EADS và BAE Systems hợp sức “chiến” Boeing

14/09/2012 11:52
Trịnh Tuân (Nguồn: VZ)
(GDVN) - EADS và BAE Systems đang thỏa thuận với nhau để hợp nhất thành nhà sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới đủ khả năng cạnh tranh vị trí số 1 với nhà thầu Boeing của Hoa Kỳ.
Tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng châu Âu EADS và nhà sản xuất vũ khí BAE Systems của Anh sẽ đàm phán với nhau để sáp nhập thành một công ty liên doanh mới.

Điều này có thể dẫn đến việc xuất hiện một đối thủ đáng ghờm đối với công ty Boeing của Mỹ trên thị trường vũ khí, cũng như làm thay đổi ngành công nghiệp quốc phòng toàn cầu.

Trong liên doanh mới này, BAE Systems sẽ nhận chiếm 40% cổ phần còn EADS là 60%.

Theo CNN, BAE muốn để giữ lại quyền bán các sản phẩm của mình trên thị trường vũ khí Mỹ, bất kể việc liên doanh được thiết lập. Các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục trong những ngày tới và quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào ngày 10 tháng 10 năm 2012.

Máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon do BAE và EADS hợp tác sản xuất.
Máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon do BAE và EADS hợp tác sản xuất.

Chính phủ các nước châu Âu đang thảo luận về khả năng hợp nhất các tập đoàn hàng không vũ trụ lớn để tạo ra nhà thầu quốc phòng lớn thứ hai thế giới, có khả năng cạnh tranh với tập đoàn hàng không vũ trụ lớn nhất thế giới Boeing.

“BAE và EADS cũng đã hợp tác với nhau trong một thời gian dài và bây giờ là đối tác của nhau trong một số dự án quan trọng, bao gồm cả Eurofighter.

Sự kết hợp hai công ty sẽ tạo ra một liên doanh quốc tế hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ cũng như quốc phòng với các trung tâm công nghệ hàng đầu ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ." - Đại diện BAE cho biết.

Mô hình tàu sân bay mang tên Nữ hoàng Elizabeth do BAE Systems sản xuất.
Mô hình tàu sân bay mang tên Nữ hoàng Elizabeth do BAE Systems sản xuất.

Nếu thỏa thuận được thông qua bởi chính phủ các nước châu Âu, liên doanh EADS và BAE có thể nhà thầu lớn nhất trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ và quốc phòng, phục vụ khách hàng trên toàn thế giới từ Washington cho đến Riyadh.

"Thỏa thuận này sẽ là câu trả lời cho việc củng cố vị thế của các ngành công nghiệp quốc phòng và hàng không vũ trụ của châu Âu với các công ty Hoa Kỳ." - Nhà phân tích Echelon Sesh Tyuza nói.

Thỏa thuận đòi hỏi phải cơ sự chấp thuận của các cổ đông trong tập đoàn EADS, cũng như chính phủ các nước Pháp, Đức, Anh và Mỹ, đó là những khách hàng lớn nhất của BAE. "Đây sẽ là một thỏa thuận phức tạp ảnh hưởng đến tương lai của nền an ninh, quốc phòng." - Một nguồn tin trong chính phủ Đức cho hay.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Astute của Hải quân hoàng gia cũng là một sản phẩm của BAE Systems.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Astute của Hải quân hoàng gia cũng là một sản phẩm của BAE Systems.

Sự kết hợp giữa EADS và BAE sẽ tạo ra một liên doanh với vốn điều lệ lên tới 38 tỷ euro. Giá trị này đối với Boeing ước tính khoảng 41,7 tỷ euro. Tuy nhiên doanh thu hiện tại 54,3 tỷ euro của công ty Mỹ là thấp hơn nhiều so với tổng doanh thu của BAE Systems (23,9 tỷ euro) và EADS (49,1 tỷ euro).

EADS là một trong những nhà thầu quân sự hàng đầu châu Âu và thế giới. EADS có nhiều chi nhánh khác nhau, trong đó có hãng Airbus, một công ty đi đầu về các sản phẩm hàng không vũ trụ và quốc phòng.

