Chiêm ngưỡng báu vật của vua chúa Việt (Phần 3)

27/03/2012 06:53
Ngọc Ninh (Tổng hợp từ Internet)
(GDVN) - Những bảo vật hoàng cung không chỉ có giá trị về lịch sử, mà còn thể hiện tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân qua từng thời đại.

Kiếm lệnh của vua Hàm Nghi. Đây là bảo vật mà vua Hàm Nghi đã ban cho dân làng Phú Gia, Hà Tĩnh. Trong những năm đói khát trước đây, đã có lúc một tay trùm đồ cổ từ Thái Bình vào gạ đổi 2,5 tấn gạo để lấy cặp kiếm lệnh nhưng đã bị dân làng đuổi đi.
Kiếm lệnh của vua Hàm Nghi. Đây là bảo vật mà vua Hàm Nghi đã ban cho dân làng Phú Gia, Hà Tĩnh. Trong những năm đói khát trước đây, đã có lúc một tay trùm đồ cổ từ Thái Bình vào gạ đổi 2,5 tấn gạo để lấy cặp kiếm lệnh nhưng đã bị dân làng đuổi đi.
Voi vàng, đục đạc bằng vàng- một trong những hiện vật của vua Hàm Nghi đang được dân làng Phú Gia gìn giữ. Có câu chuyện hơn bảy mươi năm trước, một đạo chủ đã phạm húy để hai con trai mang một con voi vàng sang Lào đổi lấy 42 con trâu nhưng trên đường về đến dốc Chân Trụt (xã Hương Vĩnh ngày nay) thì một người đã bị trâu húc chết. Cùng lúc đó, vợ người con trai còn lại ở nhà đã bỏ con trai mới sinh vào nồi luộc chết mà không hề biết mình đang làm gì!
Voi vàng, đục đạc bằng vàng- một trong những hiện vật của vua Hàm Nghi đang được dân làng Phú Gia gìn giữ. Có câu chuyện hơn bảy mươi năm trước, một đạo chủ đã phạm húy để hai con trai mang một con voi vàng sang Lào đổi lấy 42 con trâu nhưng trên đường về đến dốc Chân Trụt (xã Hương Vĩnh ngày nay) thì một người đã bị trâu húc chết. Cùng lúc đó, vợ người con trai còn lại ở nhà đã bỏ con trai mới sinh vào nồi luộc chết mà không hề biết mình đang làm gì!
Hai khẩu súng nạm vàng của vua chúa nhà Nguyển cũng ấn tượng không kém. Ảnh (theo Đất Việt)
Hai khẩu súng nạm vàng của vua chúa nhà Nguyển cũng ấn tượng không kém. Ảnh (theo Đất Việt)
Các họa tiết vàng trên khẩu súng của vua Tự Đức (niên đại 1841) đã bị phai mờ nhiều theo năm tháng. Ảnh (theo Đất Việt)
Các họa tiết vàng trên khẩu súng của vua Tự Đức (niên đại 1841) đã bị phai mờ nhiều theo năm tháng. Ảnh (theo Đất Việt)
Khẩu súng của vua Minh Mạng (có niên đại từ năm 1831) được bảo quản tốt, vẫn giữ được các họa tiết trang trí bằng vàng rất tinh tế. Ảnh (theo Đất Việt)
Khẩu súng của vua Minh Mạng (có niên đại từ năm 1831) được bảo quản tốt, vẫn giữ được các họa tiết trang trí bằng vàng rất tinh tế. Ảnh (theo Đất Việt)
Con ấn vàng chuôi ngọc của vua Khải Định.
Con ấn vàng chuôi ngọc của vua Khải Định.
Trấn phong kích thước 20cm x 19cm, thuộc sưu tập của hoàng thái tử Bảo Long. Trấn phong làm bằng vàng, nặng 11,9 lượng. Trấn phong được đặt trên thân hai con kỳ lân làm bằng bạc, nặng 2,2 lượng. Đây là quà mừng thọ 40 tuổi vua Khải Định năm 1924.
Trấn phong kích thước 20cm x 19cm, thuộc sưu tập của hoàng thái tử Bảo Long. Trấn phong làm bằng vàng, nặng 11,9 lượng. Trấn phong được đặt trên thân hai con kỳ lân làm bằng bạc, nặng 2,2 lượng. Đây là quà mừng thọ 40 tuổi vua Khải Định năm 1924.
Tấm trấn phong này gồm 4 tấm vàng liên kết với nhau, có tổng chiều dài 57,50 cm, cân nặng 1,66 kg. Mặt trước trấn phong chạm nổi hình bản đồ Việt Nam, cảnh chùa Thiên Mụ, cảnh Phu Văn Lâu và Kỳ Đài Huế, đồ án rồng mây và văn thủy ba. Trấn phong này được đưa ra bán đấu giá ở London vào năm 2008.
