TQ: Nhật Bản chỉ "cách chế tạo đầu đạn hạt nhân chỉ một tuốc nơ vít"

17/03/2014 12:35
Việt Dũng
(GDVN) - Trung Quốc đang sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng báo Trung Quốc phê phán Nhật Bản có ý đồ sở hữu vũ khí hạt nhân, có lẽ là không muốn Nhật Bản mạnh lên bằng mình.
Mô hình bom nguyên tử tại Phòng trưng bày của cơ sở nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Mô hình bom nguyên tử tại Phòng trưng bày của cơ sở nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Tờ "Nhật báo Nhân Dân" Trung Quốc ngày 15 tháng 3 đăng bài viết nhan đề tác giả Peter Kuznick – giáo sư Khoa Lịch sử, Đại học Hoa Kỳ (American University). Bài viết có ý phê phán Nhật Bản. Sau đây là nội dung chính của bài viết:

Bài viết cố ý tuyên truyền cho rằng, Nhật Bản hiện nay "chỉ còn một khoảng cách tuốc-nơ-vít với chế tạo đầu dạn hạt nhân", cộng với ông Shinzo Abe không ngừng lộ ra “tư tưởng chủ nghĩa quân phiệt có tính tấn công và hành vi khiêu khích”, điều này kiến cho mọi người không thể không cảnh giác với dụng ý và mối đe dọa từ việc Nhật Bản sở hữu plutonium cấp vũ khí.

Gần đây, thông tin về việc quan chức Nhật Bản cản trở Mỹ thu lại 331 kg plutonium cấp vũ khí đã làm cho Trung Quốc cảnh giác. Những plutonium cấp vũ khí này được Mỹ và Anh cung cấp cho Nhật Bản dùng để nghiên cứu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Xét thấy ông Shinzo Abe có một loạt lời nói và hành động “cánh hữu”, Trung Quốc có thái độ nghi ngờ đối với ý đồ sở hữu plutonium cấp vũ khí của Nhật Bản.

Sau khi ông Shinzo Abe tiếp tục trúng cử làm Thủ tướng, tháng 7 năm 2013, Đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản (LDP) cũng giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Thượng viện.

Ông Shinzo Abe cho rằng, nếu ông ủng hộ chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có thái độ ngầm cho phép đối với hành vi mà báo TQ gọi là “khiêu khích” của ông.

Trung Quốc thử nghiệm bom khinh khí đầu tiên ngày 17 tháng 6 năm 1967
Trung Quốc thử nghiệm bom khinh khí đầu tiên ngày 17 tháng 6 năm 1967

Báo Trung Quốc phê phán cho rằng "bộ mặt thật" của ông Shinzo Abe dần dần lộ ra. Ông Shinzo Abe tăng cường chi tiêu quân sự, đây là lần đầu tiên Nhật Bản tăng chi tiêu quân sự trong 11 năm qua (trên thực tế: ngân sách quốc phòng Nhật Bản năm 2014 khoảng 284,8 tỷ nhân dân tệ, trong khi đó ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2014 là 808,23 tỷ nhân dân tệ; tỷ lệ trong GDP năm của Nhật Bản chỉ chiếm 1%, còn Trung Quốc chiếm 2%).

Bài báo này nói, trong vấn đề tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku, ông Shinzo Abe có "ý đồ xấu" (Trên thực tế, Trung Quốc tham lam đòi hỏi chủ quyền "đường lưỡi bò" bất hợp pháp trên Biển Đông – đòi cả lãnh hải của các nước ven Biển Đông).

Ông Shinzo Abe còn "cưỡng ép" thông qua "Luật bảo vệ bí mật đặc biệt" (Lời phàn nàn của Trung Quốc liên quan đến vấn đề này đã bị Công sứ Hidehisa Horinouchi ngày 7 tháng 12 năm 2013 tại Trung Quốc bác bỏ, nhấn mạnh: nếu chỉ trích Nhật Bản thông qua Luật bảo mật dẫn đến chủ nghĩa quân phiệt, như vậy chính Trung Quốc mới là quốc gia chủ nghĩa quân phiệt).

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc có thể lắp đầu đạn hạt nhân
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc có thể lắp đầu đạn hạt nhân

Ông Shinzo Abe còn đến thăm đền Yasukuni, cho dù biết rõ sẽ gây phản ứng mạnh mẽ từ các nước láng giềng (chủ yếu là Trung Quốc). Ông còn chủ trương sửa sách giáo khoa lịch sử, coi Nhật Bản là "người bị hại".

Ông bổ nhiệm người theo chủ nghĩa dân tộc lãnh đạo Hiệp hội phát thanh Nhật Bản. Ông còn kêu gọi sửa đổi Điều 9 Hiến pháp, nhấn mạnh Nhật Bản có quyền tự vệ tập thể.

Plutonium Nhật Bản sở hữu đủ để chế tạo 40 - 50 vũ khí hạt nhân, ngoài ra, Nhật Bản còn có 44 tấn plutonium cấp thấp khác.

