Trung Quốc bị cô lập hơn ở Đối thoại Shangri-La năm nay

02/06/2015 07:41
Đông Bình (Đài tiếng nói Đức)
(GDVN) - Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông mang tính xâm lược, bị đa số các nước bày tỏ lo ngại. Trung Quốc vẫn giở luận điệu cũ rích để biện hộ hành vi phi pháp.
Trung Quốc lấn biển xây đảo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hình ảnh do máy bay trinh sát P-8A Poseidon Mỹ chụp được ngày 20 tháng 5 năm 2015 (nguồn Stripes.com)
Trung Quốc lấn biển xây đảo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hình ảnh do máy bay trinh sát P-8A Poseidon Mỹ chụp được ngày 20 tháng 5 năm 2015 (nguồn Stripes.com)

Đài tiếng nói Đức ngày 1 tháng 6 đưa tin, Đối thoại Shangri-La lần thứ 14 đã kết thúc ở Singapore. Tờ "Frankfurt Allgemeine Zeitung" cho rằng, tranh chấp chủ quyền Biển Đông làm cho Trung Quốc bị cô lập hơn so với năm trước.

Theo bài báo, tại Đối thoại Shangri-La vào cuối tuần qua ở Singapore, vấn đề Biển Đông đã trở thành trung tâm chú ý của hội nghị. Đây là điều không có gì bất ngờ.

Trong nhiều năm qua, tại Hội nghị an ninh quan trọng nhất châu Á này, sau lễ khai mạc ngày thứ nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước tiên phát biểu, phê phán hành động mang tính xâm lược của Trung Quốc ở khu vực, đồng thời cam kết Mỹ sẽ tăng cường can dự vào các vấn đề của khu vực.

Trong thời gian trả lời câu hỏi sau đó, một thành viên đoàn đại biểu Trung Quốc mặc đồng phục sẽ phát biểu ý kiến, phản bác các chỉ trích.

Tôn Kiến Quốc - đại diện Trung Quốc ngụy biện tại Đối thoại Shangri-La 2015
Tôn Kiến Quốc - đại diện Trung Quốc ngụy biện tại Đối thoại Shangri-La 2015

Ngày thứ hai của hội nghị có một đại biểu Trung Quốc ra mặt, phản bác toàn diện các chỉ trích, đồng thời nhấn mạnh quan niệm "hòa bình" của Trung Quốc. Tiếp theo, ông ta sẽ đối mặt với các câu hỏi cụ thể từ các đại biểu, nhưng ông ta đưa ra đáp án theo cách nói tránh nói giảm. Truyền thông có thể đưa tin về các cuộc khẩu chiến này.

Bài viết cho rằng, năm nay, các giới dự đoán, cuộc khẩu chiến giữa Trung-Mỹ sẽ gay gắt hơn so với trước. Vài tháng qua, hành động lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây lo ngại cho các nước láng giềng.

Trung Quốc lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) ở khu vực này, một số công trình rõ ràng là vì mục đích quân sự. Đồng thời, yêu sách chủ quyền (tham lam, lố bịch, phi pháp) của Trung Quốc chồng lấn lên chủ trương chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Tại Đối thoại Shangri-La vẫn không thể tìm được phương án giải quyết thực chất.

Trung Quốc bị cô lập hơn tại diễn đàn an ninh khu vực. Đã không làm gương cho thiên hạ trong tuân thủ luật pháp quốc tế thì làm sao đòi làm "nước lớn", đòi "lãnh đạo khu vực và thế giới"!?
Trung Quốc bị cô lập hơn tại diễn đàn an ninh khu vực. Đã không làm gương cho thiên hạ trong tuân thủ luật pháp quốc tế thì làm sao đòi làm "nước lớn", đòi "lãnh đạo khu vực và thế giới"!?

Ngay cả Mỹ hầu như cũng thiếu kế hoạch chu đáo trong vấn đề này. Mỹ đòi hỏi Trung Quốc không thể tùy ý tạo ra sự thực đã rồi, vài ngày trước đã điều máy bay trinh sát bay trên các đá ngầm, có mang cả phóng viên đài truyền hình CNN theo.

Các phóng viên đã chứng kiến Mỹ bị Hải quân Trung Quốc yêu cầu rời khỏi khu vực tranh chấp như thế nào. Mặc dù điều này không thể làm thay đổi hiện trạng, nhưng bài báo của CNN đã cung cấp cơ sở cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter, để ông có thể yêu cầu Trung Quốc chấm dứt lấn biển, xây đảo (bất hợp pháp) tại Singapore và đã bày tỏ Mỹ "rất lo ngại".

Không chỉ có Mỹ, đa số các nước tham dự hội nghị cũng đã bày tỏ sự lo ngại của chính phủ họ, đương nhiên không bao gồm Trung Quốc. Ông Carter cho biết, các nước khác cũng lập ra tiền tiêu quân sự ở khu vực này, nhưng quy mô hoạt động của Trung Quốc lại "chưa từng có".

Ông cho biết rõ, Mỹ sẽ không vì vậy mà lùi bước. Đối với Mỹ, chu vi đá ngầm vòng và đá san hô ở khu vực này thuộc vùng biển quốc tế.

Trung Quốc lo sợ dư luận, run sợ vì hành vi bất hợp pháp ở Biển Đông bị cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ, không dám trả lời trực diện vào các câu hỏi của các học giả quốc tế tại Đối thoại Shangri-La 2015
Trung Quốc lo sợ dư luận, run sợ vì hành vi bất hợp pháp ở Biển Đông bị cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ, không dám trả lời trực diện vào các câu hỏi của các học giả quốc tế tại Đối thoại Shangri-La 2015

Bài viết chỉ ra, chính như luận điệu quen dùng, đại diện Quân đội Trung Quốc Triệu Tiểu Trác vào thứ Bảy đã buông lời cứng cựa để phản bác phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter về Biển Đông, nói rằng hành động của Trung Quốc là "hợp lý, chính nghĩa".

Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Tôn Kiến Quốc vào Chủ nhật đã nhắc lại luận điệu này. Căn cứ vào cách nói của ông ta, cách làm lấn biển, xây đảo (bất hợp pháp) của Trung Quốc chỉ là công trình xây dựng "vô hại", tất cả mọi người đều có thể "được lợi" từ đó.

Nói một cách tổng thể, cuộc chiến giữa Trung-Mỹ lần này hoàn toàn không gay gắt như năm trước. Khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel chỉ trích Trung Quốc gây ra bất ổn cho tình hình khu vực. Không khí hội nghị lần này giàu tính xây dựng, nhưng Trung Quốc bị cô lập hơn so với mấy năm trước.

Đại diện Trung Quốc nói lấy được ở Đối thoại Shangri-La 2015
Đại diện Trung Quốc nói lấy được ở Đối thoại Shangri-La 2015
Đông Bình (Đài tiếng nói Đức)