Tấm trấn phong này gồm 4 tấm vàng liên kết với nhau, có tổng chiều dài 57,50 cm, cân nặng 1,66 kg. Mặt trước trấn phong chạm nổi hình bản đồ Việt Nam, cảnh chùa Thiên Mụ, cảnh Phu Văn Lâu và Kỳ Đài Huế, đồ án rồng mây và văn thủy ba. Trấn phong này được đưa ra bán đấu giá ở London vào năm 2008.
Nhiều hiện vật liên quan đến cung đình nhà Nguyễn đã được quy tụ, trong đó đồ sộ nhất là chiếc long sàng (giường ngủ của vua) sơn son thiếp vàng.
Nhiều hiện vật liên quan đến cung đình nhà Nguyễn đã được quy tụ, trong đó đồ sộ nhất là chiếc long sàng (giường ngủ của vua) sơn son thiếp vàng.
Còn đây là chiếc long sàng được cho có xuất xứ từ Trung Quốc, được một vị vua dưới triều nhà Thanh tặng cho vua nhà Nguyễn. Bởi thế, những miếng đá trên giường và toàn bộ ngọc quý đều được xếp theo thuyết ngũ hành tương sinh, tương khắc giúp cho người nằm lên đó được an thần, ngon giấc, tràn trề sinh lực. Có tới 86 viên ngọc trai tròn trịa bao quanh chiếc “long sàng” và vô vàn hình thù lạ mắt khác nhau được cẩn bởi những loại trai, ốc quý hiếm.
Còn đây là chiếc long sàng được cho có xuất xứ từ Trung Quốc, được một vị vua dưới triều nhà Thanh tặng cho vua nhà Nguyễn. Bởi thế, những miếng đá trên giường và toàn bộ ngọc quý đều được xếp theo thuyết ngũ hành tương sinh, tương khắc giúp cho người nằm lên đó được an thần, ngon giấc, tràn trề sinh lực. Có tới 86 viên ngọc trai tròn trịa bao quanh chiếc “long sàng” và vô vàn hình thù lạ mắt khác nhau được cẩn bởi những loại trai, ốc quý hiếm.
Chiếc giường ngủ của Vua Bảo Đại tại biệt thự ở Đồ Sơn, Hải Phòng.
Chiếc giường ngủ của Vua Bảo Đại tại biệt thự ở Đồ Sơn, Hải Phòng.
Áo gấm vua Hàm Nghi.
Áo gấm vua Hàm Nghi.
Ống nhổ bã trầu đời vua Khải Định bằng bạc nguyên chất. Đây không chỉ là những vật dụng thông thường mà còn là những tác phẩm mỹ thuật giá trị, với tạo dáng tinh tế, thanh lịch; hoa văn trang trí tinh xảo, cầu kỳ.
Ống nhổ bã trầu đời vua Khải Định bằng bạc nguyên chất. Đây không chỉ là những vật dụng thông thường mà còn là những tác phẩm mỹ thuật giá trị, với tạo dáng tinh tế, thanh lịch; hoa văn trang trí tinh xảo, cầu kỳ.
Bộ nghiên mực vua Khải Định ban tặng cho một vị quan triều Nguyễn được coi là độc nhất vô nhị với hình ảnh lưỡng long tranh châu khắc nổi đang được lão thợ thêu Lê Văn Kinh ở Huế lưu giữ. Bộ nghiên mực còn nguyên vẹn với nghiên mực lưỡng long tranh châu, đi kèm theo là 5 thỏi mực tàu, bút viết và giá đỡ bằng gỗ mun được chạm khắc tinh xảo.
Bộ nghiên mực vua Khải Định ban tặng cho một vị quan triều Nguyễn được coi là độc nhất vô nhị với hình ảnh lưỡng long tranh châu khắc nổi đang được lão thợ thêu Lê Văn Kinh ở Huế lưu giữ.  Bộ nghiên mực còn nguyên vẹn với nghiên mực lưỡng long tranh châu, đi kèm theo là 5 thỏi mực tàu, bút viết và giá đỡ bằng gỗ mun được chạm khắc tinh xảo.
Cây bút lông có khắc chữ Hán trong bộ nghiên mực của vua Khải Định.
Cây bút lông có khắc chữ Hán trong bộ nghiên mực của vua Khải Định.
Chiếc nghiên mực lưỡng long tranh châu bằng đá huyền đen, được chạm khắc rồng 5 móng, vật dụng của hoàng đế triều Nguyễn.
Chiếc nghiên mực lưỡng long tranh châu bằng đá huyền đen, được chạm khắc rồng 5 móng, vật dụng của hoàng đế triều Nguyễn.
Ngai vàng trong ngôi dinh thự số 3 của cựu hoàng Bảo Đại ở Đà Lạt.
Ngai vàng trong ngôi dinh thự số 3 của cựu hoàng Bảo Đại ở Đà Lạt.
Ngọc Ninh (Tổng hợp từ Internet)