đối tác mạnh mẽ ở khu vực này. Căn cứ quân sự của Philippines mở rộng hơn cho Mỹ, Mỹ và các nước Đông Nam Á như Việt Nam xây dựng quan hệ an ninh chặt chẽ hơn, đồng thời đang thúc đẩy triển khai hợp tác đa phương nhiều hơn trên phương diện an ninh khu vực.

Những điều này đều đã cung cấp các biện pháp sẵn có cho Mỹ, giúp họ có thể cân bằng với vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc, đồng thời làm suy yếu ưu thế chiến lược của Trung Quốc - ưu thế này giành được từ việc không ngừng tăng cường kiểm soát (bất hợp pháp) của họ đối với Biển Đông.

Mỹ cần tiếp tục liên kết các hoạt động tuần tra quân sự và hiện diện quân sự không ngừng tăng cường của họ với các hành động cưỡng chế của Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy triển khai hợp tác đa phương nhiều hơn giữa các nước liên quan, tìm kiếm các phương án lựa chọn chính sách để tăng cường năng lực phòng thủ cho các nước chủ trương đối lập.

Thông qua tăng cường hiện diện và tham gia của bản thân Mỹ ở khu vực này một cách vững chắc, giúp cho họ thích ứng với sức mạnh tăng cường của Trung Quốc, Washington có thể kết hợp giữa chủ động tấn công đối với Trung Quốc với hành động bảo vệ lợi ích của Mỹ. Điều này cũng sẽ cải thiện an ninh của các nước Đông Nam Á và thúc đẩy ổn định khu vực. 

Tàu hộ vệ Diêm Thành số hiệu 546 Type 054A (biên chế cho Hạm đội Bắc Hải) Hải quân Trung Quốc theo dõi tàu tuần duyên Fort Worth ở vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Tàu hộ vệ Diêm Thành số hiệu 546 Type 054A (biên chế cho Hạm đội Bắc Hải) Hải quân Trung Quốc theo dõi tàu tuần duyên Fort Worth ở vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ hoạt động ở gần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị tàu hộ vệ Diêm Thành (biên chế cho Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc vào năm 2012) theo dõi (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc)
Tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ hoạt động ở gần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị tàu hộ vệ Diêm Thành (biên chế cho Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc vào năm 2012) theo dõi (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc)
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)