Chùm ảnh độc: Tướng trận thời bình (P2)

02/05/2012 11:30
Xuân Ngọc
(GDVN) - Một vị tướng trong chiến tranh đã anh dũng ra trận, đã từng nắm trong tay hàng sư đoàn, quân đoàn, góp phần làm nên lịch sử hiển hách của dân tộc. Nay, khi nghỉ hưu họ sẽ ra sao?

tướng

Thiếu tướng, nhà văn Hồ Phương tên thật là Nguyễn Thế Xương, sinh năm 1931 tại Hà Đông, Hà Nội
Thiếu tướng, nhà văn Hồ Phương tên thật là Nguyễn Thế Xương, sinh năm 1931 tại Hà Đông, Hà Nội

Hồ Phương là nhà văn trưởng thành từ “Chiến sĩ Quyết tử” của Thủ Đô sáu mươi ngày đêm khói lửa bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của cha ông, gìm chân quân xâm lược cho cả nước bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến. Trực tiếp tham gia nhiều chiến dịch lớn suốt những năm chống Pháp trong đội hình của Đại đoàn quân chủ lực đầu tiên của Quân đội là Đại đoàn 308, sau này là Sư đoàn Quân Tiên phong Anh hùng, từ người lính lên Chính trị viên đại đội.
Hồ Phương là nhà văn trưởng thành từ “Chiến sĩ Quyết tử” của Thủ Đô sáu mươi ngày đêm khói lửa bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của cha ông, gìm chân quân xâm lược cho cả nước bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến. Trực tiếp tham gia nhiều chiến dịch lớn suốt những năm chống Pháp trong đội hình của Đại đoàn quân chủ lực đầu tiên của Quân đội là Đại đoàn 308, sau này là Sư đoàn Quân Tiên phong Anh hùng, từ người lính lên Chính trị viên đại đội.

Hồ Phương bắt đầu viết những truyện ngắn đầu tay về bộ đội từ khi mới 17 tuổi. Năm 1949 ông phụ trách một trong những tờ báo đầu tiên của Quân đội là báo Quân Tiên phong của Đại đoàn 308.
Hồ Phương bắt đầu viết những truyện ngắn đầu tay về bộ đội từ khi mới 17 tuổi. Năm 1949 ông phụ trách một trong những tờ báo đầu tiên của Quân đội là báo Quân Tiên phong của Đại đoàn 308.

Từ năm 1955 ông về Tổng cục Chính trị, là thành viên tham gia thành lập tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1957. Nhà văn Hồ Phương từng giữ chức Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1990 ông được phong quân hàm Thiếu tướng.
Từ năm 1955 ông về Tổng cục Chính trị, là thành viên tham gia thành lập tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1957. Nhà văn Hồ Phương từng giữ chức Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1990 ông được phong quân hàm Thiếu tướng.


Trong suốt cuộc đời quân ngũ của mình,tướng Lê Hữu Đức, người có thời được Mỹ ngụy kinh sợ gọi là “Hổ cụt Tây Nguyên”, đã 17 lần bị thương, mất một cánh tay và một lần mổ vai không thuốc gây mê, gây tê gì cả.

 
Trong suốt cuộc đời quân ngũ của mình,tướng Lê Hữu Đức, người có thời được Mỹ ngụy kinh sợ gọi là “Hổ cụt Tây Nguyên”, đã 17 lần bị thương, mất một cánh tay và một lần mổ vai không thuốc gây mê, gây tê gì cả.

Tướng Đức tâm sự trên một tờ báo: “Đi suốt hai cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc, nếu không có những người chiến sỹ quân y chắc chúng tôi không thể có mặt hôm nay”, tướng Đức hồi tưởng lại. Trong những năm 1961 - 1963, dù bị thương cụt một bàn tay từ năm 1947, song ông vẫn nhiều lần xin vào Nam trực tiếp chiến đấu, nhưng chưa được chấp nhận vì hồi đó lương thực còn khó khăn, bộ đội phải vừa sản xuất vừa chiến đấu mà ông thì chỉ có một bàn tay. Mãi đến đầu năm 1965 ông được cấp trên điều về Sư đoàn 325B vào Nam chiến đấu.
Tướng Đức tâm sự trên một tờ báo: “Đi suốt hai cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc, nếu không có những người chiến sỹ quân y chắc chúng tôi không thể có mặt hôm nay”, tướng Đức hồi tưởng lại.

