Thứ trưởng Bộ Xây dựng: "Hai năm nữa hãy bàn xây cầu vượt Đàn Xã Tắc"

06/06/2013 13:54
Ngọc Quang
(GDVN) - Ông Nguyễn Đình Toàn – Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng: “Trong các phương án làm cầu vượt qua Đàn Xã Tắc thì phương án số 4 (cầu chữ Y) là hợp lý nhất với hoàn cảnh hiện nay...

Tuy nhiên, TP hoàn toàn có thể nghiên cứu tiếp phương án số 6 là quay cầu về hướng Nguyễn Lương Bằng – Tôn Đức Thắng; cũng có thể tính đến làm vòng xoay tự điều chỉnh ở ngã 7, rồi hai ba năm nữa mới tính cụ thể đến phương án làm cầu vượt”.

“Hà Nội nên tiếp tục nghiên cứu quay cầu sang hướng khác”

Ông Nguyễn Đình Toàn – Thứ trưởng Bộ Xây dựng lưu ý, trong số 6 phương án đưa ra thì phương án số 1,2, 3 chưa giải quyết được triệt để nhu cầu giao thông (thậm chí phương án 1 và 2) vẫn còn ảnh hưởng tới di tích đàn Xã Tắc. Phương án số 4 là hợp lý hơn cả, tuy nhiên cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi triển khai thực tế, bởi đây mới là bản vẽ sơ bộ.

“Đây cũng là lần đầu tiên TP Hà Nội đối mặt với khó khăn ở nút giao ngã 7 cho nên ít nhiều sẽ gặp khó khăn, tuy nhiên thành phố cần phải xác định là giải quyết dứt điểm khó khăn này không để ảnh hưởng kéo dài tới đời sống của nhân dân và cũng góp phần tạo thuận lợi cho cả tuyến giao thông”, ông Toàn nói.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn cũng lưu ý, Hà Nội hoàn toàn có thể nghiên cứu thêm phương án số 6, tức là quay hướng cầu sang phía đường Nguyễn Lương Bằng – Tôn Đức Thắng, bởi phương án này tuy có nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, nhưng sẽ giải quyết triệt để vấn đề giao thông trong tương lai. Đồng thời khi triển khai việc làm cầu tại nút Ô Chợ Dừa cũng cần tính toán lưu lượng xe cộ qua lại để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ông Nguyễn Đình Toàn - Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Ông Nguyễn Đình Toàn - Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

“Trước đây khi tổ chức JAICA của Nhật làm dự án ở TP Hải Dương thì chuyên gia đã đứng ở ngã tư nhiều giờ đồng hồ để ghi lại lượt xe qua đây, sau đó tính toán để lên phương án phù hợp. Theo tôi, nếu Hà Nội sử dụng camera ở nút giao này và tính thật kỹ nhu cầu và hướng đi của người dân thì sẽ có sự phân luồng hợp lý. Tôi cũng đã từng thấy ở một số nước, mà gần nhất là Thái Lan khi gặp khó khăn như nút giao cắt lớn tại Ô Chợ Dừa thì họ xử lý rất tốt, Hà Nội cũng nên có nghiên cứu so sánh”, Thứ trưởng Toàn chia sẻ.

Theo vị Thứ trưởng Bộ Xây dựng, đơn vị tư vấn đang theo đuổi đề bài là làm cầu vượt nhẹ theo hướng Xã Đàn và rẽ vào Khâm Thiên, nhưng nếu nghiên cứu phương án số 6 thì có thể nghiên cứu lập thể xây cầu bằng bê tông, làm hai hoặc ba tầng kiên cố, như vậy sẽ giải quyết nhu cầu giao thông của thành phố về lâu dài.

“Ngay cả khi không có Đàn Xã Tắc thì tôi vẫn nghĩ về lâu dài phương án số 6 là quay về hướng Nguyễn Lương Bằng – Tôn Đức Thắng sẽ hợp lý hơn cả. Hơn nữa, ở nút giao hiện nay lại có di tích Đàn Xã Tắc thì chúng ta càng nên nghiên cứu thêm, không nên loại bỏ. Thậm chí có thể làm con đường chạy thẳng và thiết kế vòng xoay tự điều chỉnh, rồi hai ba năm sau mới bàn tới chuyện có làm cầu không và làm như thế nào?”, ông Toàn nói.

Thành phố Hà Nội cho rằng, phương án số 4 (làm cầu chữ Y) là hài hòa nhất với tình hình hiện tại, vừa giải quyết được nhu cầu giao thông, vừa tránh được vùng lõi của Đàn Xã Tắc.
Thành phố Hà Nội cho rằng, phương án số 4 (làm cầu chữ Y) là hài hòa nhất với tình hình hiện tại, vừa giải quyết được nhu cầu giao thông, vừa tránh được vùng lõi của Đàn Xã Tắc.

Thứ trưởng Bộ GTVT và Thứ trưởng Bộ VHTT&DL ủng hộ xây cầu chữ Y

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cho biết, Bộ GTVT cũng là cơ quan quản lý nhà nước đã phối hợp chặt chẽ với TP Hà Nội nghiên cứu về nút giao thông này để đưa ra phương án hợp lý nhất.

