Chuyên gia Nga: Đã đến lúc Nga cần liên minh với Mỹ-Nhật thay vì TQ

18/01/2014 09:01
Việt Dũng
(GDVN) - Chuyên gia Nga đánh giá các lợi ích và thiệt hại trong mối quan hệ của Nga với Trung Quốc và Mỹ-châu Âu-Nhật Bản, qua đó đề xuất đối tác cần liên minh.
Máy bay tác chiến của Trung Quốc đã vượt Nhật, Nga, xếp thứ hai thế giới, sau Mỹ (về số lượng)
Máy bay tác chiến của Trung Quốc đã vượt Nhật, Nga, xếp thứ hai thế giới, sau Mỹ (về số lượng)

Tờ "Moskovsky Komsomolets" ngày 15 tháng 1 đặt câu hỏi: Ai là kẻ địch hung ác nhất? Ai là bạn tốt nhất? Trong đối kháng toàn cầu tương lai, Nga sẽ đứng về phía ai? Là Mỹ hay là Trung Quốc?

Học giả kinh tế, học giả xã hội và nhà hoạt động chính trị Nga Vladislav Inozemtsev cho rằng, Nga cần liên minh với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, chống lại Trung Quốc nhằm giành được lợi ích tối đa, chứ không phải là hợp tác với Trung Quốc, làm người tiên phong chống Mỹ.

Vladislav Inozemtsev cho rằng, năm 2014 sẽ chào đón ngày kỷ niệm tròn 100 năm nổ ra Chiến tranh thế giới thứ nhất và tròn 25 măm kết thúc Chiến tranh Lạnh, ngày kỷ niệm thứ nhất là thời đại thống trị châu Âu của chính trị thế giới bắt đầu kết thúc, ngày kỷ niệm thứ hai đặt dấu chấm hết cho thế giới hai cực. Sự kết thúc của hai cuộc chiến tranh này đều không được bên thất bại chấp nhận.

Vai trò ảnh hưởng thế giới của Nga giảm xuống nhanh chóng vào thập niên 90 của thế kỷ 20, bởi vì có lý do trở thành người phản đối tích cực nhất của chủ nghĩa bá quyền Mỹ, nhưng lý do hoàn toàn không phải luôn có thể trở thành lý do. Rất khó nói hành vi của Mỹ gây ra thiệt hại rõ ràng cho Nga.

Kinh tế Mỹ đã làm cho thế giới thoát khỏi khủng hoảng toàn cầu năm 1997-1998. Đầu thế kỷ 21, Mỹ xâm lược Iraq làm cho giá dầu tăng lên, đã giúp Nga khôi phục trở lại. Huống hồ, nếu không có nền tảng vật chất, Nga cho dù có lý do không hài lòng với Mỹ, cũng không nên trở thành người tiên phong chống Mỹ, trong khi đó, nền tảng này thực sự còn chưa có.

Trong 50 năm qua, tỷ trọng của Mỹ trong nền kinh tế thế giới từ 37,7% giảm xuống 25,4%, tỷ trọng của Liên Xô/Nga từ 6,9% giảm xuống còn 2,2%.

Nếu không tính Belarus và Ukraine được mua chuộc, thì hiện nay Nga không có đồng minh sẵn sàng sống chết đi theo. Ngoài ra còn có một tình hình hoàn toàn mới: Trong lịch sử 500 năm, Nga chưa từng liên minh thực sự, cũng không từng đóng vai trò chủ đạo. Một khi đối kháng giữa Mỹ và Trung Quốc trầm trọng hơn, Nga bất kể đứng về bên nào đều sẽ không đóng vai trò chủ đạo.

Người Nga luôn quen với hỏi dò ai đứng về phía họ, nhưng vĩnh viễn chưa từng nghĩ thông mình sẽ đứng về phía ai. Hiện nay hầu như đã đến lúc đưa ra vấn đề này, nếu như mâu thuẫn Trung-Mỹ sâu sắc thêm, Nga áp dụng lập trường nào sẽ có lợi hơn? Là thuyết phục mình tham gia vào Tổ chức hợp tác Thượng Hải, làm vai trò hạng hai, xung đột với Mỹ? Hay tái cân nhắc lập trường của mình, liên kết với Mỹ chống lại Trung Quốc?

Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình thăm Nga vào tháng 3 năm 2013 - chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi lên nắm quyền
Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình thăm Nga vào tháng 3 năm 2013 - chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi lên nắm quyền

Trung Quốc hôm nay, trên tất cả các phương diện ngoài lực lượng hạt nhân chiến lược, đều là nước lớn quân sự thứ hai, chỉ đứng sau Mỹ (về số lượng). Năm 2012, chi tiêu quân sự của Trung Quốc lên tới 166,1 tỷ USD, từ năm 2000 đã tăng lên 6,5 lần. Trong khi đó, tổng kim ngạch chi tiêu quân sự của Mỹ là 680,4 tỷ USD, đã tăng 1,3 lần.

