“Sao lại có chuyện một người ốm bắt cả làng uống thuốc?”

09/12/2016 08:44
QUỐC TOẢN
(GDVN) - Đây là quan điểm của Đại biểu Nguyễn Anh Tuấn (đoàn Hoằng Hóa) trong xử lý tuyển dụng công chức, viên chức trái quy định tại nhiều huyện của tỉnh Thanh Hóa.

Không để tình trạng một người ốm bắt cả làng uống thuốc

Việc tuyển dụng công chức, viên chức trái quy định tại các huyện Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Thanh Hóa làm nóng hội trường tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn vào sáng 8/12, kỳ họp thứ 2, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 – 2021).

Nhiều ý kiến cho rằng, cần có lời giải thỏa đáng trong việc tuyển dụng lao động trái quy định tại các huyện Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, đặc biệt là vụ 639 giáo viên huyện Yên Định bị chấm dứt hợp đồng lao động.

Sự việc huyện Yên Định, Thanh Hóa bất ngờ cắt hợp đồng 647 giáo viên rồi lại xin tuyển mới 253 giáo viên vì thiếu chỉ tiêu đã đẩy nhiều giáo viên vào tình cảnh thất nghiệp, gây bức xúc dư luận! (Ảnh: vietnamnet.vn).
Sự việc huyện Yên Định, Thanh Hóa bất ngờ cắt hợp đồng 647 giáo viên rồi lại xin tuyển mới 253 giáo viên vì thiếu chỉ tiêu đã đẩy nhiều giáo viên vào tình cảnh thất nghiệp, gây bức xúc dư luận! (Ảnh: vietnamnet.vn).

Đại biểu Ngô Tôn Tẫn (đoàn Bỉm Sơn) đặt vấn đề: “Việc chấm dứt hợp đối với lao động tại các huyện nói trên là vấn đề rất nóng.

Công dân đã có rất nhiều đơn gửi cho Liên đoàn lao động tỉnh, thậm chí gửi cả Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đề nghị xem xét, giải quyết.

Đề nghị lãnh đạo Sở Nội vụ cho biết thời gian/giới hạn để giải quyết (quyền lợi) đối với số giáo viên này?

Trách nhiệm của Sở Nội vụ trong việc hỗ trợ, tư vấn giải quyết quyền lợi cho người lao động như thế nào (?) để đảm bảo rằng khi giải quyết quyền lợi cho đội ngũ giáo viên bị chấm dứt hợp đồng, thì họ hài lòng với cách giải quyết của chính quyền.
 
Trong khi đó, Đại biểu Nguyễn Anh Tuấn (đoàn Hoằng Hóa) cho rằng, để xảy ra vấn đề trên có trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ của đơn vị có thẩm quyền.

“Theo kinh nghiệm của tôi, con số hợp đồng lao động trong báo cáo không phải là con số thực tế, mà thực tế con số này còn cao hơn nữa

Lâu nay ta có tư duy nhiệm kỳ, sau mỗi nhiệm kỳ là ta lại về. 

Do đó, tôi đề nghị Sở Nội vụ có giải pháp hữu hiệu hơn 

“Sao lại có chuyện một người ốm bắt cả làng uống thuốc?” ảnh 2

Cựu Chủ tịch Yên Định đề nghị chia đều trách nhiệm vụ cắt hợp đồng 647 giáo viên

trong xử lý vụ việc.

Ta bắt trước Quốc hội giải quyết như vụ ông Vũ Huy Hoàng.

Truy trách nhiệm người hết nhiệm kỳ, xử lý, không để tình trang một người ốm bắt cả làng uống thuốc".

Đại biểu Tuấn tiếp tục chỉ rõ hạn chế trong công tác thanh tra công vụ: "Hàng năm theo kế hoạch thanh tra Sở Nội vụ tổ chức theo kế hoạch 5 đến 6 cuộc thanh tra, nhưng có lẽ đây chỉ là theo báo cáo thôi.

Dứt khoát hàng năm Sở Nội vụ có 2 cuộc thanh tra là cùng.

Trong khi thanh tra thì không có kết luận thanh tra, không làm tham mưu, không giúp cho lãnh đạo quản lý việc thanh tra cho tốt.

Cho nên những vấn đề nổi lên như Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, thì tôi biết rằng, thanh tra Sở Nội vụ chưa hề đụng đến việc này.

Đề nghị Giám đốc Sở Nội vụ nói rõ những vụ việc ở Yên Định, Thiệu Hóa, Vĩnh Lộc đã làm chưa? biết chưa? hay đến nay chúng ta mới biết khi đài báo thông tin?", Đại biểu Tuấn đặt nghi vấn.

Sai từ cả hai phía

Trả lời băn khoăn của các đại biểu, ông Đầu Thanh Tùng – Giám đốc Sở Nội vụ khẳng định, việc ký hợp đồng đối với số lao động tại các huyện nói trên là trái quy định của pháp luật.

“Theo quy định, tại các cơ quan nhà nước, kể cả cơ quan hành chính sự nghiệp chỉ được tuyển dụng công chức, viên chức qua thi tuyển chứ không có việc hợp đồng lao động.

Tuy nhiên trong thực tế một số các cơ quan đơn vị, do

“Sao lại có chuyện một người ốm bắt cả làng uống thuốc?” ảnh 3

Cựu Dân biểu đề nghị điều tra dấu hiệu vụ lợi của cựu Chủ tịch Yên Định

khối lượng công việc cũng như yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, vẫn thực hiện tuyển dụng khi chưa được giao biên chế.

