"Phát biểu của Thích Kiến Quốc ở đối thoại Shangri-la thật sáo rỗng!"

05/06/2013 13:00
Hồng Thủy (nguồn: CNA)
(GDVN) - Thích Kiến Quốc đã né tránh một thực tế là Bắc Kinh đã phái tàu chiến nghênh ngang kéo ra Biển Đông và Biển Hoa Đông với ý đồ thay đổi hiện trạng (theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, phá vỡ cam kết trong Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC mà Trung Quốc đã ký với ASEAN năm 2002).
Ông Thích Kiến Quốc trong phiên trả lời câu hỏi của cử tọa tại đối thoại an ninh Shangri-la lần thứ 12
Ông Thích Kiến Quốc trong phiên trả lời câu hỏi của cử tọa tại đối thoại an ninh Shangri-la lần thứ 12
Thông tấn xã Đài Loan CNA ngày 5/6 đưa tin, học giả Bonnie Glaser thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS đã bày tỏ nỗi thất vọng của mình khi nghe phát biểu của ông Thích Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc tại đối thoại an ninh Shangri-la lần thứ 12 vừa qua. Mặc dù đại diện cho Bắc Kinh tham gia một diễn đàn quan trọng và có tầm ảnh hưởng gần như hàng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhưng theo Bonnine Glaser bài phát biểu của Thích Kiến Quốc lại toàn những lời sáo rỗng, né tránh những vấn đè na ninh nghiêm túc. Trung Quốc đã đánh mất cơ hội để công khai, minh bạch chính sách của mình trước cộng đồng quốc tế, một biểu hiện làm người khác cảm thấy thất vọng, Boniee Glaser chia sẻ trên diễn đàn Thái Bình Dương của CSIS. Bà cho rằng Thích Kiến Quốc nên tận dụng cơ hội này để giải thích về mối quan tâm của họ đối với chính sách tái cân bằng châu Á hay "gác tranh chấp, cùng khai thác" ở Biển Đông, đồng thời thể hiện thiện chí trong việc cam kết cùng đàm phán với ASEAN về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC. Trong suốt bài phát biểu của mình,  Thích Kiến Quốc chỉ luẩn quẩn giải thích rằng Trung Quốc là quốc gia "yêu chuộng hòa bình", kiên trì con đường "phát triển hòa bình. Mặc dù nhận được 16 câu hỏi chất vấn, nhiều hơn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, nhưng đại đa số đều bị ông Quốc né tránh. Bonnie Glaser cho rằng Thích Kiến Quốc đã né tránh một thực tế là Bắc Kinh đã phái tàu chiến nghênh ngang kéo ra Biển Đông và Biển Hoa Đông với ý đồ thay đổi hiện trạng (theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, phá vỡ cam kết trong Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC mà Trung Quốc đã ký với ASEAN năm 2002).

Hồng Thủy (nguồn: CNA)