"TQ-Mỹ không thể tránh chiến tranh,Bắc Kinh đang mê hoặc dân chúng"

29/06/2014 10:18
Đông Bình
(GDVN) - Bài viết chỉ ra 10 nhân tố lớn trở thành nguyên nhân Trung-Mỹ có thể bùng phát xung đột thực sự.
Trung Quốc hung hăng đối đầu với Nhật Bản trên vùng biển đảo Senkaku
Trung Quốc hung hăng đối đầu với Nhật Bản trên vùng biển đảo Senkaku

Đài truyền hình "Nước Nga ngày nay" ngày 26 tháng 6 đưa tin, tình hình địa-chính trị phức tạp trên sân khấu quốc tế làm cho xung đột to lớn giữa phương Đông và phương Tây ngày càng trầm trọng hơn. 

Giáo sư Michael Vlachos tin rằng, chiến tranh giữa Mỹ với Trung Quốc, nước có kinh tế và chính trị đang phát triển nhanh chóng, hầu như không thể tránh khỏi.

Bài viết phân tích "Lịch sử báo hiệu: khả năng đáng sợ của chiến tranh Mỹ-Trung" của Michael Vlachos đã tiến hành so sánh chính trị, lịch sử giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ. Ông cho rằng, quan hệ Trung-Mỹ hiện đại tương tự tình hình Mỹ-Anh vào năm 1861. Khi đó, trong thời gian nội chiến của Mỹ, do sự kiện ngoại giao chặn tàu bắt cóc Đại sứ Anh, đã làm cho hai nước Mỹ-Anh rơi vào bờ vực của xung đột quân sự.

Giáo sư Michael Vlachos cho rằng, khi đó lực lượng của hai bên Mỹ và Anh ở hai bờ Đại Tây Dương đều đã sẵn sàng cho một chiến tranh, nhưng, cuối cùng không khai chiến do vai trò của 10 nhân tố lớn, trong khi đó 10 nhân tố lớn này hiện nay lại trở thành nguyên nhân Trung-Mỹ có thể bùng phát xung đột thực sự. Tình hình cụ thể như sau:

1. Tuyên truyền chiến tranh trên truyền thông. Sự cổ vũ quân sự hiện đại hoàn toàn khác với tình hình truyền thông thế kỷ 19. Hoàn toàn khác với sự trông đợi tập thể đối với chiến tranh của Anh năm 1861, lập trường hiện nay của truyền thông căn bản không đem lại bất cứ khoảng trống lựa chọn nào cho xã hội, truyền thông cũng đã sử dụng các loại "phẩm màu" để mô tả chiến tranh, trong đó có một tiêu chí rõ ràng chắc chắn chính là quân đội Trung Quốc và hạm đội hải quân của họ.

2. Thiếu nguồn lực. Giống như Anh thế kỷ 19 bị suy yếu bởi chiến tranh Crimea và nổi dậy của thuộc địa Ấn Độ, nguồn lực kinh tế và quân sự của Mỹ hiện nay đã suy kiệt sau các hành động quân sự tại Afghanistan và Iraq. Nếu nói trước đây Anh chỉ phản ứng với mối đe dọa hải quân mang tính giai đoạn, thì hiện nay cơ quan lãnh đạo quân sự Mỹ có thể sẽ căn cứ vào quy mô chiến dịch phòng thủ, đưa ra một kế hoạch thương mại rất đáng khích lệ.

3. Nguyên nhân kinh tế. Giáo sư Vlachos cho rằng, năm 1861 Anh lo ngại mất đi cơ hội xuất khẩu bông vải, trong khi đó thu nhập xuất khẩu bông vải khi đó chiếm tỷ lệ khá lớn trong ngân sách Anh, vì vậy không thể phát động chiến tranh. Còn hiện nay, trong bối cảnh của phát triển kinh tế Mỹ và toàn cầu hóa, sự lo ngại tương tự không còn là “cái phanh” để ngăn chặn nổ ra xung đột quân sự.

4. Hình tượng của kẻ thù chủ yếu. Anh thế kỷ 19 không cần sử dụng vũ lực, hơn nữa không nhất thiết phải sử dụng tất cả thủ đoạn có thể để ứng phó mối đe dọa. Bất kể là Sa Hoàng (Nga) hay sự bất đồng nội bộ của bản thân, trong đó có sự bất đồng tương tự với nguyên nhân nổ ra chiến tranh nam bắc Mỹ, đều không thích hợp với vai trò làm biểu tượng kẻ thù.

Nhưng sau khi Liên xô giải thể, nước Mỹ hiện đại đã mất đi “giấc mơ” chính của mình, đó là chiến thắng kẻ thù nguy hiểm nhất trên thế giới. Loại kẻ thù này lần lượt đại diện là chủ nghĩa phát xít Đức và Liên Xô. Từ thập niên 50 trở đi, bất kể là người Nhật Bản, các phần tử cấp tiến Hồi giáo hay “con gấu Nga” đều đi ngược lại “mong đợi” tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn thực sự giữa Mỹ với họ.

Trung Quốc hung hăng thể hiện cơ bắp trên Biển Đông
Trung Quốc hung hăng thể hiện cơ bắp trên Biển Đông

Trung Quốc hiện nay hoàn toàn thích hợp với tất cả tiêu chuẩn “con ác quỷ chính” của Mỹ. Những hình ảnh về binh sĩ Nhật Bản tàn ác, đẫm máu trên đài truyền hình Trung Quốc sẽ chỉ đốt lên ngọn lửa của tuyên truyền quân sự Mỹ.

