Mỹ dù thế nào cũng không từ bỏ CA-TBD, Mỹ có thêm nhiều "đồng minh"

17/08/2014 09:44
Đông Bình
(GDVN) - Trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông, bất kể về lời nói hay thực chất, Mỹ đều đang ủng hộ các đối thủ của Trung Quốc.
Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2014 do Mỹ chủ trì vừa kết thúc vào đầu tháng 8 năm 2014
Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2014 do Mỹ chủ trì vừa kết thúc vào đầu tháng 8 năm 2014

Tờ "Want Daily" Đài Loan ngày 16 tháng 8 đưa tin, gần đây, Mỹ liên tiếp có động thái ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay "cho dù nơi khác có tiếp tục bất ổn thì Mỹ cũng sẽ không từ bỏ châu Á-Thái Bình Dương".

Trong khi đó, chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" do Chính phủ Mỹ đưa ra cũng được cho là huy động các nước có sức mạnh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, châu Úc và Việt Nam ngăn chặn Trung Quốc, có ý đồ hạn chế hành động của Quân đội Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo bài báo, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuần này vừa kết thúc chuyến thăm châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 6 trong nhiệm kỳ của mình. Tuần tới, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Walker cũng sẽ đến thăm khu vực này. Điều này cho thấy quyết tâm quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.

Đúng như người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby ngày 14 tháng 8 tuyên bố: "Cho dù nơi khác có tiếp tục bất ổn, Mỹ cũng sẽ không từ bỏ châu Á-Thái Bình Dương".

Mỹ-Nhật-Ấn tập trận chung ở vùng biển phía nam Nhật Bản từ ngày 25 - 30 tháng 7 năm 2014
Mỹ-Nhật-Ấn tập trận chung ở vùng biển phía nam Nhật Bản từ ngày 25 - 30 tháng 7 năm 2014

Ngày 14 tháng 8, người phát ngôn John Kirby cho biết: "Đến nay, 200 tàu chiến các loại của Quân đội Mỹ triển khai ở Thái Bình Dương, trên 350.000 quân Mỹ triển khai ở các khu vực của châu Á-Thái Bình Dương. 5 trong 7 đồng minh của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây chính là nguyên nhân chúng tôi coi trọng châu Á-Thái Bình Dương".

Khi đến thăm Ấn Độ, ông Chuck Hagel đã tổ chức hội đàm với các quan chức Ấn Độ như Thủ tướng Modi, Mỹ đồng ý cung cấp ít nhất 10 công nghệ quân sự cho Ấn Độ, đạt được đồng thuận trên phương diện cùng nghiên cứu phát triển, sản xuất.

Ngày 14 tháng 8, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey thăm Việt Nam, đây là lần đầu tiên Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ thăm Việt Nam kể từ chiến tranh Việt Nam năm 1971 đến nay. Hãng AP cho rằng, cuộc đối thoại giữa các "cựu thù" này nhằm tăng cường quan hệ quân sự song phương, Mỹ-Việt xích lại gần nhau về quân sự có thể "chọc giận Trung Quốc".

Phía Mỹ cho biết, do Việt Nam đạt được tiến bộ về vấn đề nhân quyền, Mỹ sớm nhất sẽ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào tháng 9 tới.

Mỹ triển khai tàu tuàn duyên USS Freedom ở Singapore, chốt chặn đường ra vào eo biển Malacca.
Mỹ triển khai tàu tuàn duyên USS Freedom ở Singapore, chốt chặn đường ra vào eo biển Malacca.

Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Mỹ can thiệp Biển Đông không phải là một tư thế, mà là một hành động, tăng cường quan hệ Mỹ-Việt là để cảnh báo Trung Quốc. Ngoài ra, tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam nhằm khắc phục điển yếu trong ngoại giao ASEAN của Mỹ, Việt Nam có thực lực và tiềm năng phát triển hải quân trong tương lai, Mỹ cho rằng Việt nam sẽ trở thành một “đồng minh” giúp sức mang tính thực chất.

Ngoài ra, tờ "Nhật báo Phố Wall" cũng vừa cho biết, Quân đội Mỹ không cần trực tiếp đối mặt với Quân đội Trung Quốc, có thể đứng sau hậu trường, chi tiền ủng hộ, để các nước như Ấn Độ, Nhật Bản và châu Úc tiến hành hợp tác quân sự và trao đổi tình báo, đồng thời hạn chế hành động của Quân đội Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tờ “Forbes” Mỹ ngày 12 tháng 8 cho rằng, Mỹ thực sự đang bao vây và ngăn chặn Trung Quốc. Barry R. Posen, người phụ trách Viện nghiên cứu chiến lược, Học viện công nghệ Massachusetts (MIT) cho rằng: “Chiến lược chuyển hướng sang châu Á của chính quyền Obama là một loại chiến lược tiến hành ngăn chặn kiểu Chiến tranh Lạnh đối với Trung Quốc”.

Trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông, bất kể về lời nói hay thực chất, Mỹ đều đang ủng hộ các đối thủ của Trung Quốc. Tất cả những điều này làm cho đồng thuận giữa lãnh đạo hai nước Trung-Mỹ vào tháng 6 năm 2013 (Tập Cận Bình thăm Mỹ) trở nên trống rỗng, gây nghi kỵ lớn cho hai bên.

Biên đội máy bay chiến đấu F-22 Raptor và Super Hornet Mỹ (ảnh minh họa)
Biên đội máy bay chiến đấu F-22 Raptor và Super Hornet Mỹ (ảnh minh họa)

Theo bài viết, tất cả những điều này làm cho Bộ Quốc phòng Mỹ và chính quyền Shinzo Abe theo chủ nghĩa dân tộc cảm thấy vui mừng. Nhưng, nếu Mỹ đối xử với Trung Quốc như đối xử với kẻ thù thì chắc chắn Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù.

Đông Bình