Trong những năm 1961 - 1963, dù bị thương cụt một bàn tay từ năm 1947, song ông vẫn nhiều lần xin vào Nam trực tiếp chiến đấu, nhưng chưa được chấp nhận vì hồi đó lương thực còn khó khăn, bộ đội phải vừa sản xuất vừa chiến đấu mà ông thì chỉ có một bàn tay. Mãi đến đầu năm 1965 ông được cấp trên điều về Sư đoàn 325B vào Nam chiến đấu.

Kỷ niệm ấn tượng nhất của trung tướng Lê Hữu Đức là lần ông được một bác sĩ quân y khu 5 tên là Kỹ “mổ chay” để lấy một mảnh xương vỡ trên bả vai. Bác sĩ Kỹ nói: “Tôi không có thuốc gây mê, anh có chịu đau được thì tôi “mổ chay”, chứ để thế này thì không được, tay anh sẽ hỏng mất”. Tướng Đức đồng ý. Vị bác sĩ lấy dây treo cánh tay ông lên ngực, rồi rạch vết thương và chọc mạnh hai ngón tay vào bả vai ông. “Tôi nghiến chặt răng và nhìn thấy một luồng máu phụt cầu vồng từ vai ra. Tê dại. May mà anh ấy làm nhanh, chỉ hơn 5 phút là xong. Thấy làm nhanh quá, tôi lại nghiến răng đề nghị: “Anh xem lại có sót mảnh nào không lấy ra nốt cho tôi, thà chịu đau một lần còn hơn là sau này phải mổ lại”. Thế là anh Kỹ lại dùng hai tay banh vết thương ra, sục sạo rồi phấn khởi, nói: “Hết rồi ông Đức ạ”. Tôi thấy các bác sỹ của ta vừa giỏi mà cũng gan thật!
Kỷ niệm ấn tượng nhất của trung tướng Lê Hữu Đức là lần ông được một bác sĩ quân y khu 5 tên là Kỹ “mổ chay” để lấy một mảnh xương vỡ trên bả vai. Bác sĩ Kỹ nói: “Tôi không có thuốc gây mê, anh có chịu đau được thì tôi “mổ chay”, chứ để thế này thì không được, tay anh sẽ hỏng mất”. Tướng Đức đồng ý. Vị bác sĩ lấy dây treo cánh tay ông lên ngực, rồi rạch vết thương và chọc mạnh hai ngón tay vào bả vai ông. “Tôi nghiến chặt răng và nhìn thấy một luồng máu phụt cầu vồng từ vai ra. Tê dại. May mà anh ấy làm nhanh, chỉ hơn 5 phút là xong. Thấy làm nhanh quá, tôi lại nghiến răng đề nghị: “Anh xem lại có sót mảnh nào không lấy ra nốt cho tôi, thà chịu đau một lần còn hơn là sau này phải mổ lại”. Thế là anh Kỹ lại dùng hai tay banh vết thương ra, sục sạo rồi phấn khởi, nói: “Hết rồi ông Đức ạ”. Tôi thấy các bác sỹ của ta vừa giỏi mà cũng gan thật!

Trải suốt bao cuộc trường chinh lịch sử, nay sức khỏe đã yếu...
Trải suốt bao cuộc trường chinh lịch sử, nay sức khỏe đã yếu...
... việc tướng Đức dành nhiều thời gian trong ngày là đọc sách, báo
... việc tướng Đức dành nhiều thời gian trong ngày là đọc sách, báo

Thiếu tướng Nguyễn Huy Nam bắt đầu tham gia Cách mạng từ năm 15 tuổi với 52 năm phục vụ trong quân đội.
Thiếu tướng Nguyễn Huy Nam bắt đầu tham gia Cách mạng từ năm 15 tuổi với 52 năm phục vụ trong quân đội.
Ông giữ cương vị Tư lệnh sư đoàn 10, quân đoàn 3 với mũi tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất trong Chiến dịch Hồ Chí Minh và từng là đặc phái viên tại Quảng Trị. Ngoài ra, thiếu tướng Nguyễn Huy Nam trước đó từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, chiến trường Campuchia, Chiến dịch Biên giới, Thượng Lào…
Ông giữ cương vị Tư lệnh sư đoàn 10, quân đoàn 3 với mũi tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất trong Chiến dịch Hồ Chí Minh và từng là đặc phái viên tại Quảng Trị. Ngoài ra, thiếu tướng Nguyễn Huy Nam trước đó từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, chiến trường Campuchia, Chiến dịch Biên giới, Thượng Lào…
Công việc yêu thích hàng ngày của vị "tướng trận thời bình" này là chăm sóc cây cảnh
Công việc yêu thích hàng ngày của vị "tướng trận thời bình" này là chăm sóc cây cảnh
Trò chuyện cùng người hàng xóm, Thiếu tướng Hồ Phương
Trò chuyện cùng người hàng xóm, Thiếu tướng Hồ Phương
Trung tướng Nguyễn Ân, nguyên là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 - đơn vị đầu tiên tiến thẳng vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 lịch sử
Trung tướng Nguyễn Ân, nguyên là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 - đơn vị đầu tiên tiến thẳng vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 lịch sử

