Chuyên gia Nga: Phòng thủ tên lửa của Trung Quốc chỉ ở trình độ thấp

11/01/2014 05:42
Việt Dũng
(GDVN) - Trung Quốc hiện chưa có hệ thống cảnh báo sớm tập kích tên lửa, nên hệ thống phòng thủ tên lửa mới nằm ở giai đoạn phát triển sơ cấp.
Trung Quốc bắn thử 2 quả tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 (nguồn: báo Hoàn Cầu, TQ)
Trung Quốc bắn thử 2 quả tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 (nguồn: báo Hoàn Cầu, TQ)

Tạp chí "Quốc phòng" Nga kỳ 11 năm 2013 đã đăng bài viết của Vladimir Valeriyevich Yevseyev, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chính trị xã hội Nga. Bài viết đã chủ yếu phân tích hiện trạng phát triển của vũ khí phòng thủ tên lửa và khả năng đánh chặn tên lửa đoạn cuối và đoạn giữa của Trung Quốc, đặc biệt chỉ ra, do không xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm tập kích tên lửa, hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc chỉ nằm ở giai đoạn phát triển sơ cấp. Nội dung chính của bài viết như sau:

Ngày 12 tháng 2 năm 2013, CHDCND Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba. Không thể nghi ngờ, lần thử nghiệm hạt nhân này đã gây ra hậu quả lâu dài. Rất có thể, Mỹ sẽ đẩy nhanh với mức độ lớn các bước xây dựng trận địa phòng thủ tên lửa ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Điều này trước hết liên quan đến vành đai hình cung: Australia, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản và Alaska cùng với các cơ sở của Mỹ ở California và quần đảo Hawaii. Điều này yêu cầu Bắc Kinh gia tăng rõ rệt số lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, trang bị cho nó đầu đạn độc lập và hệ thống đột phát phòng không.

Quan hệ quân sự-chính trị giữa Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc đang được củng cố; trên nền tảng lớp thứ hai của tên lửa đẩy Naro-1, Hàn Quốc đồng thời sẽ nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo kiểu cơ động tầm phóng không dưới 8.000 km, trọng lượng đầu đạn là 1 tấn. Điều này sẽ không vi phạm thỏa thuận ký giữa Nga với Seoul trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, bởi vì lớp thứ hai của tên lửa đẩy Naro-1 hoàn toàn là do các chuyên gia Hàn Quốc nghiên cứu chế tạo.

Một số tỉnh của Trung Quốc tiếp giáp Bắc Triều Tiên nằm trong tầm bắn của loại tên lửa này. Để đáp trả, Trung Quốc có thể xây dựng trận địa phòng thủ tên lửa tương ứng.

Nếu Nhật Bản và Hàn Quốc đưa ra quyết định nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân và phương tiện vận chuyển chúng, tình hình có thể sẽ xấu đi nghiêm trọng. Cộng với Ấn Độ đang nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm bắn 8.000-12.000 km, điều này có thể sẽ thúc đẩy Trung Quốc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của họ.

Phòng thủ tên lửa đoạn cuối

Tại triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Chu Hải lần thứ 9 tổ chức vào tháng 11 năm 2012, Trung Quốc đã trưng bày hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9A (phiên bản xuất khẩu FD-2000). Hệ thống này dùng cho cả ngày lẫn đêm, đánh chặn máy bay, trực thăng và tên lửa hành trình trong bất cứ độ cao nào (30.000 m trở xuống).

Trung Quốc là nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cuối cùng sở hữu cụm chiến đấu tàu sân bay.
Trung Quốc là nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cuối cùng sở hữu cụm chiến đấu tàu sân bay.

Ngoài ra, hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm gần có độ cao đánh chặn dưới 20.000 m. Trang bị tên lửa của hệ thống này trang bị đầu đạn sát thương - phá hủy nặng 180 km, khi cách mục tiêu 35 m, ngòi nổ vô tuyến điện hạ đạt lệnh nổ.

Tên lửa HQ-9 do Viện nghiên cứu công nghệ quốc phòng thuộc Tập đoàn Tập đoàn khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc nghiên cứu chế tạo. Công tác nghiên cứu phát triển trên hướng này được bắt đầu từ năm 1980, được đẩy nhanh rõ rệt sau khi nhập khẩu hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 của Nga vào năm 1993. Rõ ràng, chuyên gia Trung Quốc sau này đã thao khảo rất nhiều phương án công nghệ và đặc điểm thiết kế của hệ thống tên lửa phòng không do Nga chế tạo trong quá trình nghiên cứu phát triển HQ-9.

Cuối thập niên 1990, hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 trang bị cho Quân đội Trung Quốc. Nhưng sử dụng những thông tin từ hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ và S-300PMU-2 của Nga, chuyên gia Trung Quốc đã tiếp tục tích cực tiến hành công tác hoàn thiện hệ thống này. Năm 2003 Trung Quốc mua 16 hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-2 của Nga cũng đã thúc đẩy công tác này.

