Nga sẽ quyết tâm nâng cấp kho vũ khí tên lửa đạn đạo

15/07/2011 22:43
(GDVN) – Sở hữu kho tên lửa đạn đạo hùng hậu có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vẫn là tâm huyết, là ưu tiên hàng đầu của giới lãnh đạo Nga.

(GDVN) – Sở hữu kho tên lửa đạn đạo hùng hậu có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vẫn là tâm huyết, là ưu tiên hàng đầu của giới lãnh đạo Liên Xô trước kia và Nga ngày nay. 

Đối với Nga, tên lửa đạn đạo không chỉ là nền tảng cho lực lượng kiềm chế hạt nhân khi bị tấn công trực tiếp mà còn là biểu tượng của sức mạnh của một siêu cường quân sự bởi vì các lực lượng thông thường khác, các đơn vị phi quân sự quyết định sức mạnh quốc gia hiện nay vẫn còn yếu.

Tình trạng kho vũ khí đạn đạo hiện nay của Nga vẫn còn là một ẩn số chưa thể xác định chính xác, nhưng có thể khẳng định rằng, rất nhiều tên lửa đạn đạo từ thời Liên Xô để lại đến nay đã cũ và lạc hậu, số lượng tên lửa đạn đạo mới vẫn còn quá ít hoặc đang trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm.

Mặc dù đã đạt được một số thành công nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu tên lửa đạn đạo phóng từ trên biển, tiêu biểu là tên lửa Bulava, song đến nay những tuyên bố thành công trong lĩnh vực chế tạo tên lửa đạn đạo phiên bản mặt đất vẫn chưa nhiều.

alt
Tên lửa đạn đạo RS-20.

Do vậy, nâng cấp kho vũ khí tên lửa đạn đạo đối với Nga hiện nay là hết sức cần thiết. Nga đã chi khoảng 10% ngân sách quốc phòng, tương đương 20.000 tỷ rúp cho chương trình nâng cấp này, tập trung vào nâng cấp tên lửa đạn đạo phiên bản mặt đất để dần thay thế tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-20 và RS-18 đã cũ bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa nhiên liệu cứng hoàn thiện hơn RS-24.

Nga dự định trong thời gian tới sẽ nghiên cứu, chế tạo và đưa vào biên chế trang bị khoảng 8 tàu ngầm chiến lược thế hệ mới lớp Borey có khả năng mang tên lửa đạn đạo Bulava đang trong giai đoạn hoàn tất thử nghiệm.

Có thể khẳng định trong thời gian khoảng 10 năm tới sẽ không có bất cứ vấn đề gì làm thay đổi chương trình nâng cấp tên lửa đạn đạo của Nga, kể cả là Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược giữa Nga và Mỹ START-3.

alt
Tên lửa đạn đạo RS-24.

Theo điều khoản Hiệp ước này, Nga sẽ được phép sở hữu 800 phương tiện tấn công chiến lược. Tuy nhiên, theo tính toán sơ bộ thì trong biên chế của Nga hiện nay chưa tới con số này.

Nga hoàn toàn có thể duy trì số phương tiện tác chiến theo đúng điều khoản Hiệp ước bởi vì họ còn rất nhiều tên lửa cũ, nên chỉ cần bỏ tên lửa cũ đi để thay thế bằng các loại tên lửa mới hơn.

alt
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava trang bị trên tàu ngầm.
{iarelatednews articleid='7394,7408,7215,7244,7167,7122,6963,6966,6865,2111,1912,6702,6704,6594,1013,6498,2185'} 

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo Vpk)