Đầu đạn hạt nhân |
Hãng Kyodo Nhật Bản ngày 12 tháng 4 cho biết, Ngoại trưởng 12 nước trong đó có Nhật Bản vào ngày 12 tháng 4 tại Hiroshima đã tổ chức hội nghị toàn thể "Sáng kiến giải trừ vũ khí hạt nhân và không phổ biến hạt nhân" (NPDI), đồng thời đã ra tuyên bố "Tuyên bố Hiroshima".
Tuyên bố yêu cầu, không chỉ Mỹ và Nga, mà cả các nước như Trung Quốc cần tổ chức đàm phán giải trừ quân bị hạt nhân đa phương.
Tuyên bố còn nhấn mạnh, để thực hiện "thế giới không còn vũ khí hạt nhân", kêu gọi nhà lãnh đạo các nước trong đó có quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đến thăm khu vực đã bị ném bom nguyên tử (bom hạt nhân) để tìm hiểu chân tướng về ném bom nguyên tử.
Chính phủ Nhật Bản hy vọng thông qua "Tuyên bố Hiroshima" khơi dậy dư luận về xóa bỏ vũ khí hạt nhân, đồng thời hy vọng trước khi tổ chức hội nghị đánh giá "Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân" vào năm 2015, các cuộc thảo luận về xóa bỏ vũ khí hạt nhân tích cực hơn, phát huy vai trò ảnh hưởng của mình.
Tuyên bố nhấn mạnh, tăng cường vũ khí hạt nhân là đi ngược lại với mong muốn của cộng đồng quốc tế, bày tỏ vô cùng quan ngại đối với vấn đề này.
Tuyên bố tuy không chỉ đích danh ai, nhưng thực sự ngầm phê phán chính sách hạt nhân của các nước như Trung Quốc - những nước đang tăng cường sức mạnh hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc |
Về độ minh bạch của vũ khí hạt nhân, Tuyên bố cho rằng, đây là một điểm rất quan trọng. Nếu thiếu minh bạch, giải trừ vũ khí hạt nhân sẽ không thể được kiểm chứng.
Tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 13 tháng 4 cũng đăng bài viết nhan đề "Tuyên bố Hiroshima nhằm kiềm chế Trung Quốc" cho rằng, Hội nghị Ngoại trưởng NPDI ngày 12 tháng 4 đã bế mạc sau khi thông qua "Tuyên bố Hiroshima".
Tuyên bố gồm rất nhiều nội dung, trong đó có đề án đàm phán giải trừ quân bị hạt nhân đa phương, mục đích là kiềm chế Trung Quốc - nước có ý đồ tăng cường sức chiến đấu hạt nhân, ép họ gia nhập khuôn khổ quốc tế cắt giảm vũ khí hạt nhân.
Tuyên bố bày tỏ hoan nghênh đối với "Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới" Mỹ-Nga có hiệu lực vào tháng 2 năm 2011, nhưng đồng thời lại chỉ ra, hai nước Mỹ, Nga cắt giảm vũ khí hạt nhân là chưa đủ, rõ ràng "yêu cầu những nước không tham gia giải trừ quân bị hạt nhân phải cắt giảm vũ khí hạt nhân", tổ chức đàm phán đa phương.
Tuyên bố nhấn mạnh, mục đích của cộng đồng quốc tế là xây dựng một thế giới không còn vũ khí hạt nhân, các nước tham gia hội nghị "bày tỏ lo ngại sâu sắc đối với hành vi tăng cường vũ khí hạt nhân, đi ngược lại mục tiêu này", đã tiến hành phê bình đối với Trung Quốc - nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc duy nhất tăng cường sức chiến đấu hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A |
Tuyên bố yêu cầu tất cả các nước đều bày tỏ lo ngại sâu sắc đối với tính hủy diệt gây ra và hậu quả phi nhân đạo do sử dụng vũ khí hạt nhân, kêu gọi nhà lãnh đạo các nước sở hữu hạt nhân thăm Hiroshima và Nagasaki - những nơi từng bị ném bom nguyên tử.
Tuyên bố phê phán mạnh mẽ hành vi phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Các đại biểu tham dự hội nghị lo ngại Ukraine bị sức ép quân sự từ Nga, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với giải trừ quân bị hạt nhân.