Điều này đồng thời đã hoàn thành 2 nhiệm vụ: cung cấp phòng thủ đối không cho các mục tiêu quan trọng nhất, sao chép các bộ phận có liên quan của hệ thống tên lửa phòng không mới Nga. Kết quả đã nghiên cứu chế tạo ra HQ-9A - phiên bản cải tiến của HQ-9.

Được lợi từ hoàn thiện thiết bị điện tử và phần mềm, hệ thống này có hiệu quả tác chiến cao hơn, không chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ phòng không, mà còn có thể thực hiện nhiệm vụ phòng thủ tên lửa.

Một phương án máy bay chiến đấu chuyên dụng hải quân thế hệ thứ sáu mới của Công ty Boeing Mỹ (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Một phương án máy bay chiến đấu chuyên dụng hải quân thế hệ thứ sáu mới của Công ty Boeing Mỹ (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)

Việc nghiên cứu chế tạo đầu tự dẫn radar chủ động của tên lửa HQ-9A rất có thể đã hoàn thành. Trên cơ sở sử dụng rộng rãi vật liệu composite và sử dụng nhiên liệu rắn mới, đang tiếp tục hoàn thiện tên lửa. Khác với tên lửa phòng không tiêu chuẩn, kích thước tên lửa của hệ thống tên lửa phòng không FT-2000 nhỏ hơn, sử dụng đầu tự dẫn radar bị động.

Hệ thống tên lửa phòng không loại này gồm có radar hướng dẫn và chiếu xạ cơ động đa năng HT-233. Phạm vi quét của radar sóng ngắn X là: góc phương vị 360 độ, góc cao thấp 65 độ. Khoảng cách dò tìm tối đa đối với mục tiêu trên không là 120 km, cự ly bám theo là 90 km. Có thể bảo đảm đồng thời dò tìm trên 100 mục tiêu, bắt được và theo dõi trên 50 mục tiêu.

Ngoài ra, có radar dò tìm mục tiêu bay thấp dùng để dò tìm và đo đạc tọa độ mục tiêu tầng trời thấp trong điều kiện bị gây nhiễu phức tạp, trong đó có tên lửa hành trình diện phản xạ nhỏ. Radar cơ động này làm việc ở sóng ngắn L.

Cần phải chỉ ra, hệ thống điều khiển của hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 (A) tương thích với hệ thống điều khiển của hệ thống tên lửa phòng không S-300P, từ đó có thể tùy ý kết hợp triển khai.

Lãnh đạo Quân đội Trung Quốc cho rằng, dùng hệ thống này có thể bảo đảm bảo vệ các mục tiêu quan trọng nhất của Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, tỉnh Hà Bắc, vùng châu thổ sông Châu Giang và vùng châu thổ sông Trường Giang. Đang xây dựng hệ thống phòng không mang tính khu vực có khả năng đánh chặn một phần mục tiêu đạn đạo.

Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông
Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông

Lấy hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 làm nguyên mẫu, chuyên gia đã nghiên cứu chế tạo phiên bản hải quân của nó là HHQ-9. Hệ thống HHQ-9 trang bị cho tàu khu trục tên lửa Type 052C.

Chiếc tàu đầu tiên loại này trang bị cho Hải quân Trung Quốc vào năm 2003. Còn có 4 chiếc đang trong các giai đoạn chế tạo khác nhau. Các tàu trong số những tàu chiến trên triển khai mô đun thiết bị bắn thẳng đứng cho 6 quả tên lửa phòng không HHQ-9.

Hệ thống tên lửa phòng không HHQ-9 được nghiên cứu trên nền tảng tên lửa S-300 của Nga. Mặc dù hệ thống của Nga và Trung Quốc rất giống nhau, nhưng chúng còn có khác biệt, trong đó, thiết bị bắn của Trung Quốc sử dụng thùng chứa không hoạt động, mỗi thùng chứa đều có nắp của nó.

Vì vậy, Trung Quốc có thể độc lập sản xuất hệ thống phòng không trên mặt đất và biển có tính năng kỹ chiến thuật tương tự như tên lửa S-300-PMU-1 do Nga chế tạo, từ đó có thể bảo vệ cho những mục tiêu quan trọng nhất có quy mô tương đối nhỏ tránh bị mục tiêu đạn đạo tấn công (đánh chặn đầu cuối).

Đồng thời cũng đã nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng thủ tên lửa khác có thể đánh chặn mục tiêu đạn đạo đoạn giữa. Điều này sẽ giúp cho Trung Quốc có thể xây dựng trận địa phỏng thủ tên lửa bố trí hình bậc thang, thứ bảo vệ lúc đó không phải là mục tiêu đơn độc, mà là khu vực quan trọng nhất.

Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông (ảnh minh họa)
Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông (ảnh minh họa)

Phòng thủ tên lửa đoạn giữa

Tháng 1 năm 2013, Quân đội Trung Quốc dùng tên lửa phòng thủ mặt đất, đã đánh chặn một đầu đạn tên lửa tầm trung, tên lửa này có thể đánh chặn vệ tinh ở độ cao 20.000-22.000 m. Hệ thống "Động năng-2" do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo là hoạt động đánh chặn tiến hành ở ngoài bầu khí quyển cao mấy trăm km. Lần thử nghiệm này chứng minh, Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng thủ tên lửa và chống vệ tinh sát chiến đấu thực tế, hệ thống này từng tiến hành kiểm tra vào tháng 1 năm 2010.

