Vụ hàng chục người bị xuất huyết nội tạng do nghi ăn thức ăn có hóa chất Trung Quốc:

"Nghi vấn ăn trái cây TQ bị nhiễm hóa chất gây chảy máu nội tạng"

10/12/2013 08:33
TRẦN KHÁNG
(GDVN) - Kể từ đầu tháng 11/12012, viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã tiếp nhận gần 20 bệnh nhân có triệu chứng chảy máu bất thường. Đặc biệt trong số đó có tới 8 trường hợp là ở thị trấn Cao Thương (Tân Yên, Bắc Giang). Theo những nghiên cứu ban đầu, nguyên nhân dẫn tới bệnh lý trên có thể người bệnh đã nhiễm phải một chất độc nằm trong thuốc diệt chuột.
Hàng loạt bệnh nhân có triệu chứng chảy máu bất thường

Theo Ts. Nguyễn Thị Mai - Phụ trách Trung tâm Trung tâm Hemopholia, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết: Cuối năm 2012, bệnh viện đã tiếp nhận những bệnh nhân có triệu chứng chảy máu bất thường như: xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng,… nhưng rất lâu mới cầm.

Bệnh nhân thường xuất hiện tự nhiên hay sau một chấn thương nhẹ nào đó. Có nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ gãi nhẹ một cái thôi nhưng cũng bị chảy máu không cầm được.

Theo Ts. Nguyễn Thị Mai - Phụ trách Trung tâm Trung tâm Hemopholia, rất nhiều khả năng các bệnh nhân chảy máu nội tạng bị nhiễm một chất độc kháng vitamin K nằm trong thuốc diệt chuột.
Theo Ts. Nguyễn Thị Mai - Phụ trách Trung tâm Trung tâm Hemopholia, rất nhiều khả năng các bệnh nhân chảy máu nội tạng bị nhiễm một chất độc kháng vitamin K nằm trong thuốc diệt chuột.
Đặc điểm tương đối đặc biệt của các bệnh nhân mắc bệnh chảy máu nội tạng có thể là chị em ruột, cậu – cháu, vợ – chồng hay chỉ là hàng xóm. Các bệnh nhân này cùng sống trong một môi trường và có một mối quan hệ gia đình, hàng xóm, sinh hoạt chung, ăn uống chung và có địa lý gần gũi. Ngoài 9 bệnh nhân ở Bắc Giang, thì bệnh viện còn tiếp nhận các bệnh nhân khác có chung những triệu chứng trên ở các tỉnh như: Thái Nguyên, Hòa Bình, mới đây ở huyện Thường Tín có 2 vợ chồng.
Trường hợp của gia đình chị Nguyễn Thị Phương Liễu, thị trấn Cao Thượng (Tân Yên, Hà Nội) là một trương hợp đặc biệt nhất. Đã có tới 3 người trong gia đình mắc phải bệnh chảy máu nội tạng này. Chị Liễu cho biết: Chồng chị đã có triệu chứng của bệnh chảy máu nội tạng từ tháng 7/2013. Sau đó hai con đã đi khám nghiệm nhưng không bị làm sao.

Nhưng tới tháng 9 thì chị Liễu lại bị mắc phải bệnh này và phải đi điều trị. Tới tháng 11 này thì cháu Nguyễn Ngọc Cẩm Tú, 6 tuổi, có triệu chứng như đi tiểu ra máu tươi, cơ thể mệt mỏi lại bị mắc phải căn bệnh giống bố và mẹ.
Tới nay cháu Tú đã điều trị tại bện viện được nửa tháng. Tuy nhiên, bệnh cháu vẫn chưa khỏi hẳn mà vẫn còn tồn tại triệu chứng đái ra máu. Còn hai vợ chồng chị Liễu đã khỏi hoàn toàn.
Ngoài ra, trường hợp của ông Nguyễn Văn Hiệu, 51 tuổi, ở Tân Thanh (Lạng Giang, Bắc Giang) đang điều trị tại viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cũng rất đặc biệt. Trong 1 năm  (2013), ông Hiệu đã 3 lần phải tới bệnh viện để chữa trị. “Sau khi phát hiện thấy bệnh, tôi đã đến bệnh viện để điều trị ngay. Sau khi được điều trị tôi đã hồi phục rất nhanh nhưng khi về nhà tôi lại bị mắc lại” – ông Hiệu chia sẻ.

