Nga sẽ xuất khẩu 30 máy bay tiếp dầu/vận tải mới cho Trung Quốc

28/11/2013 14:56
Đông Bình
(GDVN) - Máy bay vận tải và tiếp dầu IL-476/478 Nga có nhiều tính năng tiên tiến, triển vọng xuất khẩu rộng lớn, đáp ứng nhu cầu Không quân Nga và khách hàng.
Máy bay vận tải cỡ lớn IL-476 (IL-76MD-90A) Nga
Máy bay vận tải cỡ lớn IL-476 (IL-76MD-90A) Nga

Trang mạng tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đưa tin, chương trình nghiên cứu chế tạo máy bay vận tải quân sự cỡ lớn IL-476 năm 2012 trở thành chương trình chủ yếu lĩnh vực vận tải hàng không quân dụng Nga, năm 2013 không chỉ đã nhận được đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga, mà còn đã mở rộng vị thế của mình trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo và sản xuất máy bay vận tải quân dụng và dân dụng cỡ lớn.

Là phiên bản nâng cấp sâu sắc nhất của máy bay vận tải IL-76, máy bay IL-476 bay thử lần đầu tiên vào ngày 22 tháng 9 năm 2012, ngày 5 tháng 10 đã ký hợp đồng cung cấp 39 máy bay loại này cho Không quân Nga, tổng kim ngạch khoảng 4,5 tỷ USD, đơn giá 105 triệu USD.

Tổng thống Nga Putin cam kết Chính phủ Nga sẽ cấp kinh phí hỗ trợ chương trình nghiên cứu chế tạo và bay thử máy bay vận tải mới, đảm bảo cho chương trình sẽ có đơn đặt hàng mới, khách hàng không chỉ gồm có Không quân Nga, mà còn có các bộ ngành và cơ quan khác sử dụng máy bay vận tải quân dụng hạng nặng.

Quân đội và các cơ quan sức mạnh khác của Nga có kế hoạch mua tổng cộng 100 máy bay vận tải và máy bay tiếp dầu mới IL-476/478, trong đó Cục An ninh Liên bang mua 1 chiếc, Bộ Tình trạng khẩn cấp mua 1 chiếc, ngoài ra sẽ còn xuất khẩu trên 30 chiếc cho Trung Quốc.

Máy bay tiếp dầu IL-78 Nga
Máy bay tiếp dầu IL-78 Nga

Máy bay vận tải dòng IL-76 ban đầu do Liên hiệp sản xuất hàng không Tashkent Chkalov, Uzbekistan sản xuất. Sau khi Liên Xô giải thể, công ty này gặp phải vô số vấn đề, đặc biệt là sau khi không thể thực hiện hợp đồng 34 máy bay vận tải IL-76MD và 4 máy bay tiếp dầu IL-78MK ký kết giữa Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga (Rosoboronexport) và Trung Quốc, nhà cầm quyền Nga buộc phải tìm kiếm nhà sản xuất thay thế, cuối cùng quyết định chuyển năng lực sản xuất có liên quan đến thành phố Ulyanovsk, Nga.

Máy bay phiên bản cải tiến mới nhất IL-476 do doanh nghiệp "Aviastar-SP" sản xuất trên nền tảng IL-76 ngoài việc đáp ứng nhu cầu của bản thân Nga, còn chào bán cho khách hàng nước ngoài. Máy bay mới mang tên "Công trình 476", mã số trước khi bay thử lần đầu tiên ở Cục thiết kế Ilyushin là IL-76MD-90A.

Khác biệt chủ yếu của IL-476 và tiền thân của nó là ở chỗ IL-476 được tăng cường ở cánh, sử dụng hệ thống hướng dẫn điều khiển số hóa Kupol-III-76M (A), trang bị khoang lái thủy tinh có 8 màn hình, thiết bị điều khiển tự động số hóa SAU-1T-2B, hệ thống dẫn đường vệ tinh BPSN-2 và động cơ phụ TA-12A.

Máy bay vận tải IL-76 của Không quân Trung Quốc, mua của Nga
Máy bay vận tải IL-76 của Không quân Trung Quốc, mua của Nga

So với IL-76MD phiên bản truyền thống sản xuất cách đây không lâu, 70% thiết bị điện tử hàng không của máy bay vận tải IL-476 đều là sản phẩm mới. Thiết bị động lực chính đã lựa chọn động cơ phản lực PS-90A-76 do Công ty động cơ hàng không Perm sản xuất, động cơ này trước đây đã tiến hành thử nghiệm ở 2 máy bay vận tải IL-76MF phiên bản sản xuất hàng loạt, 1 máy bay vận tải IL-76TD-90 phiên bản dân dụng, 1 máy bay vận tải IL-76MD sau khi được sửa chữa.

