Sangri-La: Mỹ sẽ điều 6 tàu sân bay tới châu Á - Thái Bình Dương

02/06/2012 16:41
Nguyễn Hường (nguồn Reuters)
(GDVN) - Mỹ sẽ duy trì 6 tàu sân bay và điều 60% lượng tàu chiến tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước năm 2020.
Mỹ sẽ duy trì 6 tàu sân bay và tăng lượng tàu chiến khác tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong những năm tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tại Đối thoại Shangri-la. Ảnh Reuters
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tại Đối thoại Shangri-la. Ảnh Reuters
 
Tuyên bố trên được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đưa ra trong bài phát biểu tại hội nghị "Đối thoại Shangri-la" đang diễn ra tại Singapore hôm 2/6.

Đây được cho là lần đầu lên Lầu Năm Góc lên tiếng tết lộ thông tin chi tiết về chiến lược quân sự mới của Washington tại khu vực này.

Không biến Trung Quốc thành "kẻ thù"


Trong bài phát biểu của mình, ông Panetta đã tìm cách bác những quan điểm cho rằng sự thay đổi chiến lược quân sự chuyển hướng tập trung sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ là một phần của nỗ lực kìm chế sự trỗi dậy như là một quốc gia quân sự mạnh mẽ toàn cầu của Trung Quốc.
"Tôi bác bỏ quan điểm cho rằng toàn bộ nỗ lực đổi mới và tăng cường sự hiện diện của chúng tôi ở châu Á là hoàn toàn vì sự phát triển và lớn mạnh của Trung Quốc" - ông Panetta phát biểu tại Đối thoại Shangri-la, trước các đại diện quân sự cấp cao đến từ 28 quốc gia trên thế giới.

Ông Panetta (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith trong ngày khai mạc Đối thoại Shangri-la
Ông Panetta (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith trong ngày khai mạc Đối thoại Shangri-la

Bên cạnh cam kết xây dựng một mối quan hệ quân sự "lành mạnh, ổn định, đáng tin cậy và liên tục" với Trung Quốc, người đứng đầu Lầu Năm Góc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Bắc Kinh trong việc hỗ trợ làm rõ các quyền và giúp giải quyết tranh chấp trong khu vực một cách hòa bình dựa trên hệ thống luật quốc tế. 
"Trung Quốc đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy an ninh và thịnh vượng bằng cách tôn trọng trật tự dựa trên luật lệ bảo vệ khu vực trong 6 thập kỷ qua" - ông Panetta nói thêm.
6 tàu sân bay Mỹ sẽ hiện diện tại châu Á
Lần đầu tiên hé lộ về kế hoạch chi tiết của Mỹ tại khu vực châu Á, ông Panetta cho biết, Washington sẽ điều chỉnh quy mô của hạm đội hải quân tại khu vực này đến năm 2020.
Theo đó, Mỹ có kế hoạch điều 60% tàu chiến của mình tới châu Á - Thái Bình Dương thay vì 50% như hiện nay. Ngoài ra, Hải quân Mỹ cũng sẽ duy trì sự hiện diện của 6 tàu sân bay tại khu vực này, nhưng sẽ giảm xuống còn 5 chiếc khi tàu USS Enterprise nghỉ hưu vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, số lượng tàu sân bay của Mỹ ở Thái Bình Dương sẽ lại tăng lên 6 sau khi tàu USS Geerald R.Ford hoàn thành vào năm 2015.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (trái) trò chuyện cùng bộ trưởng Quốc phòng Austrailia (giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng Canada Peter MacKay bên lề Đối thoại Shangri-li
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (trái) trò chuyện cùng bộ trưởng Quốc phòng Austrailia (giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng Canada Peter MacKay bên lề Đối thoại Shangri-li

Hiện hải quân Mỹ có một hạm đội gồm 282 tàu chiến, gồm cả các tàu hỗ trợ và đang hướng tới mục tiêu có được 300 tàu. Tuy nhiên, do khó khăn về tài chính, Mỹ có thể sẽ khó đạt được mục tiêu này. 

Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Panetta đã nhấn mạnh tới bề rộng của các cam kết với khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như chú trọng tới các hiệp ước với các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines và Australia và quan hệ đối tác với Ấn Độ, Singapore, Indonesia cùng các nước khác.
Cũng theo ông Panetta, Mỹ sẽ nỗ lực để tăng số lượng và quy mô các chương trình diễn tập quân sự song phương và đa phương trong khu vực. Theo thống kê, năm 2011, Mỹ đã tham gia 172 cuộc tập trận tại khu vực này.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng đã trấn an các đối tác của mình trong khu vực rằng Washington sẽ không để các cam kết bị ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt ngân sách quốc phòng. >> Chân dung Bộ trưởng Quốc phòng luôn lấy đối thoại làm trọng - Leon Panetta
Nguyễn Hường (nguồn Reuters)