Tình trạng rối loạn trước buổi đàm phán hòa bình Syria

22/01/2014 13:10
SVTT Dương Ngọc
(GDVN) - Ít ai tin rằng nó sẽ thành công khi cuộc nội chiến ba năm và mâu thuẫn địa chính trị ở đây không có dấu hiệu giảm.

Đêm trước của cuộc đàm phán hòa bình Syria, hôm Thứ Ba các đại biểu Syria và quốc tế đã đến Thụy Sĩ. Nhưng ít ai tin rằng nó sẽ thành công khi cuộc nội chiến ba năm và mâu thuẫn địa chính trị ở đây  không có dấu hiệu giảm.

Các phe nhóm đối lập Syria sẽ tham dự cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên vào hôm 22.1 do chịu sức ép từ những đồng minh phương Tây của họ. Bên cạnh đó cũng đã xuất hiện những bức ảnh được xem là bằng chứng về sự tra tấn quy mô lớn và giết người tàn bạo của chính phủ Syria. 

Nếu được chứng minh, Tổng thống Bashar al-Assad có thể sẽ phải từ chức và đối mặt với một phiên tòa quốc tế về tội ác chiến tranh.

Tình trạng xung đột tại Allepo, Syria

Tình trạng xung đột tại Allepo, Syria                                                                              

Một nhiếp ảnh gia, người đào thoát khỏi lực lượng quân sự Syria đã công bố những thông tin được coi là bằng chứng rõ ràng về sự lạm dụng và giết người có hệ thống của chính phủ Syria, với khoảng 11.000 tù nhân đã bị chết. 

Một trong ba cựu công tố viên xét xử tội phạm chiến tranh quốc tế đã so sánh hình ảnh với cuộc “giết người quy mô công nghiệp" của các trại tử thần ở Đức Quốc xã.

Đoàn đại biểu từ Damascus do Tổng thống Assad dẫn đầu. Ông Assad cho rằng ông có thể tái đắc cử và cuộc đàm phán nên tập trung vào cuộc chiến chống "khủng bố".

Liên Hiệp Quốc, cùng với Nga và Hoa Kỳ cho rằng tình hình chỉ có thể được thuyên giảm chỉ khi hai bên cùng nhau ngồi lại và hội đàm tại khách sạn Montreux Palace trên hồ Geneva. 

Trong khi đó, Thứ Hai được xem như là một ngày rối loạn về ngoại giao, điều này có thể đe dọa đến sự thành công của cuộc đàm phán sắp diễn ra khi phút cuối Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã mời Iran- một đồng minh lớn của Syria tham dự.

Sau đó, lời mời đã được thu hồi khi mối đe dọa tẩy chay từ phe đối lập, cũng như áp lực từ phương Tây.  

Thu hẹp khoảng cách giữa các bên tham chiến có vẻ như là một yêu cầu khá cao và các nhà ngoại giao của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh rằng cuộc họp ở Montreux ngày Thứ Tư chỉ là một sự khởi đầu cho cuộc đàm phán có thể tiếp tục tại Geneva từ ngày thứ Sáu. Tuy nhiên, nó có thể đưa ra một số thỏa thuận để giảm bớt đau khổ cho nhân dân và liên quan đến vấn đề trao đổi tù nhân.
SVTT Dương Ngọc