5. Vũ khí chủ yếu. Nếu nói năm 1861 Hải quân Mỹ đã trang bị chiếc tàu chiến huyền thoại đầu tiên, toàn bộ chế tạo bằng sắt, trang bị 2 pháo nòng trơn cỡ 11 tấc Anh, đánh đâu thắng đó, không có đối thủ, thì các tướng lĩnh Mỹ hiện nay không còn thư thái như vậy, bắt đầu cảm thấy lo ngại về tên lửa đạn đạo tầm trung nhiên liệu rắn Đông Phong-21 của Trung Quốc, loại tên lửa này có uy lực mạnh, hầu như có thể tiêu diệt tàu chiến Mỹ.

Tên lửa Trung Quốc gây ra mối đe dọa cho Mỹ như vậy, buộc quân đội và giới tình báo Mỹ phải tìm cách tránh loại mối đe dọa này, chắc chắn phải tiêu diệt tất cả bộ tư lệnh, cơ quan tình báo, thông tin, thậm chí máy tính của Quân đội Trung Quốc.

6. Mỹ hiện nay giống Anh trước đây, đầu tư rất nhiều tiền bạc để chế tạo tàu chiến cỡ lớn, tính chất mỏng manh không ngừng gia tăng cùng với sự phát triển của công nghệ. Trong tình hình này, giáo sư Vlachos cho rằng vẫn có ẩn số khi cho rằng Mỹ có khả năng chiến thắng một khi khai chiến với Trung Quốc.

Bất chấp luật pháp quốc tế, Trung Quốc xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam, khủng bố đâm chìm tàu cá Việt Nam
Bất chấp luật pháp quốc tế, Trung Quốc xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam, khủng bố đâm chìm tàu cá Việt Nam

Trung Quốc hiện nay đã có ưu thế hải quân, hơn nữa còn đang tăng cường nhanh chóng thực lực quân sự. Đồng thời, khả năng chống lại Trung Quốc của Mỹ cũng có xu hướng tăng mạnh. 

Trung Quốc tiếp tục khởi động bộ máy truyền thông tuyên truyền, (che đậy những hành động phi pháp - PV) làm cho công chúng cảm thấy tiềm lực của Hải quân Trung Quốc vượt vài lần Mỹ, từ đó làm cho nhiều người dân hơn tự nhiên bị mê hoặc, bắt đầu ủng hộ hành động tăng cường sức mạnh quân sự tự thân của chính phủ.

7. Mỹ suy yếu trong nội chiến có được cơ hội “tạm nghỉ” về địa-chính trị trong thế kỷ 19, không còn tiến hành cạnh tranh kinh tế với Anh, trở thành các khu vực đầu tư mà Anh có thể được lợi. Anh khi đó vẫn duy trì lợi ích địa-chính trị của mình ở các khu vực như Canada, Bermuda, Cuba, Mexico.

Hiện nay Mỹ chỉ trích Trung Quốc đang đánh cắp bí mật quân sự, tham vọng bành trướng biển, dùng tốc độ kinh ngạc để phát triển công nghệ quân sự, chủ động kích thích làm không ngừng leo thang xung đột vũ trang.

8. Sau nội chiến của Mỹ, Anh chuyển sang châu Âu, gây ra xung đột Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, chiến tranh Pháp-Đức và phong trào phục hưng Italia. Mỹ hiện nay rời khỏi khu vực Trung Đông, nơi mà họ đã kiểm soát 30 năm, bắt đầu chuyển mình sang hướng châu Á-Thái Bình Dương, nơi có kẻ thù chủ yếu mới là Trung Quốc.

Mỹ-Nhật tập trận liên hợp (ảnh tư liệu)
Mỹ-Nhật tập trận liên hợp (ảnh tư liệu)

9. Mãi đến trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Canada luôn là “sợi dây” uy tín của đế quốc Anh. Năm 1861, Anh kỳ vọng bảo vệ thành công biên giới Mỹ-Canada. Nhiệm vụ chính khi đó là giảm rủi ro ở Canada, không muốn khai chiến với Mỹ.

Trái lại, các quốc gia châu Á hiện nay là những con hổ giận dữ thực sự, sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào. Trong khi đó, rủi ro thực sự của Mỹ hiện nay không phải là đề phòng những nước này, mà là bản thân có thể buộc phải bị kéo vào xung đột địa-chính trị của những nước này.

10. Anh năm 1861 nếu xâm lược Mỹ có thể sẽ cắt đứt tất cả con đường thống nhất quốc gia của Lincoln. Ngoại trưởng Mỹ khi đó cảnh báo cho rằng, Anh nếu can thiệp sẽ gây ra đại chiến thế giới Mỹ dân tộc Anh và chi nhánh châu Âu. Đối đầu giữa Trung-Mỹ hiện nay quy mô lớn hơn, nguy hiểm hơn, đặc biệt là trong bối cảnh đấu tranh giữa Đông-Tây kéo dài, toàn cầu hóa, chủ nghĩa nhân đạo và trật tự thế giới sụp đổ hoàn toàn.

Năm 1861, Anh và Mỹ nhanh chóng hiểu ra, trong điều kiện khủng hoảng khi đó, chiến tranh nếu có sẽ nhanh chóng khiến hai nước bị hủy diệt hoàn toàn, còn giới tinh hoa Trung-Mỹ hiện nay lại cần cuộc xung đột này, hơn nữa mỗi bên có lý do của họ.

Vì vậy, giáo sư Vlachos đưa ra kết luận gây thất vọng, cho rằng, chiến tranh Trung-Mỹ chỉ là một vấn đề thời gian, bởi vì hiện nay bất kể là Mỹ hay Trung Quốc đều có tương đối nhiều người say mê với quan điểm phát động và thực hiện chiến tranh thực sự.

Mỹ-Philippines tập trận chung trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Mỹ-Philippines tập trận chung trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Đông Bình