Số lượng vũ khí hạt nhân toàn cầu đang giảm, TQ có 250 đầu đạn

18/06/2014 11:08
Việt Dũng
(GDVN) - Theo báo cáo của SIPRI, hiện nay số lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới đang giảm dần, nhưng chưa thấy có nước nào sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Bom hạt nhân chiến thuật B61 Mỹ
Bom hạt nhân chiến thuật B61 Mỹ

Mạng rusnews ngày 16 tháng 6 đưa tin, căn cứ vào báo cáo dự trữ vũ khí hạt nhân thế giới thường niên do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) Thuỵ Điển công bố, hiện nay, số lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới đang tiếp tục giảm dần, nhưng mức độ giảm không bằng mấy năm trước.

Đồng thời, bất cứ nước nào sở hữu vũ khí hạt nhân đều không cho biết sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân trong tương lai gần.

Nhà phân tích của viện nghiên cứu này chỉ ra, đến đầu năm 2014, 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và CHDCND Triều Tiên sở hữu gần 16.300 vũ khí hạt nhân, ít hơn 17.230 vũ khí hạt nhân mà các nước này sở hữu vào đầu năm 2013. Số lượng đầu đạn hạt nhân giảm bớt hoàn toàn không có nghĩa là các nước lớn có vũ khí hạt nhân đã thực sự thực hiện cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Chuyên gia chỉ ra, vũ khí hạt nhân chủ yếu giảm thông qua phương thức của hiệp ước tiếp tục cắt giảm và hạn chế vũ khí chiến lược mang tính tấn công giai đoạn thứ ba giữa Mỹ và Nga, số lượng vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga chiếm 93% tổng số lượng vũ khí hạt nhân toàn cầu, trong đó Mỹ sở hữu 7.300 đầu đạn, Nga sở hữu 8.000 đầu đạn.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman 3 Mỹ
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman 3 Mỹ

5 nước lớn sở hữu vũ khí hạt nhân được chính thức thừa nhận đều đang triển khai phương tiện mang theo vũ khí hạt nhân mới, hoặc tuyên bố thực hiện kế hoạch tương tự.

Nhà nghiên cứu của viện nghiên cứu này cho biết: "Năm nay còn như vậy, các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân hầu như không áp dụng hành động thể hiện thiện chí thực sự tiêu hủy triệt để vũ khí hạt nhân.

Những nước này hiện nay đang tiến hành chương trình hiện đại hóa dài hạn, cho thấy họ cho rằng vũ khí hạt nhân vẫn là nhân tố quan trọng của tính toán chiến lược".

Mỹ đã có kế hoạch chi 350 tỷ USD trong 10 năm tới dùng cho hiện đại hóa vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Nga cũng tiến hành đầu tư tích cực để hiện đại hóa vũ khí hạt nhân.

Báo cáo đồng thời cho biết, cùng với việc hai cường quốc vũ khí hạt nhân không ngừng cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân của mình, số lượng vũ khí hạt nhân của một số nước khác duy trì không thay đổi, Anh vẫn sở hữu 225 đầu đạn hạt nhân, Pháp 300 đầu đạn hạt nhân.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Nga
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Nga

Trong khi đó, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan trái lại đã tăng số lượng vũ khí hạt nhân. Báo cáo cho rằng, đến đầu năm 2014, Trung Quốc sở hữu 250 đầu đạn hạt nhân, Ấn Độ 90-110 sở hữu đầu đạn hạt nhân, Pakistan sở hữu 100-120 đầu đạn hạt nhân, Israel sở hữu 80 đầu đạn hạt nhân. Còn số lượng đầu đạn hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là ít nhất, khoảng 6-8 đầu đạn hạt nhân.

Viện nghiên cứu này cho rằng: "Những người chuyên nghiệp ngày càng thừa nhận, CHDCND Triều Tiên đã sản xuất được một số vũ khí hạt nhân khác với thiết bị nổ hạt nhân sơ cấp. Những số liệu này được rút ra từ số lượng uranium sản xuất của một nước, chứ không phải là căn cứ vào khả năng sử dụng có hiệu quả uranium sản xuất vũ khí hạt nhân của nước này".

Hãng Yonhap Hàn Quốc ngày 16 tháng 6 cho rằng, hiện nay còn chưa thể dự đoán CHDCND Triều Tiên phải chăng có khả năng thực hiện thu nhỏ đầu đạn hạt nhân và lắp nó cho tên lửa đạn đạo hay không.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc
Việt Dũng