Ông Shinzo Abue đã cam kết sẽ khởi động lại hoạt động của nhà máy điện hạt nhân và nhà máy kỹ thuật tái xử lý nhiên liệu hạt nhân, những điều này đều có thể cung cấp nhiều nhiên liệu cấp vũ khí hơn (Trên thực tế, Trung Quốc phát triển vũ khí hạt nhân từ lâu và ra sức tuyên truyền mở rộng kho vũ khí này cũng như phát triển vũ khí chiến lược có lắp nhiều đầu đạn hạt nhân độc lập – Đông Phong-41 và Cự Lang, vươn khắp toàn cầu).

Theo bài báo, Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản xác định, chế tạo vũ khí hạt nhân là hành động bất hợp pháp, "Luật cơ bản năng lượng nguyên tử" Nhật Bản năm 1955 đã rõ ràng hạn chế ý đồ "nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng nguyên tử" là "biện pháp hòa bình", nhưng nhà lãnh đạo Nhật Bản hoàn toàn không chấp nhận những hạn chế này trong hành vi.

Tên lửa hạt nhân Trung Quốc (ảnh nguồn chnmilitary.com)
Tên lửa hạt nhân Trung Quốc (ảnh nguồn chnmilitary.com)

Người thứ nhất thách thức lệnh cấm vũ khí hạt nhân chính là ông ngoại của TTg Shinzo Abe - cựu Thủ tướng Nhật Bản Kishi Nobusuke. Kishi Nobusuke từng nói với Quốc hội Nhật Bản, Hiến pháp không hề ngăn cản Nhật Bản phát triển vũ khí hạt nhân, đã gây ra sóng to gió lớn.

Em trai Kishi Nobusuke là Eisaku Sato năm 1964 sau khi trúng cử làm Thủ tướng, đã nói với Tổng thống Mỹ Johnson rằng, Nhật Bản cũng cần sở hữu vũ khí hạt nhân.

Eisaku Sato nói thêm: "Người dân Nhật Bản tạm thời sẽ không chấp nhận, nhưng công chúng, nhất là thế hệ thanh niên có thể được giáo dục". Trước mặt công chúng, Eisaku Sato đã diễn một khuôn mặt khác.

Tháng 12 năm 1967, ông đã tuyên bố "Ba nguyên tắc không sở hữu vũ khí hạt nhân", nhưng đằng sau Eisaku Sato coi những nguyên tắc này là "hồ đồ", đồng thời đã thành lập một tiểu ban bí mật nghiên cứu vũ khí hạt nhân.

Năm 1970, dưới sức ép của Mỹ, Nhật Bản đã ký "Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân", nhưng quyết định bảo lưu khả năng công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân khi cần thiết.

Theo truyền thông, Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo Đông Phong-41 lắp nhiều đầu đạn hạt nhân độc lập
Theo truyền thông, Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo Đông Phong-41 lắp nhiều đầu đạn hạt nhân độc lập

Năm 2002, ông Shinzo Abe nói với tờ "Asahi Shimbun" Nhật Bản rằng, Hiến pháp "hoàn toàn không cấm Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân, chỉ cần vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ và có thể giữ gìn an toàn". Ông Shinzo Abe cho rằng, Nhật Bản có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng phủ nhận có ý đồ chế tạo vũ khí hạt nhân.

Ông Shinzo Abe hy vọng duy trì hiện trạng Nhật Bản hiện "cách chế tạo đầu đạn hạt nhân chỉ một tuốc nơ vít". Bài báo phàn nàn, kết luận: Xét thấy ông có tư tưởng chủ nghĩa quân phiệt mang tính tấn công và hành vi khiêu khích, ông Shinzo Abe không chỉ tạo ra mối đe dọa to lớn đối với Trung Quốc, mà còn đối với các nước trên thế giới”.

Trung Quốc còn muốn phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm hạt nhân dưới lòng biển khơi.
Trung Quốc còn muốn phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm hạt nhân dưới lòng biển khơi.
Trung Quốc đẩy mạnh tuyên truyền mối đe dọa vũ khí hạt nhân từ Nhật Bản, rất muốn cộng đồng quốc tế phản đối, rất muốn Mỹ kiềm chế Nhật Bản, lo ngại quanh mình toàn "thùng thuốc súng" hạt nhân...
Trung Quốc đẩy mạnh tuyên truyền mối đe dọa vũ khí hạt nhân từ Nhật Bản, rất muốn cộng đồng quốc tế phản đối, rất muốn Mỹ kiềm chế Nhật Bản, lo ngại quanh mình toàn "thùng thuốc súng" hạt nhân...
Tên lửa đẩy N-2 của Nhật Bản
Tên lửa đẩy N-2 của Nhật Bản
Tên lửa đẩy M-5 Nhật Bản có thể lắp đầu đạn hạt nhân 4.000 kg (báo Trung Quốc tuyên truyền)
Tên lửa đẩy M-5 Nhật Bản có thể lắp đầu đạn hạt nhân 4.000 kg (báo Trung Quốc tuyên truyền)
Việt Dũng