"Trước khi tiến vào Dinh Độc Lập, ông có biết Tổng thống Dương Văn Minh và nội các đã bị Trung đoàn 66 của ông Nguyễn Xuân Thệ bắt, đang đưa ra đài phát thanh, đọc lời đầu hàng không?" - chúng tôi hỏii “Vì không biết nên đó lại là một câu chuyện hay. Khi chúng tôi vào thì toàn bộ nội các Dương Văn Minh đều ở dưới tầng một, nhưng Dương Văn Minh thì không thấy, anh em khi đó mới tá hỏa. Nhất là anh Nguyễn Hữu An - Tư lệnh quân đoàn II - cuống hết cả lên...”- ông Ân nói. “Trước đó chúng tôi đã báo lên cho anh Lê Trọng Tấn là chiếm được Dinh Độc Lập rồi. Ngay lập tức anh Trọng Tấn cử anh Lân xuống xem hiện trường. Lúc đó trước mặt anh Lân có toàn bộ chính quyền Sài Gòn nhưng Dương Văn Minh thì biết mất (?). Lúc đó anh Lân chạy ra hỏi anh An: Anh An ơi, chết rồi, Dương Văn Minh đi đâu mất không thấy, trong phòng họp cũng không thấy Dương Văn Minh đâu...?”. Ông Ân nhớ lại. “Khi biết được Trung đoàn 66 áp giải Dương Văn Minh ra đài phát thanh. Ngay lập tức anh Nguyễn Hữu An nói: Thôi chết rồi phải đưa ngay Dương Văn Minh về đây... Về đến Dinh Độc Lập, Dương Văn Minh nghe tiếng súng nổ nên sợ, chúng tôi liền đưa Dương Văn Minh xuống đường hầm, khi đó Dương Văn Minh nói: "Quân tôi không còn tinh thần nào mà chiến đấu nữa...”. (Theo VTC)

"Trước khi tiến vào Dinh Độc Lập, ông có biết Tổng thống Dương Văn Minh và nội các đã bị Trung đoàn 66 của ông Nguyễn Xuân Thệ bắt, đang đưa ra đài phát thanh, đọc lời đầu hàng không?" - chúng tôi hỏii

“Vì không biết nên đó lại là một câu chuyện hay. Khi chúng tôi vào thì toàn bộ nội các Dương Văn Minh đều ở dưới tầng một, nhưng Dương Văn Minh thì không thấy, anh em khi đó mới tá hỏa. Nhất là anh Nguyễn Hữu An - Tư lệnh quân đoàn II - cuống hết cả lên...”- ông Ân nói.

“Trước đó chúng tôi đã báo lên cho anh Lê Trọng Tấn là chiếm được Dinh Độc Lập rồi. Ngay lập tức anh Trọng Tấn cử anh Lân xuống xem hiện trường. Lúc đó trước mặt anh Lân có toàn bộ chính quyền Sài Gòn nhưng Dương Văn Minh thì biết mất (?). Lúc đó anh Lân chạy ra hỏi anh An: Anh An ơi, chết rồi, Dương Văn Minh đi đâu mất không thấy, trong phòng họp cũng không thấy Dương Văn Minh đâu...?”. Ông Ân nhớ lại. 

“Khi biết được Trung đoàn 66 áp giải Dương Văn Minh ra đài phát thanh. Ngay lập tức anh Nguyễn Hữu An nói: Thôi chết rồi phải đưa ngay Dương Văn Minh về đây... Về đến Dinh Độc Lập, Dương Văn Minh nghe tiếng súng nổ nên sợ, chúng tôi liền đưa Dương Văn Minh xuống đường hầm, khi đó Dương Văn Minh nói: "Quân tôi không còn tinh thần nào mà chiến đấu nữa...”. (Theo VTC)


việt

Xuân Ngọc