Phiên bản phỏng thủ tên lửa sớm hơn có tên là KT-1, là phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21. KT-1 trang bị vũ khí đánh chặn động năng.

Năm 2007, đã tiến hành thử nghiệm KT-1 lần đầu tiên, khi đó ở khu vực có độ cao 864 km, đã tiêu diệt vệ tinh khí tượng hỏng nặng 954 tấn.

Thông qua phân tích thông tin hiện có có thể đưa ra kết luận, trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa, hệ thống "động năng-2" của Trung Quốc tương tự như "Aegis bờ biển" (có kế hoạch triển khai ở Romania vào năm 2014) sử dụng tên lửa phòng thủ tên lửa S-3.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Mỹ và Trung Quốc cùng tiến mạnh. Hai quốc gia này đều đang nghiên cứu chế tạo hệ thống có thể dùng để tiêu diệt vệ tinh và đánh chặn đầu đạn tên lửa đạn đạo. Tháng 2 năm 2008, Mỹ cũng thông qua phương thức dùng tên lửa SM-3 tiêu diệt vệ tinh trinh sát hỏng ở độ cao 347 km, đã diễn tập hiệu quả của hệ thống đang nghiên cứu. Tên lửa phòng thủ tên lửa phóng trên tàu tuần dương tên lửa USS Lake Erie. Hoạt động này tiêu tốn 30-40 triệu USD.

Mỹ phóng tên lửa đánh chặn
Mỹ phóng tên lửa đánh chặn

Lầu Năm Góc bày tỏ rất lo ngại đối với việc Trung Quốc lần gần đây nhất thử nghiệm tên lửa phòng thủ tên lửa KT-2. Lầu Năm Góc kêu gọi Trung Quốc "bày tỏ tính minh bạch hơn trên phương diện năng lực và ý đồ của mình".

Chuyên gia Mỹ cho rằng, Trung Quốc còn đang nghiên cứu phát triển công nghệ vũ khí chống vệ tinh khác, bao gồm vũ khí laser chống vệ tinh, gây nhiễu điện từ và điện tử tác động đến vệ tinh. Mỹ có lập trường tương đối nghiêm trọng là do rất nhiều ưu thế quân sự của họ tùy thuộc vào kênh thông tin vệ tinh có dung lượng rất lớn và vũ khí dẫn đường chính xác sử dụng GPS, chỉ thị mục tiêu cho nó.

Đồng thời, người Mỹ cố gắng giữ kín tiếng trên phương diện nghiên cứu phát triển vũ khí chống vệ tinh.

Hệ thống cảnh báo sớm tập kích tên lửa

Quay trở lại vấn đề phòng thủ tên lửa, điều cần chỉ ra là, hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia không thể được xây dựng xong trong tình hình không có hệ thống cảnh báo sớm tập kích tên lửa.

Một điểm yếu gây ảnh hưởng đến việc xây dựng trận địa phòng thủ tên lửa khu vực của Trung Quốc là họ thực sự không có hệ thống cảnh báo sớm tập kích tên lửa.

Hệ thống cảnh báo sớm tập kích tên lửa của Nga gồm có radar cảnh báo sớm mặt đất ("sông Daryal", "Volga", "Sông Đông-2N", "Voronezh") và vệ tinh quỹ đạo hình e-líp, vệ tinh quỹ đạo tĩnh Trái đất.

Radar cảnh báo sớm quân sự cỡ lớn Trung Quốc (ảnh minh họa)
Radar cảnh báo sớm quân sự cỡ lớn Trung Quốc (ảnh minh họa)

Căn cứ vào những thông tin hiện có, hiện nay Quân đội Trung Quốc chưa có vệ tinh có thể trinh sát được hoạt động phóng của tên lửa đạn đạo và hướng bay của nó.

Tình hình radar cảnh báo sớm hoàn toàn không rõ. Đương nhiên, Trung Quốc có một số radar siêu tầm nhìn có thể dò tìm mục tiêu đạn đạo bay trong khoảng cách 3.000 km. Nhưng, chưa chắc đã làm xong trường radar liên tục.

Vì vậy, hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc chỉ nằm ở giai đoạn phát triển sơ cấp.

Trung Quốc đã xây dựng xong hệ thống tác chiến mặt đất có thể đánh chặn đầu đạn tên lửa tầm trung đoạn cuối.

Trong tương lai gần, sẽ xây dựng xong hệ thống tương tự phiên bản hải quân. Đang nghiên cứu chế tạo hệ thống đánh chặn động năng đoạn giữa. Nhưng, nhiệm vụ chính của nó không phải là phòng thủ tên lửa, mà là phá hủy tàu vũ trụ của địch.

Trước khi xây dựng xong hệ thống cảnh báo sớm tập kích tên lửa mặt đất, bàn tới khả năng Trung Quốc xây dựng xong hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia là vội vàng.

Việt Dũng