Các nước châu Á-Thái Bình Dương "nhộn nhịp" nâng cấp máy bay chiến đấu

14/03/2012 17:22
Đông Bình (Theo báo Quang Minh)
(GDVN) - Hiện nay, các nước châu Á đang ra sức mua sắm, tự phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới, nâng cấp hiện đại hóa máy bay hiện có…

Máy bay chiến đấu “đan dệt” bầu trời châu Á-Thái Bình Dương

Một loạt tin tức cho thấy, các nước châu Á-Thái Bình Dương “hừng hực khí thế” nâng cấp máy bay chiến đấu:

Máy bay chiến đấu Rafale do Pháp sản xuất.
Máy bay chiến đấu Rafale do Pháp sản xuất.


Đầu năm nay, Ấn Độ đã dành đơn đặt hàng 126 máy bay chiến đấu cho máy bay chiến đấu Rafale của Công ty Dassault, Pháp.

Trước khi cho phép nới rộng chính sách cấm “Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” 1 tuần, ngày 20/12/2011, Nhật chính thức quyết định nhập 42 máy bay chiến đấu F-35 làm máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo.

Hàn Quốc có kế hoạch chi hơn 7,4 tỷ USD mua máy bay chiến đấu thế hệ mới.

Báo Quang Minh, Trung Quốc viết, ngoài ra, Việt Nam đang từ máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai quá độ sang máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, triển khai huấn luyện máy bay chiến đấu Su-30.

Năm 2009, Myanmar đã tiếp tục đặt mua 20 máy bay chiến đấu MiG-29, hiện có 12 máy bay chiến đấu MiG-29.

Sau khi nhập tàu chiến cũ của Mỹ, Philippines tiếp tục có kế hoạch nhập máy bay chiến đấu F-16 cũ.

Malaysia mua 18 máy bay chiến đấu Su-30 của Nga, đồng thời tiến hành nâng cấp hiện đại hóa 18 máy bay chiến đấu cùng loại.

Máy bay chiến đấu JAS-39NG Gripen do Thụy Điển sản xuất.
Máy bay chiến đấu JAS-39NG Gripen do Thụy Điển sản xuất.


Thái Lan đã tiếp nhận lô 6 máy bay Gripen đầu tiên từ Công ty Saab, trở thành khách hàng châu Á đầu tiên của loại máy bay chiến đấu này.

Với tư cách là cường quốc quân sự quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Australia sẽ đánh giá lại thời gian biểu mua 12 máy bay chiến đấu F-35…

Dựa vào các tiêu chuẩn của châu Âu và Mỹ, đến nay không quân thế giới đã phát triển đến máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư. Trong khi đó không quân các nước trên thế giới phổ biến nằm ở giai đoạn chuyển đổi từ máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba sang thế hệ thứ tư.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm cho biết, từ năm 2006 đến năm 2010, trong 10 nước nhập khẩu vũ khí lớn trên thế giới thì có 6 nước đến từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bắt đầu từ thập niên thứ hai của thế kỷ 21, xu thế này sẽ được đẩy nhanh liên tục.

Phi đội Sukhoi của Không quân Trung Quốc (ảnh minh hoạ)
Phi đội Sukhoi của Không quân Trung Quốc (ảnh minh hoạ)


F-35 gây ra phản ứng dây chuyền

Hiện nay, Hàn Quốc đã mời các công ty Boeing, Lockheed Martin của Mỹ và Tập đoàn Quốc phòng Hàng không vũ trụ châu Âu (EADS) tham gia đấu thầu.

Trong đó, máy bay chiến đấu F-35 của Lockheed Martin và máy bay chiến đấu Typhoon của EADS sẽ cuộc cạnh tranh quyết liệt và hấp dẫn.

Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 do hãng Lockheed Martin Mỹ sản xuất.
Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 do hãng Lockheed Martin Mỹ sản xuất.


F-35 luôn là máy bay chiến đấu gây chú ý của thế giới. Máy bay chiến đấu F-35 được Quân đội Mỹ cho là chỉ đứng sau F-22, có 3 phiên bản gồm phiên bản cất/hạ cánh thông thường F-35A, phiên bản hạ cánh thẳng đứng và phiên bản trang bị cho tàu chiến. Mỹ gọi nó là một trong những máy bay chiến đấu đa năng quan trọng nhất trên thế giới cho đến trước năm 2040.