Nếu tình hình này tiếp diễn, qua 12 năm nữa, chi tiêu quân sự Trung-Mỹ sẽ ngang hàng. Nếu có đồng minh là Nga, Trung Quốc sẽ sớm giành được cỗ máy quân sự mạnh nhất thế giới hơn. Nhìn từ tình hình trên các phương diện, Trung Quốc sẽ không thỏa mãn với việc chỉ muốn có được vị thế nước lớn quân sự châu Á.

Trung Quốc hiện đã ký kết thỏa thuận quân sự với các nước như Pakistan, Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka, Madagascar, Seychelles, Maldives và Mauritius; từ Myanmar (?) đến Sudan đều có Quân đội Trung Quốc đồn trú.

Mỹ đang cố gắng áp dụng tất cả các biện pháp, tăng cường quan hệ đối tác quân sự, chính trị với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Ấn Độ và các đồng minh khác, ngăn cản Trung Quốc trở thành nước lớn hải quân có thể ngang hàng với Mỹ ở Thái Bình Dương.

Vũ khí trang bị của Trung Quốc được tuyên truyền là bước vào thời kỳ phát triển kiểu "giếng phun", tức là bùng nổ, tuôn trào.
Vũ khí trang bị của Trung Quốc được tuyên truyền là bước vào thời kỳ phát triển kiểu "giếng phun", tức là bùng nổ, tuôn trào.

Chuyên gia Nga cho rằng, khi xác định lập trường của nước mình, Nga không thể bị kích động, cần bình tĩnh cân nhắc tất cả lợi-hại. Chủ yếu phải cân nhắc tới 2 nhân tố lớn:

Một mặt, Nga cần tính toán tỉ mỉ khái niệm "Mỹ suy yếu". Hiện nay là lần thứ năm bàn về vấn đề Mỹ suy thoái trên phạm vi thế giới kể từ khi Liên xô phóng vệ tinh nhân tạo đến nay, mọi người quen bàn về nợ công khổng lồ của Mỹ, khủng hoảng kinh tế Mỹ và sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Nhưng, trên phương diện này, phải nhớ lại một chút, những lời tiên đoán trước đây cuối cùng kết thúc như thế nào, chẳng hạn Liên Xô giải thể, Nhật Bản chấm dứt tìm kiếm vị thế chủ đạo kinh tế thế giới.

Huống hồ, nền kinh tế được cho là "thất bại" của Mỹ đã tăng trưởng 4,1% vào quý 4 năm 2013, trong khi đó, nền kinh tế được cho là "thành công" của Nga thì mức tăng lại không đến 1%. Hơn 200 năm qua, Mỹ đã thể hiện đầy đủ kỳ tích họ có thể không ngừng thích ứng với điều kiện thay đổi, nguồn lực này đến nay vẫn chưa cạn kiệt.

Mặt khác, Nga cần đánh giá lợi ích của mình khi đối đầu với hợp tác của các bên. Mỹ, EU và Nhật Bản là các nền kinh tế khoa học công nghệ cao hậu công nghiệp. Vấn đề của Trung Quốc sẽ xuất hiện theo sự tăng trưởng kinh tế, đòi hỏi phải chuyển đổi sản xuất. Nga có tài nguyên phong phú, bất kể nhìn từ góc độ tái công nghiệp hóa hay phát triển khu vực Siberia và Viễn Đông, đều là ứng cử viên lý tưởng cho vai trò này.

Trung Quốc ngày càng mạnh dạn công khai vũ khí trang bị để răn đe các đối thủ
Trung Quốc ngày càng mạnh dạn công khai vũ khí trang bị để răn đe các đối thủ

Trái lại, là cường quốc công nghiệp chủ yếu của thế giới, Trung Quốc không cần thiết tạo ra cho mình đối thủ cạnh tranh như Nga. Trung Quốc nghiêng về việc chỉ mua nguyên vật liệu của Nga, chứ không muốn tiến hành đầu tư vào năng lực sản xuất ở Nga.

Nếu ủng hộ Bắc Kinh, liên minh với Trung Quốc, Nga sẽ trở thành nước lệ thuộc nguyên liệu của châu Á, chứ không còn là châu Âu. Thật không rõ, Nga và Trung Quốc liên minh về chính trị sẽ giành được những lợi ích kinh tế nào.