Động cơ mới bảo đảm cho máy bay IL-476 tiết kiệm nhiên liệu 10%, hành trình tăng 18%, có thể bay 5.000 km khi mang theo 52 tấn, đồng thời đã cải thiện tính năng cất/hạ cánh, yêu cầu độ dài đường băng cất cánh giảm xuống còn 1.600 m, có thể sử dụng trên đường băng xi măng và đất có độ cao so với mặt nước biển từ 3.000 m trở xuống.

Trọng lượng mang theo lớn nhất của máy bay từ 40 tấn tăng lên 60 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa từ 190 tấn nâng lên đến 210 tấn. IL-476 còn giữ lại tính năng chiến dịch chủ yếu của máy bay IL-76MD tiền thân, trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu hỗ trợ dẫn đường mặt đất, có thể cất cánh cự ly ngắn, vận chuyển các loại vật tư quân sự, nhân viên quân đội, tiến hành tiếp tế đường không cả con người và trang bị, một chuyến có thể mang theo 225 người.

Bánh đáp và cường độ thân của máy bay mới đều được tăng cường rõ rệt, tuổi thọ thân máy bay tới 30 năm, có thể bay 30.000 giờ hoặc 10.000 lượt cất/hạ cánh.

Máy bay vận tải IL-476, phiên bản cải tiến sâu sắc của IL-76
Máy bay vận tải IL-476, phiên bản cải tiến sâu sắc của IL-76

Hiện nay, Công ty Aviastar đang chế tạo máy bay thử nghiệm IL-476 thứ hai, thứ ba (số hiệu thân máy bay lần lượt là 01-03, 01-04), chúng cũng sẽ trở thành lô máy bay mẫu phiên bản tiêu chuẩn sản xuất hàng loạt đầu tiên. Chiếc máy bay phiên bản sản xuất hàng loạt IL-476 đầu tiên (số hiệu thân máy bay là 01-05) chế tạo cho Không quân Nga sẽ bàn giao vào tháng 11 năm 2014. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, trước năm 2018 sẽ đạt năng lực sản xuất tối đa 18 chiếc/năm.

Đồng thời, máy bay IL-476 cũng trở thành nền tảng của máy bay tiếp dầu trên không mới IL-78MKI-90 (IL-478), bảo đảm nhu cầu của lực lượng hàng không chiến lược và chiến thuật của Không quân Nga, trong tương lai sẽ từng bước thay thế tốp máy bay tiếp dầu IL-78A hiện có.

Máy bay IL-476 sẽ còn trở thành nền tảng của các loại máy bay đặc chủng triển vọng nhất do Công ty sản xuất hàng không Beriev, thành phố Taganrog nghiên cứu chế tạo, hiện loại máy bay có khả năng nhất là máy bay cảnh báo sớm A-100.

Phó thủ tướng Nga Rogozin từng cho biết, quy hoạch vũ khí trang bị quốc gia liên bang Nga yêu cầu mua hơn 100 máy bay vận tải, máy bay tiếp dầu và máy bay đặc chủng với nền tảng là IL-476. Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch đầu năm 2014 ký kết hợp đồng mua sắm máy bay tiếp dầu IL-78-90, số lượng tạm thời chưa rõ.

Máy bay vận tải hạng nặng tầm xa IL-476 Nga
Máy bay vận tải hạng nặng tầm xa IL-476 Nga

IL-78-90 là phiên bản máy bay tiếp dầu mới chuyên cung cấp cho Không quân Nga, phiên bản IL-78MK-90 nổi tiếng với IL-78MKI-90 là phiên bản xuất khẩu. Trọng lượng cất cánh tối đa của chúng là 210 tấn, đều trang bị thiết bị tiếp dầu kiểu treo bên ngoài Type UGAZ-1, mỗi phút nhiều nhất có thể tiếp dầu 1.500 lít, dung lượng thùng dầu phụ là 43.880 lít, tổng cộng 153.880 lít (122.704 kg).

