Chùm ảnh – Bồi hồi nhớ lại không khí ngày Quốc khánh 2/9

02/09/2012 07:06
Long Hy (Tổng hợp)
(GDVN) - Cách đây 67 năm, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đúng 14h ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh bước lên lễ đài, đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Đúng 14h ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh bước lên lễ đài, đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam  Á. 
Bộ quần áo kaki giản dị Bác mặc trong ngày lễ Độc lập do ông Phú Thịnh, chủ hiệu may có tiếng ở phố Hàng Quạt may. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tôi mặc xuềnh xoàng thôi. Không len, dạ đắt tiền làm gì, cốt tươm tất giản dị, không phải cà vạt cổ cồn là tốt”.

Bộ quần áo kaki giản dị Bác mặc trong ngày lễ Độc lập do ông Phú Thịnh, chủ hiệu may có tiếng ở phố Hàng Quạt may. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tôi mặc xuềnh xoàng thôi. Không len, dạ đắt tiền làm gì, cốt tươm tất giản dị, không phải cà vạt cổ cồn là tốt”.

Giọng Chủ tịch Hồ Chí Minh ấm áp và truyền cảm, khắc sâu vào trái tim hàng triệu người dân Việt Nam trong ngày độc lập.

Giọng Chủ tịch Hồ Chí Minh ấm áp và truyền cảm, khắc sâu vào trái tim hàng triệu người dân Việt Nam trong ngày độc lập.

Nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định: “Sự kiện 2/9 Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập, xác lập nền dân chủ cộng hòa, không chỉ chấm dứt chế độ đô hộ của phát xít, thực dân pháp mà còn chấm dứt chế độ phong kiến, đưa đất nước Việt Nam sang thời kỳ lịch sử mới - đó là nền Dân chủ Cộng hòa - để từ sức mạnh của một quốc gia độc lập ấy mà chúng ta tiếp tục cuộc kháng chiến giữ nước để bảo vệ thành quả cách mạng”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định: “Sự kiện 2/9 Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập, xác lập nền dân chủ cộng hòa, không chỉ chấm dứt chế độ đô hộ của phát xít, thực dân pháp mà còn chấm dứt chế độ phong kiến, đưa đất nước Việt Nam sang thời kỳ lịch sử mới - đó là nền Dân chủ Cộng hòa - để từ sức mạnh của một quốc gia độc lập ấy mà chúng ta tiếp tục cuộc kháng chiến giữ nước để bảo vệ thành quả cách mạng”.
Đông đảo tầng lớp nhân dân hân hoan lắng nghe bản Tuyên ngôn Độc Lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đông đảo tầng lớp nhân dân hân hoan lắng nghe bản Tuyên ngôn Độc Lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945.
Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945.

Vào ngày 2-9-1945, theo đúng kế hoạch, toàn bộ diễn biến buổi lễ khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ được truyền thanh trực tiếp vào Nam Bộ. Do lý do kỹ thuật, kế hoạch này không thể thực hiện được. Dù không được tận mắt nhìn Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, người dân Nam bộ vẫn thực hiện vẹn nguyên lời thề của Bản tuyên ngôn độc lập.
Vào ngày 2-9-1945, theo đúng kế hoạch, toàn bộ diễn biến buổi lễ khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ được truyền thanh trực tiếp vào Nam Bộ. Do lý do kỹ thuật, kế hoạch này không thể thực hiện được. Dù không được tận mắt nhìn Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, người dân Nam bộ vẫn thực hiện vẹn nguyên lời thề của Bản tuyên ngôn độc lập.

Người dân hân hoan trong niềm vui độc lập. Cũng từ đây, nhân dân ta chuẩn bị bước vào một giai đoạn lịch sử oai hùng để bảo vệ nền độc lập đã giành được.
Người dân hân hoan trong niềm vui độc lập. Cũng từ đây, nhân dân ta chuẩn bị bước vào một giai đoạn lịch sử oai hùng để bảo vệ nền độc lập đã giành được.
Thực hiện "Tuần lễ vàng", "Quỹ Độc lập", nhân dân Hà Nội hăng hái đến góp vàng, tiền ủng hộ kháng chiến tại Nhà hát Lớn, ngày 17/9/1945.
Thực hiện "Tuần lễ vàng", "Quỹ Độc lập", nhân dân Hà Nội hăng hái đến góp vàng, tiền ủng hộ kháng chiến tại Nhà hát Lớn, ngày 17/9/1945.
Dân quân cứu quốc Nam Bộ trong những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến, tháng 9 năm 1945.
Dân quân cứu quốc Nam Bộ trong những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến, tháng 9 năm 1945.
Sát cánh cùng đồng bào Nam Bộ kháng chiến, thanh niên Hà Nội yêu cầu Chính phủ cho vào Nam bộ diệt xâm lăng, tháng 9/1945.
Sát cánh cùng đồng bào Nam Bộ kháng chiến, thanh niên Hà Nội yêu cầu Chính phủ cho vào Nam bộ diệt xâm lăng, tháng 9/1945.
Bức ảnh “Ngày độc lập”, trong bộ sưu tập của Giáo sư người Pháp Phi-líp Đờ-vi-lê (Phillippe Devillers) trưng bày tại Nhà thông tin Tràng Tiền, nhân dịp 2-9-2010.

Bức ảnh “Ngày độc lập”, trong bộ sưu tập của Giáo sư người Pháp Phi-líp Đờ-vi-lê (Phillippe Devillers) trưng bày tại Nhà thông tin Tràng Tiền, nhân dịp 2-9-2010.

Long Hy (Tổng hợp)