Trái lại, cùng với việc mâu thuẫn Trung-Mỹ trầm trọng hơn, Nga sẽ có được cơ hội độc nhất vô nhị, thông qua xây dựng quan hệ với Mỹ và đồng minh của họ, nâng cao lập trường của mình ở phương Đông.

Trong cơ cấu tổng GDP của tất cả các nước khu vực Thái Bình Dương, các nước châu Á chiếm 48,6%, Mỹ và Autralia chiếm 46,1%, Nga chiếm 5,3%. Ưu thế của châu Á hoàn toàn không rõ, càng không cần nhắc tới vị thế chủ đạo của Trung Quốc.

Dưới sự phân bố sức mạnh này, vai trò của Nga đặc biệt quan trọng, Nga hoàn toàn có thể đặt cho đối phương điều kiện và mức giá sẵn sàng trả để có được đồng minh quan trọng - Nga.

Trong đối đầu địa-chính trị mới, đối với vấn đề Nga sẽ đứng về phía ai, là liên kết với châu Á chống lại Mỹ-Âu hay là hợp tác với Mỹ (và châu Âu) đối phó châu Á, rất nhanh sẽ có câu trả lời. Đây cũng là vấn đề quan trọng nhất Nga gặp phải trong thế kỷ 21.

Trung Quốc tìm mọi cách để buôn bán vũ khí kiếm lợi nhuận, nhưng ra sức tuyên truyền đòi Nhật Bản không được làm như vậy.
Trung Quốc tìm mọi cách để buôn bán vũ khí kiếm lợi nhuận, nhưng ra sức tuyên truyền đòi Nhật Bản không được làm như vậy.

Inozemtsev cho rằng, Nga nếu như lựa chọn đi theo Trung Quốc, phương hướng định vị chiến lược này thực chất không phải phương Đông, mà là phương nam, bởi vì ở phương Đông, tức Thái Bình Dương, Nga chủ yếu đối mặt với Canada, Mỹ, Mexico và Nhật Bản.

Điều này có nghĩa là, trong tầng lớp tinh hoa chính trị Nga, tư tưởng chủ nghĩa Âu-Á đã chiếm thượng phong, vì thế không tiếc đầu tư vài chục tỷ USD hỗ trợ các nước Liên Xô cũ ở hướng nam.

Nhưng, sự định vị thiên về hướng nam này sẽ khiến cho Nga mất đi ưu thế tự nhiên của mình, đó là cửa ra biển của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đối với Nga, liên minh với Trung Quốc chẳng khác nào tự đóng cửa, chứ không phải là mở rộng cánh cửa hướng ra thế giới, bất kể ở ở phương Tây hay ở phương Đông.

Trái lại, nếu Nga liên minh với Mỹ và Nhật Bản sẽ hình thành liên minh Bắc Thái Bình Dương, về thực lực và năng lực đều có thể so sánh với NATO. Nga sẽ thu hút các nhà đầu tư phát triển khu vực phía đông, kiểm soát hành lang vận tải phía bắc, tăng cường hợp tác với Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ.

Hơn nữa, hứa hẹn xây dựng một "Liên minh phương Bắc", về tất cả các phương diện như lực lượng hạt nhân chiến lược, công nghệ đến tài chính và dự trữ nguyên liệu đều có ưu thế mang tính áp đảo đối với "Liên minh phương Nam toàn cầu".

Khi đó, Nga sẽ có được cơ hội ngang nhau được mời, chứ không phải bị ép, gia nhập vào câu lạc bộ các nước phát triển nhất thế giới có truyền thống văn hóa chung.

Trung Quốc tuyên bố "trỗi dậy hòa bình", "phát triển hòa bình", nhưng chủ trương "đường lưỡi bò" bất hợp pháp, năm 2013 ra sức biên chế tàu chiến cho Hạm đội Nam Hải, đẩy mạnh tập trận liên hợp quy mô lớn, đáng chú ý là tập trận tác chiến biên đội, tác chiến giữa các hạm đội lớn, tập trận đối kháng thực binh, bắn đạn thật, có rất nhiều khoa mục có tính chất nhằm vào đối tượng rõ ràng có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố "trỗi dậy hòa bình", "phát triển hòa bình", nhưng chủ trương "đường lưỡi bò" bất hợp pháp, năm 2013 ra sức biên chế tàu chiến cho Hạm đội Nam Hải, đẩy mạnh tập trận liên hợp quy mô lớn, đáng chú ý là tập trận tác chiến biên đội, tác chiến giữa các hạm đội lớn, tập trận đối kháng thực binh, bắn đạn thật, có rất nhiều khoa mục có tính chất nhằm vào đối tượng rõ ràng có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.
Việt Dũng