Ông Thọ cho rằng, nếu là một thiết kế thông thường và chỉ đáp ứng một tiêu chí thì sẽ rất thuận lợi, tuy nhiên để đáp ứng đủ 5 tiêu chí mà Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu đảm bảo với tiêu chí hài hòa với bảo tồn di tích đàn Xã Tắc thì khó hơn rất nhiều.

“Khó khăn không chỉ là bảo tồn di tích, mà nút giao này còn ảnh hưởng tới nút giao khác, liên quan tới lưu lượng xe cộ qua lại ở nút này và các khu vực lân cận”, ông Thọ nói.

Theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, Bộ GTVT thống nhất lựa chọn phương án 4 (cầu chữ Y), và phải là cầu

GS Lê Văn Lan không ủng hộ phương án 4 (làm cầu chữ Y): "Tôi ủng hộ phương án số 3, nghĩa là phần giữa của cây cầu uống về phía Nam, để tránh đè lên phần không gian của Đàn Xã Tắc. Nếu làm theo phương án 4 thì phải mở thêm một nhánh nữa về phía Khâm Thiên, trong khi chúng ta mới chỉ khai quật được một phần của Đàn Xã Tắc (hơn 1 nghìn m2). Vì vậy, tôi e rằng khi mở thêm nhánh cầu từ Khâm Thiên vào Ô Chợ Dừa thì có thể sẽ đào trúng vào các khu vực khác của Đàn Xã Tắc (vì đàn Xã Tắc rộng hàng chục nghìn m2), như vậy sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Hơn nữa, khi mở thêm nhánh này sẽ đụng trạm tới cửa Trường Quảng (một di tích quan trọng) và di ích La Thành".

vượt khác mức, nhưng đồng thời phải đảm bảo không ảnh hưởng tới di tích quốc gia. “Chúng tôi cũng xin lưu ý đây mới là phương án chứ chưa đi vào chi tiết, cho nên khi đi vào triển khai phải có tính toán cẩn trọng, đặc biệt là với khu vực có liên quan tới di sản, khẩu độ lớn thông thoáng để có kiến trúc đảm bảo kiến trúc cảnh quan và cả tải trọng”, ông Thọ cho hay.

Đối với dự kiến về vật liệu xây dựng cầu, Thứ trưởng Bộ GTVT lưu ý, phải tính toán làm sao để cây cầu dầm thép có thiết kế phù hợp với cảnh quan.

Hiện nay, Hà Nội và TPHCM đã sử dụng nhiều cây cầu như vậy, có những cây cầu đưa ra thì được dư luận đồn tình nhưng cũng có những cây cầu khi đưa ra thì có nhiều ý kiến phản đối, cho nên khi triển khai thực tế với cây cầu qua nút Ô Chợ Dừa cần phải có tính toán thật kỹ về kết cấu, vừa đảm bảo kỹ thuật, lại vừa phải đảm bảo kiến trúc cảnh quan.

Bà Đặng Thị Bích Liên - Thứ trưởng Bộ VHTTDL nhận định, đàn Xã Tắc là một di sản nằm trong quần thể gắn liền với kinh thành Thăng Long, có ý nghĩa rất quan trọng cần phải được bảo tồn. Để có phương án tuyệt đối thì rất khó, với vai trò quản lý nhà nước của Bộ VHTT&DL, nếu cứ nhất định bảo tồn di tích thì chỉ căn cứ vào luật di sản.

Nhưng nếu so sánh với 5 tiêu chí mà TP Hà Nội đưa ra, trong đó có cả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thì lại không thể giải quyết được vấn đề ở nút giao Ô Chợ Dừa. Đây là nút giao ngã 7 nên Hà Nội gặp nhiều khó khăn khi khảo sát thiết kế, tránh làm ảnh hưởng tới di tích đàn Xã Tắc.

Bảo tồn Đàn Xã Tắc một cách tốt nhất thì cũng phải phù hợp với điều kiện của địa phương, tức là vừa bảo tồn vừa phải đảm bảo được giao thông của thành phố. Trong số 6 phương án mà TP Hà Nội nêu, Bộ VHTT&DL thấy rằng mỗi phương án đều có ưu điểm và nhược điểm, nhưng chúng tôi nghiêng về phương án 4 (làm cầu chữ Y) vì nó hài hòa hơn cả, vừa bảo tồn được di tích, lại vừa đảm bảo được nhu cầu đi lại thuận lợi của nhân dân trong khu vực, vừa đảm bảo được cảnh quan đô thị.

Về thiết kế chi tiết thì đề nghị TP Hà Nội là đàn Xã Tắc có liên quan tới các giai đoạn lịch sử khác nhau, cho nên phương án số 4 (cầu chữa Y) cũng cần được tính toán cẩn thận và gửi tới các cơ quan chuyên môn, trong đó có Bộ VHTT &DL. Sauk hi nhận được thiết kế chi tiết, chúng tôi sẽ mời các chuyên gia vào cuộc để bảo tồn, tôn tạo khu vực di tích này sao cho phù hợp với nút giao thông”, bà Liên nói.

Ngọc Quang