Trên thực tế, trước đây Nhật Bản muốn mua máy bay chiến đấu F-22 của Lockheed Martin, nhưng Mỹ nhiều lần từ chối. Mỹ cho biết sẽ phá lệ cho Nhật Bản biết công nghệ tàng hình liên quan của máy bay chiến đấu F-35, trong khi đó tính năng tàng hình rất cao là lý do quan trọng Nhật Bản cuối cùng chọn F-35. Đồng thời, một số linh kiện của máy bay chiến đấu này có thể được sản xuất tại Nhật Bản.

Đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản mua máy bay chiến đấu F-35 đã gây ra một loạt phản ứng dây chuyền. Các nước láng giềng hoặc là đẩy nhanh nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình có tính năng cao, hoặc là giống như Nhật Bản, lựa chọn mua máy bay chiến đấu F-35.

Hàn Quốc là một ví dụ. Giống với Nhật Bản, Hàn Quốc sở hữu rất nhiều máy bay chiến đấu Mỹ. Sự thay đổi của tình hình và nhu cầu thực tế thúc đẩy Hàn Quốc khát khao mua được máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo.

Trùm sản xuất vũ khí Mỹ, Công ty Lockheed Martin cho biết, nếu năm 2012 Hàn Quốc lựa chọn mua F-35, từ năm 2016 đến 2017 có thể sở hữu chiếc máy bay chiến đấu này đầu tiên.

Cuối tháng 1/2012, sau khi Mỹ tuyên bố xem xét lại kế hoạch mua máy bay chiến đấu F-35, Australia cũng cho biết sẽ đánh giá lại thời gian biểu mua 12 máy bay tấn công liên hợp F-35. Được biết, Singapore cũng là khách hàng tiềm năng của loại máy bay chiến đấu này.

Tích cực nâng cấp máy bay thế hệ thứ tư

Ngoài máy bay thế hệ thứ tư như F-35 có thể nhập khẩu, các nước còn lựa chọn tự nghiên cứu phát triển.

Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 của Nga.
Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 của Nga.


Nga tuyên bố, máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư T-50 do Cục Thiết kế Sukhoi nghiên cứu chế tạo sẽ bàn giao cho Không quân Nga dùng thử vào năm 2013, từ năm 2015 sẽ sản xuất hàng loạt. Máy bay chiến đấu này ngoài trang bị cho quân đội trong nước, sẽ còn xuất khẩu rất nhiều.

Nhật Bản, người không thể nhập khẩu thành công F-22, cuối năm 2006 lần đầu tiên công khai máy bay thử nghiệm Shinshin – máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư.

Nhật Bản cho biết, máy bay chiến đấu này có chức năng F3, đó là: phát hiện địch trước (First Look), tấn công địch trước (First Shoot), tiêu diệt địch trước (First Kill). Thiết kế ngoại hình máy bay thử nghiệm Shinshin phần lớn đã tham khảo máy bay chiến đấu F-22, có khả năng tàng hình.

Cùng tiến bước với Nhật Bản, một nước Đông Bắc Á khác là Hàn Quốc cũng không chịu thua kém. Trong dịp thành lập Học viện Không quân Hàn Quốc, cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đã đề xuất trước năm 2015 Hàn Quốc sẽ phát triển được máy bay chiến đấu nội địa kiểu mới thế hệ tiếp theo, đó là “Chương trình F-X2015” của Không quân Hàn Quốc.

Ấn Độ mặc dù mua rất nhiều vũ khí tiên tiến của nước ngoài, nhưng hoàn toàn không chậm trễ bước tiến trong tự sản xuất. Sau khi hoàn thành nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA, Cục Nghiên cứu và phát triển Quốc phòng – Bộ Quốc phòng Ấn Độ có kế hoạch tập trung nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu hạng trung thế hệ mới – MCA.

Mô hình máy bay chiến đấu hạng trung MAC của Ấn Độ.
Mô hình máy bay chiến đấu hạng trung MAC của Ấn Độ.


Hình dạng khí động học của máy bay chiến đấu MCA tương tự với máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, về thiết kế đã vận dụng công nghệ tàng hình, áp dụng bố cục hai cánh đuôi buông, trang bị hai động cơ và giá treo vũ khí bên trong.

Dự kiến giá thành nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu MCA sẽ lên tới 2 tỷ USD, chu kỳ sản xuất phải kéo dài 15 năm.


Đông Bình (Theo báo Quang Minh)