Châu Âu cấp thêm tiền ứng phó người tị nạn, nỗ lực chưa đủ về ngoại giao

15/10/2015 14:45
Đông Bình
(GDVN) - Nghị viện châu Âu vừa phê chuẩn cấp thêm hơn 400 triệu Euro, ngoài ra cần tăng cường các biện pháp ngoại giao, hợp tác với các nước và khu vực.

Châu Âu cấp thêm 400 triệu Euro ứng phó vấn đề người tị nạn

Mạng tin tức Sputnik Nga ngày 15 tháng 10 đưa tin, Nghị viện châu Âu cho biết, Nghị viện châu Âu phê chuẩn cho EU cấp thêm trên 400 triệu Euro để ứng phó vấn đề di dân.

Người tị nạn Syria
Người tị nạn Syria

Bài báo viết: Vào ngày 14 tháng 10 giờ địa phương, Nghị viện châu Âu đã phê chuẩn bổ sung 401,3 triệu Euro để ứng phó vấn đề người tị nạn.

Khoản tiền này sẽ dành cho "những nước EU có làn sóng người tị nạn nghiêm trọng nhất, những nước láng giềng EU đang tiếp nhận rất nhiều người tị nạn Syria và 3 tổ chức EU xử lý rất nhiều vấn đề người tị nạn".

Tài liệu của Nghị viện châu Âu và Ủy ban EU cho biết, khoản tiền này sẽ trích từ ngân sách của EU, sử dụng trong giai đoạn các năm 2015 - 2016.

Căn cứ vào số liệu của cơ quan quản lý biên giới quốc tế châu Âu (Frontex) - tổ chức chủ quản biên giới EU, tính đến cuối tháng 9, khoảng 630.000 người tị nạn đến các nước EU. Ủy ban EU cho biết, vấn đề người tị nạn toàn cầu hiện nay là một vấn đề lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay.

Cần tăng cường các biện pháp ngoại giao xử lý vấn đề người tị nạn

Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 15 tháng 10 có bài viết cho rằng, cùng với vài triệu người tị nạn khu vực Trung Đông-Bắc Phi tràn vào châu Âu, cuộc khủng hoảng người tị nạn châu Âu ngày càng nghiêm trọng.

Máy bay tấn công Suy-34 Nga ném bom ở Syria
Máy bay tấn công Suy-34 Nga ném bom ở Syria

Ủy ban quan hệ đối ngoại châu Âu gần đây có bài viết chuyên gia cho rằng, các nhà lãnh đạo châu Âu không thể chỉ suy nghĩ về các vấn đề như chế độ người tị nạn của EU, lỗ hổng di cư nội bộ, mà cần phải coi trọng hơn thông qua các biện pháp ngoại giao để ứng phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn.

Bài viết cho rằng, phương án lâu dài ứng phó với vấn đề người tị nạn có 3 phương diện, đó là triển khai hợp tác ngoại giao với các lực lượng khu vực, hỗ trợ cho các nước bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng người tị nạn và tránh để tình hình bất ổn ở khu vực Trung Đông-Bắc Phi tiếp tục mở rộng.

Cuộc khủng hoảng người tị nạn nổ ra không phải không liên quan đến sự can thiệp và đấu đá giữa các thế lực quốc tế như Mỹ ở khu vực này. Các nỗ lực ngoại giao của EU trong vấn đề Syria còn chưa đủ, EU cần tiếp tục sử dụng các kênh đa phương, tiến hành hợp tác với lực lượng khu vực, với Nga, tiến hành đối thoại với chính quyền Bashar al-Assad của Syria.

Từ khi bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng Syria, châu Âu không thể "thuyết phục" Nga dựa vào mô hình do họ đưa ra để hành động, kiến nghị châu Âu phải tìm kiếm phương thức mới "cùng chung sống" với Nga.

Hành động của Nga gần đây ở Syria càng cho thấy, châu Âu cấp bách cần áp dụng chính sách thực tế đối với Nga.

Nga không kích IS ở Syria
Nga không kích IS ở Syria

Châu Âu và Mỹ áp dụng hành động đơn phương ứng phó với vấn đề người tị nạn hoàn toàn không thực tế, lực lượng khu vực là hạt nhân thông qua các biện pháp ngoại giao giải quyết vấn đề người tị nạn.

Một mặt, châu Âu cần nắm được cơ hội đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran, tăng cường công tác đối với Iran để tìm kiếm giải quyết ngoại giao cuộc khủng hoảng Syria, vấn đề Iraq và vấn đề tấn công IS.

Mặt khác, châu Âu cùng cần tăng cường tương tác với các đồng minh vùng Vịnh như Saudi Arabia, bởi vì các nước vùng Vịnh đã trở thành người thúc đẩy trung tâm của tình hình Trung Đông, có sức mạnh khả quan về ngoại giao, chính trị, quân sự và kinh tế.

Châu Âu cần tăng cường viện trợ và phối hợp với các nước tiếp nhận người tị nạn khác. Mặc dù hiện nay một số nhà lãnh đạo châu Âu nghiêng về tăng cường viện trợ cho "nước tuyến đầu" tiếp nhận người tị nạn trong nội bộ châu Âu, nhưng sức ép người tị nạn của các nước Jordan, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ lớn hơn.

Một số nước không chỉ rất khó vượt qua sức ép vài triệu người tị nạn, mà còn đối mặt với rủi ro tình hình Trung Đông-Bắc Phi lan tràn.

Nga không kích IS ở Syria
Nga không kích IS ở Syria

Có nhà quan sát cho rằng, nhìn vào lịch sử, trong giai đoạn đầu, chủ nghĩa thực dân châu Âu bất chấp tình hình dân tộc, văn hóa và tôn giáo khu vực, phân biệt người một số khu vực của Trung Đông, Bắc Phi, tạo ra mầm họa cho quản lý khu vực.

Nếu hiện nay châu Âu áp dụng biện pháp đóng cửa biên giới đơn thuần để ngăn cản người tị nạn tràn vào, thì sẽ làm cho tình hình Trung Đông-Bắc Phi tiếp tục xấu đi, thị trường dầu mỏ quốc tế cũng sẽ xảy ra bất ổn, từ đó ảnh hưởng đến kinh tế thế giới, cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với châu Âu.

Theo báo chí châu Âu, trong năm nay đã có gần 500.000 người tị nạn và dân di cư bất hợp pháp đi qua Địa Trung Hải đến châu Âu, chỉ tháng 8 đã có 156.000 người tị nạn đến châu Âu.

Phần lớn trong số họ đến từ các nước bất ổn ở Tây Á-Bắc Phi như Syria, Iraq, Lybia. 

Nga không kích IS ở Syria
Nga không kích IS ở Syria
Đông Bình