CSIS hiến kế ngăn chặn sự bành trướng quân sự của Trung Quốc trên biển

15/08/2012 07:05
Nguyễn Hường (nguồn RT)
(GDVN) - Mỹ nên đặt một tàu sân bay hạt nhân tại Australia, tăng gấp đôi lượng tàu ngầm hạt nhân tại Guam, triển khai tàu chiến tới Hàn Quốc và nâng cấp khả năng phòng thủ tên lửa ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam.

> Tra cứu ĐIỂM THI ĐH-CĐ 2012 nhanh, chính xác nhất
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông 

Liệu có phải Mỹ đang mất dần vị trí siêu cường thế giới trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang ngày càng gia tăng? Câu hỏi này đã làm đau đầu không ít các nhà phân tích và chính khách Mỹ.
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln của Hải quân Mỹ.
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln của Hải quân Mỹ.
Nhưng một bản báo cáo mới được tiết lộ đã vạch rõ ra các biện pháp chiến lược giúp Mỹ tăng cường sự hiện diện trong khu vực này và kìm chế sự ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, nội dung bản đánh cáo mang tựa đề "Vị thế chiến lược của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương: Đánh giá độc lập" cho thấy Mỹ như đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột có thể xảy ra với Trung Quốc trong tương lai.
Bản đánh cáo được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington. CSIS là một tổ chức phi chính phủ, nhưng một số đánh giá của nó được thực hiện dưới sự ủy thác của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bản đánh giá trên được đưa ra trên cơ sở các cuộc thảo luận với những nhân viên quân sự hàng đầu của Lầu Năm Góc tại Thái Bình Dương. 
Bản báo cáo được phát hành hôm 27/6, nhưng chỉ được công bố trên các phương tiện truyền thông sau khi tác giả của nó, David Berteau và Michael Green, đứng ra đối chứng trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ hôm 1/8.
Máy bay do thám RQ-4 Global Hawk Mỹ dự kiến sẽ triển khai tới Nhật Bản.
Máy bay do thám RQ-4 Global Hawk Mỹ dự kiến sẽ triển khai tới Nhật Bản. 
Theo nội dung của bản đánh giá, "địa thế chiến lược không chắc chắn mà Mỹ và các đồng minh cũng như các đối tác của mình đang phải đối mặt tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc sẽ tác động như thế nào tới trật tự và ổn định của khu vực trong những năm tới".
Trên cơ sở này, bản đánh giá chỉ ra rằng Mỹ cần phải tái định vị và tăng cường lực lượng quân sự trên đảo Guam và quần đảo Bắc Mariana - các vị trí chiến lược tại Tây Thái Bình Dương - để cân bằng lại sự ảnh hưởng của mình trong khu vực.
CSIS còn cho rằng Lầu Năm Góc nên hỗ trợ việc đưa các tàu chiến tới đồn trú tại Singapore để tăng khả năng thu thập thông tin tình báo, hỗ trợ các hoạt động đặc biệt, hỗ trợ quân đổ bộ hoặc triển khai xe bọc thép.
Bản báo cáo cũng xác nhận rằng Mỹ đã đàm phán với Thái Lan và Philippines về việc thiết lập các căn cứ quân sự tại những quốc gia này. 
Theo các tác giả của bản báo cáo, Mỹ nên đặt một tàu sân bay hạt nhân tại Australia, tăng gấp đôi lượng tàu ngầm hạt nhân tại Guam, triển khai tàu chiến tới Hàn Quốc và nâng cấp khả năng phòng thủ tên lửa ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam.
Theo các tác giả của bản báo cáo, Mỹ nên đặt một tàu sân bay hạt nhân tại Australia, tăng gấp đôi lượng tàu ngầm hạt nhân tại Guam, triển khai tàu chiến tới Hàn Quốc và nâng cấp khả năng phòng thủ tên lửa ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam.
Không chỉ dừng lại đó, bản báo cáo của CSIS còn đưa ra các khuyến nghị về biện pháp ngăn chặn sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc đe dọa tới vị trí số 1 của Mỹ trên thế giới.
Theo các tác giả của bản báo cáo, Mỹ nên đặt một tàu sân bay hạt nhân tại Australia, tăng gấp đôi lượng tàu ngầm hạt nhân tại Guam, triển khai tàu chiến tới Hàn Quốc và nâng cấp khả năng phòng thủ tên lửa ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam.
Bản báo cáo cũng cho rằng Mỹ cần phải thiết lập một phi đội máy bay ném bom vĩnh viễn trên đảo Guam, đồng thời tăng cường hoạt động do thám của máy bay không người lái và có người lái trong khu vực. Hơn nữa, cũng cần phải thúc đẩy sự hiện diện trên mặt đất của quân đội Mỹ gồm cả  việc triển khai 2.500 lính thủy quân lục chiến tới Australia.
Các khuyến nghị trong bản báo cáo của CSIS có nhiều điểm trùng hợp với kế hoạch tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama. 
Washington cũng bày tỏ sự ủng hộ Philippines trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.
Washington cũng bày tỏ sự ủng hộ Philippines trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.
Chính phủ Washington chắc chắn sẽ hoàn thành mục tiêu của mình. Cuối tuần trước, Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ triển khai máy bay do thám không người lái hiện đại nhất của mình tới một chuỗi các đảo Thái Bình Dương đang là tâm điểm tranh chấp căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản. 
Washington cũng bày tỏ sự ủng hộ Philippines trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.
Việc Washington công bố kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trùng với thời điểm các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng trở nên căng thẳng đã khiến Bắc Kinh nổi giận và đưa ra tuyên bố cho rằng sự hiện diện của Hải quân Mỹ đang gây trở ngại đối với giao thông trên tuyến đường hàng hải vận chuyển dầu và nguyên liệu quan trọng của Trung Quốc.
Nếu chính phủ Mỹ quyết định biến các khuyến nghị trong bản báo của CSIS thành hiện thực, nó có thể gây ra những tác động sâu rộng tới các đồng minh của Washington và có thể làm cho chính nước Mỹ dễ bị tấn công hơn trong tương lai.
Và nếu Mỹ định tăng cường mối quan hệ với các nước châu Á-Thái Bình Dương để kiềm chế  Trung Quốc, cũng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng.
Nguyễn Hường (nguồn RT)