Phe đối lập Syria tiếp tục chia rẽ nội bộ sâu sắc

30/08/2012 18:50
Anh Vũ (Nguồn Reuters)
(GDVN) - Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) của phe đối lập đang tiếp tục chia rẽ nội bộ khi không thể hành động thống nhất.
Có thể bạn quan tâm
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông 
> Mục mới: Nóng trên mạng

Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) của phe đối lập đã thất bại trong việc vượt qua những chia rẽ nội bộ chứ chưa nói đến những thách thức trong việc lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad, một cựu thành viên của tổ chức này cho biết.

Chiến binh Quân đội Syria Tự do đụng độ với quân chính phủ ở thành phố Aleppo.
Chiến binh Quân đội Syria Tự do đụng độ với quân chính phủ ở thành phố Aleppo.
Basma Kodmani là một trong số ít phụ nữ tham gia SNC, từng là một thành viên cấp cao đứng đầu văn phòng ngoại giao của cơ quan này nhưng đã từ chức khỏi Hội đồng Dân tộc Syria vào ngày 28/8.
"Các nhóm bên trong hội đồng không thể hành động thống nhất trong việc thúc đẩy một kế hoạch tầm cỡ quốc gia" - Kodmani nói.
Bà cho rằng: "Một số nhóm đã quá chú ý vào chương trình nghị sự của riêng đảng phái họ, một số thì đôi khi chỉ quan tâm đến cá nhân". Đây là điểm yếu rất lớn trong việc kết nối các đảng phái chính trị đối lập nhằm thực hiện mục tiêu lật đổ chính quyền Tổng thống Assad.
SNC được thành lập ở Istanbul năm ngoái để hướng dẫn một quá trình chuyển đổi dân chủ nếu Tổng thống Syria Assad bị lật đổ nhưng đã bị cáo buộc chịu một số chi phối bởi nhóm Hồi giáo cực đoan.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Syria Bashar al-Assad tham dự một cuộc họp báo ở Istanbul (ảnh: Reuters)
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Syria Bashar al-Assad tham dự một cuộc họp báo ở Istanbul (ảnh: Reuters)

Chỉ tính riêng ngày 29/8, theo nhóm quan sát nhân quyền Syria thuộc phe đối lập cho biết, khoảng 100 người đã thiệt mạng trong đó có 29 binh sĩ lực lượng quân chính phủ.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi Liên Hợp Quốc thành lập một vùng đệm nhân đạo dưới sự bảo hộ của nước ngoài bên trong Syria để dân thường tránh khỏi bạo lực. Ankara lo sợ một làn sóng dân chúng như nửa triệu người Kurd ở Iraq tràn vào Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.
Nhưng điều này đã bị ông Assad chế giễu và cho rằng đó là một ý tưởng phi thực tế. Ông Assad trong một cuộc phỏng vấn truyền hình hiếm hoi cho biết ông sẽ cần thêm thời gian để đánh bại phiến quân.
Anh Vũ (Nguồn Reuters)