Máy bay J-31 sẽ vĩnh viễn không được đưa vào trang bị của Trung Quốc?

19/07/2013 07:46
Đông Bình
(GDVN) - Có lẽ, người ta sẽ không nhìn thấy J-31 có trong biên chế của Quân đội Trung Quốc trong tương lai như JF-17, vì không phải là chương trình quốc gia.
Máy bay chiến đấu J-31 Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-31 Trung Quốc

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 17 tháng 7 có bài viết cho rằng, ngày 31 tháng 10 năm 2012, máy bay chiến đấu J-31 Cốt Ưng đã lần đầu tiên bay thử thành công, Công ty TNHH Tập đoàn công nghiệp máy bay Thẩm Dương cuối cùng đã không còn phải mang cái mác "chỉ tồn tại nhờ sao chép máy bay chiến đấu Sukhoi của Nga".

Bài báo cho rằng, công ty này tiếp tục chứng minh năng lực của họ nhờ máy bay chiến đấu hải quân J-15 hoàn thành cất/hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Theo bài báo, có thể sẽ rất nhiều người mong đợi máy bay chiến đấu J-31 sẽ sớm đi vào hoạt động, nhưng điều gây thất vọng là, có lẽ máy bay chiến đấu J-31 vĩnh viễn sẽ không xuất hiện trong danh sách trang bị của Quân đội Trung Quốc, bởi vì máy bay chiến đấu J-31 Cốt Ưng hoàn toàn không phải chương trình quốc gia.

Nói cách khác, đây là chương trình doanh nghiệp của Công ty Máy bay Thẩm Dương và Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc. Giống như máy bay chiến đấu xuất khẩu FC-1 Kiêu Long, nhà nước TQ không phê duyệt, cũng không đầu tư, đương nhiên cũng không phải mua, tất cả những rủi ro thị trường sẽ do Công ty Máy bay Thẩm Dương và Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc gánh chịu.

Theo quan điểm trong một cuốn sách của Viện sĩ Lý thiên, Viện 601 (Viện nghiên cứu máy bay Thẩm Dương), lai lịch của máy bay chiến đấu J-31 Cốt Ưng được giải thích rất rõ ràng. "Cuối tháng 10 năm 2007, Bộ tổng Trang bị chính thức gửi công văn tuyên bố phương án của Viện 601 (Viện nghiên cứu máy bay Thành Đô) chiến thắng, đồng thời lấy Viện 611 làm chính, Viện 601 tham gia, cùng lập thành đội quốc gia tiến hành hợp tác nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ mới (máy bay chiến đấu J-20)".

Máy bay chiến đấu tàng hình J-31 Trung Quốc
Máy bay chiến đấu tàng hình J-31 Trung Quốc

Theo ông Lý Thiên: "... Khi đó lãnh đạo cân nhắc không nên vì vậy mà chấm dứt công tác nghiên cứu đối với máy bay mới, xét đến sự phát triển trong tương lai và nâng cao sức cạnh tranh cốt lõi, để rèn luyện đội ngũ và đào tạo nguồn nhân lực thì cần quyết tâm nắm chắc công nghệ mới.

Do đó, quyết định tự bỏ vốn phát triển một chương trình mới (máy bay chiến đấu AMF Cốt Ưng)... Lý Thiên phụ trách toàn diện công tác kỹ thuật".

Trên thực tế, doanh nghiệp tự bỏ vốn nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu đang trở thành một một xu hướng của Công nghiệp hàng không Trung Quốc, ngoài máy bay chiến đấu Cốt Ưng và Kiêu Long, máy bay huấn luyện L-15 cũng do doanh nghiệp tự bỏ vốn nghiên cứu chế tạo.

Hiện nay, Công ty Máy bay Thành Đô cũng đang tự bỏ vốn nghiên cứu chế tạo một loại máy bay chiến đấu đa năng xuất khẩu mới. Như vậy, điều này phản ánh thực lực vốn cả các doanh nghiệp hàng không Trung Quốc đã rất mạnh.

Ngoài các công trình được quốc gia phê chuẩn như máy bay chiến đấu J-20, máy bay vận tải cỡ lớn Y-20, máy bay trực thăng Z-20 và máy bay ném bom tàng hình mới, Công nghiệp hàng không Trung Quốc đang dùng thực lực vốn của họ để thúc đẩy công việc nghiên cứu chế tạo vũ khí trang bị, trước đây mấy chục năm thì đây là điều không thể tưởng tượng.

Máy bay chiến đấu J-31
Máy bay chiến đấu J-31

Mặc dù không được Nhà nước đầu tư, Viện 601 cũng quyết định chấp nhận rủi ro, tự bỏ tiền ra nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ mới. Việc làm này đã được Công nghiệp hàng không Trung Quốc ra sức ủng hộ, một mặt, điều này liên quan đến chiến lược lớn phát triển sản phẩm hàng không của Công nghiệp hàng không Trung Quốc, liên quan đến cạnh tranh của sản phẩm hàng không quân dụng Trung Quốc trong mấy chục năm tới trên phạm vi thế giới; mặt khác, thúc đẩy cuộc cạnh tranh giữa các sản phẩm của các viện nghiên cứu hàng không trong nội bộ mới là con đường phát triển tốt. Theo bài báo, Công nghiệp hàng không Trung Quốc đưa ra quyết định như vậy là thích đáng và sáng suốt.

Điều quan trọng hơn là, cùng với sự tăng trưởng của sức mạnh quốc gia Trung Quốc, việc đầu tư cho các chương trình "ngoài kế hoạch" là có khả năng. Trước đây, do sức mạnh quốc gia có hạn, vốn dành cho các chương trình đã được phê duyệt đã rất khó khăn, càng không thể nói là chương trình "ngoài biên chế".

Chi phí nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu, đặc biệt là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư rất cao, kinh phí nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu F-22 và F-35 của Mỹ đều có giá trên trời - vài chục tỷ USD, không có sự hỗ trợ vốn khổng lồ, thì chỉ có quyết tâm cũng đành chịu.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-31 do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo
Máy bay chiến đấu tàng hình J-31 do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo
Đông Bình