Loại máy bay tiếp dầu mới này cách sân bay 1.000 km có thể tiếp dầu 75 tấn cho máy bay khác, cách 2.000 km có thể tiếp 57 tấn dầu, cách 3.000 km có thể tiếp 40 tấn dầu. Nếu tiếp dầu ở khu vực xung quanh sân bay, lượng dầu tiếp nhiều nhất có thể đạt 82 tấn. Độ cao bay khi hoạt động tiếp dầu trên không yêu cầu là 2.000-9.000 m, tốc độ là 440-600 km/giờ.

Triển vọng xuất khẩu máy bay tiếp dầu mới IL-478 rộng lớn. Trong giai đoạn đầu thiết kế, máy bay này từng coi Không quân Ấn Độ là khách hàng tiềm năng, bởi vì Quân đội Ấn Độ là khách hàng sử dụng máy bay vận tải IL-76 và máy bay tiếp dầu IL-78 có kinh nghiệm phong phú, hiện có 17 máy bay vận tải IL-76MD và 6 máy bay tiếp dầu IL-78MKI (trang bị động cơ D-30KP-2) và 3 máy bay cảnh báo sớm A-50EI (trang bị động cơ PS-90A-76).

Tháng 9 năm 2010, Công ty Rosoboronexport tiếp thị cho Ấn Độ máy bay IL-78MKI-90, tham gia hoạt động đấu thầu cung cấp 6 máy bay tiếp dầu đa năng mới và quyền ưu tiên mua 6 máy bay, tranh hợp đồng lớn trị giá 1,25 tỷ USD với Airbus A330.

Máy bay vận tải IL-76 của Không quân Ấn Độ, mua của Nga
Máy bay vận tải IL-76 của Không quân Ấn Độ, mua của Nga

Tháng 1 năm 2013, truyền thông tiết lộ cho biết, máy bay Airbus A330MRTT trở thành lựa chọn ưu ái nhất của Không quân Ấn Độ, phù hợp hơn với yêu cầu của Ấn Độ, nhưng, Công ty Rosoboronexport không thừa nhận IL-78MKI-90 thất bại, tuyên bố kết quả cuối cùng vẫn chưa công bố.

Phía Nga cho rằng, máy bay tiếp dầu quân dụng IL-78MKI-90 có năng lực lớn hơn, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của Không quân Ấn Độ. Nó trang bị thiết bị bốc dỡ trên máy bay, có thể vận chuyển vật tư hạng nặng, có  thể vận chuyển xe tải và xe bọc thép. Khi sử dụng làm máy bay tiếp dầu có thể đổ thêm 2 loại xăng dầu cho máy bay khác trong một chuyến, hơn nữa có thể đồng thời tiếp dầu cho 4 máy bay trên mặt đất, lượng dầu cung cấp tối đa có thể đạt 1.500 lít/phút.

Nó có thể cất/hạ cánh trong điều kiện khắc nghiệt, trên đường băng sơ sài tương đối ngắn, có thể sử dụng ở 84% sân bay của Ấn Độ. Mức độ thông dụng nhất thể hóa với máy bay tiếp dầu IL-78MKI tương đối cao, có thể tiếp dầu cho tất cả máy bay hạng nặng của Quân đội Ấn Độ.

Máy bay tiếp dầu IL-78 của Không quân Ấn Độ.
Máy bay tiếp dầu IL-78 của Không quân Ấn Độ.

Bất kể kết quả đấu thầu máy bay tiếp dầu của Không quân Ấn Độ thế nào, IL-78MKI-90 đều sẽ có đơn đặt hàng xuất khẩu trong tương lai ngắn hạn và trung hạn, mà khách hàng trước tiên là Trung Quốc, nước rất quan tâm đến loại máy bay này.

Hiện nay, Trung Quốc đang tích cực mở rộng lực lượng hàng không chiến thuật Không quân, tìm cách dựa vào máy bay tiếp dầu để sử dụng rộng rãi máy bay của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng lại thiếu máy bay tiếp dầu trên không hiện đại.

Máy bay vận tải quân dụng cỡ lớn Y-20 vừa bắt đầu thử nghiệm, trong vài năm tới không thể cải tạo thành máy bay tiếp dầu phù hợp, từ đó đã tạo cơ hội cho máy bay IL-78MKI-90 tiến vào thị trường Trung Quốc, trang bị cho Không quân và Hải quân Trung Quốc.

Máy bay vận tải Y-20 đang được Trung Quốc phát triển
Máy bay vận tải Y-20 đang được Trung Quốc phát triển
Đông Bình