Hội nghị Ngoại trưởng lần này còn đưa ra 6 kiến nghị, chuẩn bị trình lên một ủy ban trù bị cho "Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân" sẽ diễn ra vào ngày 28 tháng 4 tới tại New York.
Trong đó có một kiến nghị là, để nâng cao độ minh bạch giải trừ quân bị hạt nhân, các nước sở hữu vũ khí hạt nhân mỗi năm cần định kỳ báo cáo sức chiến đấu hạt nhân của mình, kiến nghị này được cho là nhằm vào Trung Quốc.
Theo tờ "Asahi Shimbun" Nhật Bản ngày 13 tháng 4, Hội nghị Ngoại trưởng NPDI thông qua "Tuyên bố Hiroshima" yêu cầu các nước sở hữu vũ khí hạt nhân thông qua nhiều phương thức như đàm phán đa phương, cố gắng cắt giảm vũ khí hạt nhân, nhưng hoàn toàn không đụng chạm đến vấn đề khung pháp lý cấm sử dụng vũ khí hạt nhân.
Hình ảnh này được cho là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới Đông Phong-41 của Trung Quốc, có thể lắp nhiều đầu đạn độc lập. |
Nguyên nhân ở chỗ giữa các nước đồng minh (lệ thuộc vào "ô bảo vệ hạt nhân" Mỹ đứng đầu là Nhật Bản) với các nước không phải đồng minh tồn tại bất đồng rất sâu sắc.
Những nước không sở hữu vũ khí hạt nhân đối mặt với một sự thực nghiêm trọng, muốn loại bỏ toàn diện vũ khí hạt nhân thì nhiệm vụ còn nặng nề và lâu dài.
Chủ tịch hội nghị - Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết: "Nhật Bản với tư cách là nước chủ nhà của NPDI, sẽ ra sức thúc đẩy giải trừ quân bị hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân, tiếp tục nâng cao động lực chính trị cho NPDI".
Ông Fumio Kishida đã nhấn mạnh đến lập trường giải trừ quân bị hạt nhân có ý nghĩa thực tế, đó là giải trừ quân bị hạt nhân không chỉ là việc của hai nước Mỹ, Nga, những nước như Trung Quốc cũng cần tổ chức đàm phán đa phương.
Mặt khác, Đại sứ Mexico tại Nhật Bản chủ trương, cộng đồng quốc tế "cần đạt được một thỏa thuận loại bỏ toàn diện vấn đề vũ khí hạt nhân". Các nước như Mexico nhấn quán kiên trì loại bỏ vũ khí hạt nhân theo từng giai đoạn, đã bày tỏ không hài lòng khi nội dung Tuyên bố không đề cập một chữ nào đến hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân.
Tên lửa Cự Lang-2 Trung Quốc phóng từ tàu ngầm |
Trong hội nghị 12 quốc gia lần này, giữa 7 đồng minh được Mỹ bảo hộ hạt nhân với các nước khác đã có sự bất đồng rõ rệt. Nội dung Tuyên bố tương đối mập mờ, vừa không nhấn mạnh "tính cần thiết của sức mạnh răn đe hạt nhân" do 7 nước kết hợp chủ trương, mà còn không đề cập đến phương thức và thủ tục cụ thể cắt giảm vũ khí hạt nhân theo yêu cầu của các nước không phải đồng minh.
Sự bất đồng lập trường này cũng đã nổi lên tại hội nghị Liên hợp quốc tổ chức vào tháng 10 năm 2013. Trong các thành viên NPDI, các nước như Mexico chủ trương "trong bất cứ tình huống nào đều quyết không cho phép tiếp tục sử dụng vũ khí hạt nhân", yêu cầu thông qua Tuyên bố chung cấm sử dụng vũ khí hạt nhân.
Mặt khác, những nước đã gia nhập ô bảo vệ hạt nhân của Mỹ đã tán thành, thông qua Tuyên bố chung khác, cho rằng, "trong tình hình không hợp tác với các nước sở hữu vũ khí hạt nhân, nhất quán cấm vũ khí hạt nhân, trái lại không thể bảo đảm có thể loại bỏ vũ khí hạt nhân".
Quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản với tư cách là điều phối viên cho rằng: "Hơn một nửa quốc gia tham dự hội nghị dựa vào sức mạnh răn de hạt nhân, để tìm kiểm điểm chung, thực sự là khó khăn".
Vũ khí hạt nhân |