Điểm tin tình hình Biển Đông 24 giờ qua

11/08/2012 21:00
Nguyễn Hường (tổng hợp)
(GDVN) - Bắc Kinh không quan tâm đến thương lượng, sẽ dùng vũ lực khi có thể; Học giả Bắc Kinh tiếp tục cáo buộc Mỹ bao vây Trung Quốc trên Biển Đông; Đài Loan tái khẳng định lập trường không hợp tác với Trung Quốc trong tranh chấp ở biển Hoa Đông và Biển Đông; Ấn Độ không ngại đối đầu với Trung Quốc...

Có thể bạn quan tâm

> Tra cứu ĐIỂM THI ĐH-CĐ 2012 nhanh, chính xác nhất
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông 

1. Trong bài bình luận mới, Tân Hoa Xã dẫn lời tướng tướng Kim Nhất Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Đại học Quốc phòng Trung Quốc, để biện hộ cho lập trường của Trung Quốc, chỉ trích Mỹ dám “vạch mặt” Trung Quốc, đồng thời cáo buộc Mỹ đang tập trung bao vây và làm tiêu hao Trung Quốc. (Theo Giáo dục Việt Nam).

Thiếu tướng Kim Nhất Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Đại học Quốc phòng Trung Quốc.
Thiếu tướng Kim Nhất Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Đại học Quốc phòng Trung Quốc.

2. Bắc Kinh đã thể hiện rằng nước này không quan tâm tới một giải pháp thương lượng và sẽ sử dụng vũ lực để đòi quyền sở hữu toàn bộ Biển Đông nếu có thể - tờ Thời báo phố Wall nhận định. (Theo Giáo dục Việt Nam).

Hoạt động thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" phía Trung Quốc tổ chức một cách phi pháp, phi lý trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Hoạt động thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" phía Trung Quốc tổ chức một cách phi pháp, phi lý trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

3. Trong bối cảnh Biển Đông đang trở nên căng thẳng sau hàng loạt động thái leo thang từ phía Bắc Kinh, truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục đưa tin, đăng ảnh tuyên truyền sai sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông. Hoạt động mới nhất trong chính sách tuyên truyền sai sự thật này là hình ảnh quân Trung Quốc chiếm đóng Đá Chữ Thập, Trường Sa. (Theo Giáo dục Việt Nam).

Quân Trung Quốc đồn trú trái phép trên Đá Chữ Thập, nơi đặt sở chỉ huy của lực lượng chiếm đóng một số bãi đá ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Quân Trung Quốc đồn trú trái phép trên Đá Chữ Thập, nơi đặt sở chỉ huy của lực lượng chiếm đóng một số bãi đá ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

4. Trong khuôn khổ chuyến thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 10/8 cho biết Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với Indonesia với tư cách là trung gian hòa giải không chính thức nhằm "duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông".

Ngoại trưởng Indonesia Natalegawa (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì trong cuộc gặp tại Jakarta, Indonesia, ngày 10/8.
Ngoại trưởng Indonesia Natalegawa (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì trong cuộc gặp tại Jakarta, Indonesia, ngày 10/8.

Ông Dương Khiết Trì cũng tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng làm việc “trên cơ sở đồng thuận” để đi đến việc thông qua một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. (Theo Dân Trí/BBC).
5. Việc quản lý và phát triển cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm của Việt Nam với 3 mũi chiến lược là du lịch - hải sản - dầu khí có thể dẫn đến cho Bắc Kinh nhiều thách thức ngoài dự kiến. 

Quân Trung Quốc trong buổi ra mắt trụ sở cái gọi là "thành phố Tam Sa" phía Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa của Việt Nam
Quân Trung Quốc trong buổi ra mắt trụ sở cái gọi là "thành phố Tam Sa" phía Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa của Việt Nam

Nguyên do thứ nhất là cơ sở hạ tầng tại đây vân chưa được hoàn thiện, do thành lập trái phép và không được các nước trong khu vực công nhận nên nó "thiếu an toàn" và không đủ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Thứ hai, tàu thuyền đánh cá còn hạn chế về số lượng, phương thức quản lý chưa chặt chẽ và nguồn tiếp tế khó khăn khiến sản lượng đánh bắt chỉ bằng 1/3 dự kiến. Thứ 3, Trung Quốc không có kinh nghiệm và công nghệ thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng nước sâu. (Nguồn VTC).
6. Tờ Jakarta Globe xuất bản tại Indonesia ngày 10/8 đã đăng tải bài viết cho hay Ấn Độ đang mạnh lên và sẽ không hề ngại đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông.

Bất chấp những cáo buộc phi lý, trịch thượng từ Bắc Kinh, Ngài Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam vẫn tỏ rõ lập trường ủng hộ mạnh mẽ đối với Việt Nam về chủ quyền biển Đông
Bất chấp những cáo buộc phi lý, trịch thượng từ Bắc Kinh, Ngài Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam vẫn tỏ rõ lập trường ủng hộ mạnh mẽ đối với Việt Nam về chủ quyền biển Đông

Ngoài ra, New Delhi được cho là đã đồng ý để Vùng lãnh thổ Đài Loan mở một lãnh sự quán ở Chennai, nơi Trung Quốc đã đề nghị Ấn Độ cho phép mở lãnh sự quán nhưng chưa nhận được câu trả lời, một động thái chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh "nổi đóa". (Theo VnMedia)
7. Hạ Quí Xương, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Đài Loan, mới đây đã tái khẳng định lập trường không hợp tác với Trung Quốc trong các vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á trong bối cảnh xuất hiện các thông tin cho rằng Đài Bắc và Bắc Kinh nên chung sức với nhau để bảo vệ điều mà họ gọi là "gia tài chung ở Hoa Đông và Biển Đông".

Đài Loan không hợp tác với Trung Quốc trong các vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.
 Đài Loan không hợp tác với Trung Quốc trong các vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.

The ông, Đài Loan có "chính sách và lợi ích riêng", "muốn tất cả các bên cùng thiết lập một cơ chế hợp tác để cùng khai thác tài nguyên" nên sẽ "không hợp tác với bên nào để đối kháng với bên khác". (Theo VOA)
8. Bài bình luận và phân tích về tiềm lực quân sự của Việt Nam đăng trên tạp chí “Bình luận quân sự Hán Hòa” số tháng 8/2012 được đăng lại trên một số báo chí phương Tây khẳng định với hệ thống vũ khí và cách bố trí hiện nay cho thấy Việt Nam đang rất chú trọng đến khu vực Biển Đông. (Theo Infonet). 

Su-30
Su-30

9. Những tranh cãi, đụng độ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc gần đây xung quanh chính sách quay trở lại Châu Á của Washington và vấn đề Biển Đông đang có nguy cơ đẩy hai siêu cường hàng đầu thế giới vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.  (Theo VnMedia)
Nguyễn Hường (tổng hợp)