Sau khi điều trị khỏi ở bệnh viện, Bệnh nhân Nguyễn Văn Hiệu, 51 tuổi, ở Tân Thanh (Lạng Giang, Bắc Giang) thường xuyên bị tái phát khi về nhà.
Sau khi điều trị khỏi ở bệnh viện, Bệnh nhân Nguyễn Văn Hiệu, 51 tuổi, ở Tân Thanh (Lạng Giang, Bắc Giang) thường xuyên bị tái phát khi về nhà.

Cũng theo ông Hiệu, dấu hiệu phát hiện bệnh chảy máu nội tạng của ông là khi thấy bụng đau dữ đội, toàn thân bủn rủn, chảy máu ở dạ tràng, chảy máu ở ruột… 

Nghi vấn chất độc trong thuốc diệt chuột gây chảy máu nội tạng

Bệnh chảy máu nội tạng này không quá khó trong việc phát hiện hay điều trị nhưng theo TS. Nguyễn Thị Mai đang có những nghi ngờ về nguyên nhân: “Nghi ngờ liên quan tới một thức ăn chung, hoặc một triệu chứng chung liên quan với nhau về mặt thời gian. Bất thường chảy máu, chảy máu chân răng, đi đái ra máu... dẫn đến rối loạn đông cầm máu. Bệnh nhân bị thiếu các yếu tố gây đông máu ở vitamin K”.
Cũng theo TS. Nguyễn Thị Mai: “Chất kháng vitamin K nằm trong thuốc duyệt chuột. Khi con chuột ăn phải bả có rối loạn đông máu và chết”. Ngoài ra, còn có một số người bị mắc phải bệnh này khi uống rượu thuốc, ăn trái cây của Trung Quốc bị nhiễm hóa chất, có nguồn gốc không rõ ràng hay ăn thịt chó ăn phải chuột bị đánh bả… Tuy nhiên đây chưa phải là những nguyên nhân chính xác mà chỉ là những nghi vấn ban đầu.
Người mắc phải bệnh chảy máu nội tạng sẽ rất nguy hiểm nếu không có phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời. “Những bệnh nhân này do bị nhiễm một chất độc kháng vitamin K (Vitamin K là một chất cần đến để đông máu). Khi có 1 chất kháng vitamin K sẽ làm cho gan không tổn hợp các yếu tố để đông máu. Đặc biệt là các bệnh nhân chảy máu trong, chảy máu nội tạng, chảy máu não thì rất nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên các triệu chứng như chảy máu chân răng, xuất huyết trên da hay bất kì một vị trí nào lên chúng ta cần phải để ý” – TS. Nguyễn Thị Mai chia sẻ.
Trước thực trạng nhiều người bị mắc cùng một căn bệnh và có những triệu trứng giống nhau. Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã có hướng điều trị là bù vitamin K để cơ thể tự tổng hợp yếu tố đông máu, có bệnh nhân phải truyền huyết tương. 
Ngoài ra, ngày 5/10, Viện huyết học truyền máu Trưng Ương đã tổ đã tổ chức đoàn tới nhà bệnh nhân là những chuyên gia đầu ngành về huyết học truyền máu, các chuyên gia về chống độc, làm việc với sở y tế bắc giang, bệnh viện tỉnh bg, y học… đã đến thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, Bắc Giang để tìm hiểu nguyên nhân và từ đó tập huấn cho người bệnh, xác định, phối hợp ngăn chặn bệnh.
Tới đây, 11/12, đoàn lại tiếp tục đi khảo sát và nghiên cứu lại lần nữa tại nơi ở của các bênh nhân ở Bắc Giang để có kết luận chính xác nhất. Từ đó tuyên truyền tới người dân để mọi người đề phòng và ngăn chặn căn bệnh này.
TRẦN KHÁNG