Trong tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng châu Âu EADS, Đức kiểm soát 22,5% cổ phần còn Pháp sở hữu 15% cổ phần. 7,5% cổ phần của EADS thuộc về công ty truyền thông Pháp Lagardère. Chính phủ Anh nắm giữ cổ phiếu “vàng” trong BAE và có quyền phủ quyết trong việc đưa ra các quyết định chiến lược.

Máy bay do thám không người lái kiểu Cassidian do EADS chế tạo tại cuộc triển lãm ở Villepinte gần Paris hồi tháng 6 năm 2012.
Máy bay do thám không người lái kiểu Cassidian do EADS chế tạo tại cuộc triển lãm ở Villepinte gần Paris hồi tháng 6 năm 2012.

Sau thỏa thuận này, EADS hy vọng sẽ nới lỏng quyền kiểm soát của Paris và Berlin, còn BAE thì sẽ dựa vào sức mạnh tài chính của EADS để đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh EU và Mỹ đang cắt giảm chi tiêu quốc phòng.

EADS và BAE cùng với công ty Ý Finmeccanica hiện đang là chủ sở hữu của máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon. Năm ngoái, công ty đã bị rớt gói thầu với trị giá lên tới 40 tỷ đôla ở Ấn Độ vào tay công ty Dassault của Pháp với chiến đấu cơ Rafale.

BAE cam kết sẽ đẩy mạnh xuất khẩu bất chấp việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ, Anh, và một số nước trên lục địa già.

Máy bay tuần thám Casa C-295 do EADS sản xuất.
Máy bay tuần thám Casa C-295 do EADS sản xuất.

Được biết, ý tưởng tạo ra một liên doanh của hai nhà sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới thuộc về Giám đốc điều hành của EADS - Tom Enders. Tuy nhiên, thỏa thuận cũng không hề “thuận buồm xuôi gió” khi mà một số cổ đông và chính phủ một số nước châu Âu nghi ngờ về tính khả thi của liên doanh này.

Các tổ chức công đoàn ở Vương quốc Anh bày tỏ quan ngại, rằng họ có thể sẽ bị mất việc làm. Tuy nhiên, Tom Enders hứa hẹn trên tờ The Financial Times rằng liên doanh sẽ tạo ra công ăn việc làm cho hơn 220 ngàn nhân công trên toàn thế giới, và doanh số bán hàng đạt 72 tỷ euro.

Tổng Giám đốc điều hành người Đức của EADS, Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Quốc phòng Châu Âu, đơn vị chủ quản Hãng Chế tạo và Sản xuất máy bay châu Âu Airbus Tom Enders từng nhảy dù ra khỏi chiếc máy bay vận tải A400M thời ông còn là người đứng đầu của hãng này.

Máy bay A380 của Airbus.
Máy bay A380 của Airbus.

Tom Enders chính là người chèo lái thành công Airbus trong kỷ nguyên hậu Noel Forgeard, cựu CEO bị cách chức năm 2006 khi dự án sản xuất siêu máy bay A380 của hãng bị trục trặc,

Tom Enders không chỉ giúp loại bỏ sự chia rẽ nội bộ trong EADS mà còn khôi phục lại lòng tín nhiệm của khách hàng và danh tiếng cho tập đoàn sau hàng loạt các sự cố liên quan đến “khách sạn bay”  A380.

Theo Tổng biên tập tờ Avia.ru Roman Gusarov, liên doanh giữa EADS và BAE không chỉ nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ mà còn đẩy mạnh phát triển công nghệ cũng như tìm đầu ra cho các sản phẩm mới.

"Công ty Châu Âu đủ sức cạnh tranh với Boeing và hầu như không thua kém công ty Mỹ trong phân khúc hàng không dân dụng. EADS và BAE có thể cạnh tranh với Boeing cũng như các công ty hàng không vũ trụ khác.

Bây giờ trình độ công nghệ của châu Âu là khá cao, nhưng châu Âu có một điểm yếu là vẫn còn tồn tại một số vùng kinh tế lạc hậu, gây ra nhiều bất ổn lâu dài. Theo quan điểm của tôi, những người đưa ra ý tưởng này không quá tập trung vào việc mở rộng thị trường mà chủ yếu chú trọng đến việc phát triển công nghệ và tìm đầu ra cho sản phẩm mới trên thị trường thế giới.” - Roman Gusarov nói.

Trịnh Tuân (Nguồn: VZ)