Quốc tế lên tiếng về vụ đảo chính quân sự ở Thái Lan

23/05/2014 06:43
Nguyễn Hường
(GDVN) - Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Pháp và nhiều quốc gia khác đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về diễn biến này.

Tư lệnh quân đội Thái Lan Prayut Chan-O-cha đã lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính quân sự ngày 22/5, phế truất chính phủ dân sự trong một nỗ lực để kết thúc bất ổn chính trị chết người kéo dài. 

Quân đội Thái Lan ở Bangkok sau đảo chính quân sự.
Quân đội Thái Lan ở Bangkok sau đảo chính quân sự.
Quân đội đã đình chỉ hiến pháp, ban hành giờ giới nghiêm trên toàn quốc, giải tán các khu vực biểu tình. Các nhân chứng nói rằng họ nhìn thấy quân đội đã bắt giữ các nhà lãnh đạo của hai đảng chính trị chính của Thái Lan. Hiện chưa rõ tình trạng và nơi ở của các chính trị gia này.
Tướng Prayut không đưa ra dấu hiệu cho thấy quân đội sẽ nắm giữ quyền lực trong bao lâu, nhưng cho biết sẽ "bắt đầu cải cách chính trị" mà không đưa ra chi tiết.
Cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan ngay sau đó đã vấp phải một loạt chỉ trích quốc tế mạnh mẽ. Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Pháp và nhiều quốc gia khác đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về diễn biến này. 
Ngoại trưởng John Kerry cho rằng "không thể biện minh" cho cuộc đảo chính và rằng nó sẽ gây tổn hại cho mối quan hệ song phương. Ông kêu gọi phục hồi chính quyền dân sự, tự do báo chí và tiến hành "bầu cử sớm phản ánh ý chí của nhân dân".

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã  bày tỏ sự quan ngại nghiêm trọng về các diễn biến liên quan của cuộc đảo chính, phát ngôn viên của ông cho biết, và kêu gọi Thái Lan quay trở lại với "hiến pháp, dân sự, dân chủ."

Tướng Prayut không đưa ra dấu hiệu cho thấy quân đội sẽ nắm giữ quyền lực trong bao lâu, nhưng cho biết sẽ "bắt đầu cải cách chính trị" mà không đưa ra chi tiết.
Tướng Prayut không đưa ra dấu hiệu cho thấy quân đội sẽ nắm giữ quyền lực trong bao lâu, nhưng cho biết sẽ "bắt đầu cải cách chính trị" mà không đưa ra chi tiết.
Trong khi đó, Lầu Năm Góc cho biết họ đang xem xét lại các chương trình hợp tác quân sự với đồng minh Đông Nam Á lâu năm của mình.
Hiện chưa rõ cuộc đảo chính quân sự này có nhận được sự hỗ trợ của Hoàng gia Thái Lan hay không. Nhưng một số nhà quan sát cho rằng, cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan giống như một cuộc đấu tranh để quyết định ai sẽ điều hành đất nước.
Tầng lớp bảo hoàng ưu tú và những người ủng hộ đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống chính phủ của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra trong nỗ lực đưa Thái Lan thoát khỏi ảnh hưởng của gia đình Shinawatra.
Các chuyên gia từ Siam Intelligence Unit ở Bangkok mong đợi một chính phủ lâm thời sẽ được thành lập trong 1-2 ngày tới và một chính phủ quân phiệt sẽ cầm quyền trong 1-2 năm để xây dựng một hiến pháp mới cứng rắn hơn. 
Một số khác lại bày tỏ lo sợ rằng tình hình sẽ trở nên hỗn loạn hơn.
"Cuộc đảo chính không phải là một giải pháp để chấm dứt cuộc khủng hoảng. Điều này sẽ trở thành cuộc khủng hoảng," Pavin Chachavalpongpun của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Kyoto của Nhật Bản cho biết.
"Nó cho thấy quân đội đã không bao giờ học được bài học năm 2006," ông nói khi đề cập đến chu kỳ bất ổn chính trị ở Thái Lan bắt nguồn từ cuộc đảo chính lật đổ ông Thaksin.
Nguyễn Hường