Trong khi đó, cơ quan tham mưu cũng chưa có hướng dẫn thống nhất, dẫn tới việc vận dụng khi tuyển dụng của các đơn vị  không đúng.

Trong báo cáo giải trình đã nêu rất rõ, xung quanh nội dung hợp đồng lao động, xảy ra rất nhiều sai sót từ số lượng, chất lượng, chi trả tiền lương, chế độ chính sách”, ông Tùng nói.

Về việc giải quyết chế độ cho người lao động, Giám đốc Sở Nội vụ Thanh Hóa cho biết: “Chúng tôi đã đề nghị các huyện xây dựng phương án rà soát lại đội ngũ, có phương án tiếp tục tuyển dụng, hợp đồng, sử dụng số lao động bị chấm dứt hợp đồng, đảm bảo bố trí lao động phù hợp với trình độ đào tạo.

Việc giải quyết cũng cần có lộ trình. Các huyện nói trên hiện nay đang triển khai các giải pháp này. 

Ông Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa (ảnh: Truyền hình Thanh Hóa).
Ông Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa (ảnh: Truyền hình Thanh Hóa).

Làm rõ thêm về vấn đề này, ông Phạm Đăng Quyền – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, việc ngừng hợp đồng đối với số lượng giáo viên các huyện nói trên đã có những tác động về mặt xã hội không nhỏ.

Người lao động cũng có những phản ứng không nhỏ khi bị chấm dứt hợp đồng, nếu không muốn nói là quyết liệt.

Việc ký hợp đồng lao động là trái quy đinh. Do đó, khi thực hiện giải quyết chính sách cho người lao động gặp nhiều khó khăn.

Qua đây chúng tôi cũng muốn nói rằng, người ký hợp đồng đã trái quy định của pháp luật rồi, nhưng bản thân người lao động cũng thiếu hiểu biết pháp luật. Có người được ký hợp đồng tới 5 - 6 lần.

Trên nguyên tắc nếu đơn vị nào làm sai thì giải quyết ở cấp huyện. Nếu có gì khó khăn tỉnh sẽ có hỗ trợ giải quyết.

Trong số lao động bị chấm dứt hợp đồng thì có lao động phù hợp với chuyên môn, cần phải được tuyển dụng, hợp đồng lại để làm việc.

Hiện tại, chúng tôi đang sắp sếp lại các định mức giáo viên/lớp, học sinh/lớp. Nếu còn thiếu sẽ ưu tiên tuyển dụng các đối tượng này", ông Quyền nói.

Nhanh chóng hoàn thiện về hệ thống thể chế trong việc tuyển dụng

Kết luận vấn đề nói trên, ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa chia sẻ với những lao động bị chấm dứt hợp đồng, đồng thời cam kết sẽ xử lý nghiêm vi phạm của người đứng đầu để xảy ra việc tuyển dụng tràn lan tại các huyện Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, gây dư luận không tốt.

“Tôi biết là nhiều trường hợp (giáo viên) không tự nhiên được ký đâu. Họ vất vả lắm mới được ký hợp đồng đấy.

Đây là việc không hay ho, không tốt đẹp gì. Rứt khoát cần phải chấn chỉnh trong giai đoạn tới.  

Tôi đề nghị các vị lưu ý có giải pháp mạnh, tham mưu để giải quyết tốt tình trạng này.

Tránh trường hợp một người ốm bắt cả làng uống thuốc", ông Chiến nói.

Ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa (ảnh: thanhhoa.gov.vn).
Ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa (ảnh: thanhhoa.gov.vn).

Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa nêu giải pháp khắc phục tình trạng lao động bị chấm dứt hợp đồng.

“Để xử lý các trường hợp các trường hợp lao động bị chấm dứt hợp, phải thực hiện phân loại trên cơ sở nhu cầu công việc, khả năng kinh phí, nhu cầu thực tế.

Việc này chúng ta đã tạo hành lang tương đối tốt để tạo điều kiện thuận lợi các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp trong bố trí, tuyển dụng số lao động dód.

Tiếp đó, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra vi phạm. Chúng ta không còn cách nào khác, vì quy định của pháp luật là bình đẳng với tất cả mọi người.

Bên cạnh đó, các đơn vị có trách nhiệm nhanh chóng hoàn thiện về hệ thống thể chế trong việc tuyển dụng, giám sát tuyển dụng. Không thể để kéo dài việc này. 

Hướng tuyển dụng đảm bảo công khai, minh bạch, chủ yếu là qua thi tuyển, trừ trường hợp đặc biệt (đồng bào dân tộc vùng cao).

Đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường việc thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển dụng, đảm bảo nghiêm các kỷ cương, phép nước", ông Chiến nêu giải pháp.

Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa đề nghị nhân dân, cử tri không nghe theo người lạ, rồi đưa tiền cho các đối tượng đó để xin việc vào các cơ quan nhà nước.

"Tôi đã nghe nhiều trường hợp xin xỏ kiểu như thế. Tôi đề nghị nhân dân không có tin, không nghe "cò" chạy việc.

Bên cạnh đó, nhân dân nên tạo điều kiện cho con em học hành cho tốt, sau đó thi cử vào các cơ quan nhà nước, thay bằng việc nhờ vả. Việc này (tuyển dụng) không nhờ được đâu. 

Bên cạnh đó, phải hướng nghiệp cho con em mình, không nhất thiết phải vào cơ quan nhà nước", ông Chiến đề nghị.

QUỐC TOẢN