Trung Quốc chạy thử tàu hộ vệ mới, Ấn Độ xây căn cứ mới, EU ngăn tàu tị nạn

16/09/2015 07:51
Đông Bình (Tổng hợp)
(GDVN) - Ngoài ra, Indonesia năm 2016 sẽ ưu tiên mua sắm tàu ngầm lớp Kilo, tàu hộ vệ, máy bay chiến đấu Su-35, radar để xây dựng "quốc gia biển trung tâm".

Tàu hộ vệ Type 054A thứ 22 Hải quân Trung Quốc bắt đầu chạy thử

Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 15 tháng 9 đưa tin, gần đây, có dân mạng chụp được hình ảnh chạy thử ở bến cảng của một chiếc tàu hộ vệ Type 054A mới chế tạo xong.

Hình ảnh này được dân mạng cho là tàu hộ vệ Tương Đàm số hiệu 531 Type 054A đang chạy thử, dự kiến sẽ trang bị cho Hạm đội Đông Hải vào đầu năm 2016 (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Hình ảnh này được dân mạng cho là tàu hộ vệ Tương Đàm số hiệu 531 Type 054A đang chạy thử, dự kiến sẽ trang bị cho Hạm đội Đông Hải vào đầu năm 2016 (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Theo suy đoán của dân mạng, tàu hộ vệ này được đặt tên là Tương Đàm, số hiệu 531, theo thống kê của trang mạng uy tín nước ngoài, tàu số hiệu 531 là chiếc thứ 22 của dòng 054A. Hiện nay, tàu hộ vệ Type 054A chế tạo tổng cộng 24 chiếc, chiếc thứ 23 và 24 còn đang lắp ráp. Hải quân Trung Quốc ít nhất đã biên chế 20 chiếc.

Bài viết còn đăng lại nội dung so sánh tàu hộ vệ Type 054A với tàu tuần duyên LCS của Hải quân Mỹ cùng sự kiện tàu hộ vệ Diêm Thành Type 054A Trung Quốc bám đuôi tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ ở vùng biển quần đảo Trường Sa trong thời gian gần đây.

Ngoài ra, theo các nguồn tin khác, tàu hộ vệ Tương Đàm số hiệu 531 được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Hoàng Phố, hạ thủy ngày 19 tháng 3 năm 2015, dự kiến sẽ trang bị cho chi đội 3 tàu khu trục, Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc vào đầu năm 2016. 

Hình ảnh này được dân mạng cho là tàu hộ vệ Tương Đàm số hiệu 531 Type 054A đang chạy thử, dự kiến sẽ trang bị cho Hạm đội Đông Hải vào đầu năm 2016 (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Hình ảnh này được dân mạng cho là tàu hộ vệ Tương Đàm số hiệu 531 Type 054A đang chạy thử, dự kiến sẽ trang bị cho Hạm đội Đông Hải vào đầu năm 2016 (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Ấn Độ xây dựng xong căn cứ tên lửa hải quân quan trọng

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 15 tháng 9 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Shri Manohar Parrikar ngày 10 tháng 9 tuyên bố, đã xây dựng xong căn cứ tên lửa hải quân mới nhất INS Vajrakosh ở khu vực căn cứ hải quân Karwar, cảng Panaji, trở thành căn cứ quan trọng dự trữ và tiếp tế tên lửa của Hải quân Ấn Độ ở bờ biển phía tây.

Theo bài báo, căn cứ thử nghiệm tên lửa đạn đạo hải quân này do Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) phụ trách xây dựng, khi đó Hải quân Ấn Độ sẽ dự trữ các vũ khí như tên lửa hành trình siêu âm BrahMos ở khu vực mang tính chiến lược này.

Khi thị sát căn cứ này, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã nhấn mạnh tầm quan trọng của xây dựng hải quân mạnh và hiện đại. Ông còn cho biết, cần bảo đảm tên lửa của căn cứ mới có thể "đi vào trạng thái chiến đấu bất cứ lúc nào".

Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Robin K. Dhowan cho biết, hiện nay, căn cứ này có những vũ khí quan trọng nhất đang có trong biên chế hoặc sắp biên chế của Hải quân Ấn Độ.

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do Ấn Độ-Nga hợp tác sản xuất
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do Ấn Độ-Nga hợp tác sản xuất

Trong tương lai, cùng với sự lớn mạnh không ngừng về quy mô của Hải quân Ấn Độ, số lượng tên lửa và các vũ khí khác trang bị cho tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và máy bay sẽ ngày càng nhiều, những tên lửa và đạn dược tiên tiến này đều cần công trình cất giữ đặc biệt và công trình dịch vụ chuyên nghiệp, vì vậy cần thiết xây dựng căn cứ tên lửa mới.

Căn cứ thử nghiệm tên lửa đạn đạo hải quân INS Vajrakosh là căn cứ hải quân thứ ba của Hải quân Ấn Độ được xây dựng trong khu căn cứ Karwar. Trong một tuyên bố, Hải quân Ấn Độ cho biết, trong tương lai, Karwar sẽ trở thành căn cứ hải quân quan trọng nhất ở bờ biển phía tây của Ấn Độ, những công trình hải quân quan trọng nhất tiếp theo đều sẽ xây dựng ở đây.

Hải quân Indonesia năm 2016 sẽ ưu tiên mua tàu ngầm lớp Kilo

Trang mạng "Thế giới quốc phòng" ngày 12 tháng 9 đưa tin, trong năm tài khóa 2016, Quân đội Indonesia sẽ "ưu tiên xem xét" mua sắm máy bay chiến đấu, radar, tàu ngầm lớp Kilo và tàu hộ vệ.

Tàu ngầm thông thường lớp Kilo do Nga chế tạo
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo do Nga chế tạo

Để ứng phó với kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Indonesia Gatot Nurmantyo cho biết, ông sẽ hạ lệnh giảm bớt mua sắm vũ khí mới, nhưng vẫn sẽ ưu tiên xem xét các mối đe dọa phải đối mặt của đất nước.

Tờ "The Jakarta Post" dẫn lời ông Gatot Nurmantyo cho biết: "Indonesia sẽ để cho ngân sách cố gắng đáp ứng nhu cầu mua sắm quốc phòng, đồng thời tiến hành đánh giá và xác định cấp độ ưu tiên đối với những mua sắm vũ khí liên quan".

Ông Gatot Nurmantyo cho biết, năm 2016, không quân có thể ưu tiên mua radar, máy bay chiến đấu động cơ phản lực Su-35, hải quân có thể có kế hoạch mua sắm tàu ngầm lớp Kilo, tàu hộ vệ và radar, nhưng ông từ chối tiết lộ chi tiết danh sách ưu tiên của lục quân.

Tướng Gatot Nurmantyo cho biết, Indonesia có kế hoạch hoàn thành xây dựng quốc gia biển trung tâm, cần tăng cường hiện diện ở không phận và lãnh hải.

Máy bay chiến đấu Su-35 do Nga chế tạo
Máy bay chiến đấu Su-35 do Nga chế tạo

Chính phủ Indonesia đã có kế hoạch cắt giảm 6,3% ngân sách quốc phòng năm 2016, tương đương 7.000 tỷ rupiah (tương đương 490 triệu USD), nhưng quân đội cần 35.000 tỷ rupiah bổ sung (khoảng 2,3 tỷ USD) để thực hiện mục tiêu “sức mạnh quân sự cần thiết tối thiểu” (MEF).

EU phê chuẩn điều hải quân chặn tàu người tị nạn

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 15 tháng 9 đưa tin, theo tờ "Liên hợp buổi sáng" Singapore cùng ngày, có nguồn tin cho biết, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 14 tháng 9 đã phê chuẩn triển khai hành động quân sự để đối phó với các nhóm nhập cư trái phép hoạt động ở Địa Trung Hải, trong đó có tịch thu và phá hủy tàu dùng để buôn người.

Theo bài báo, đây là kế hoạch giai đoạn thứ hai trong các biện pháp quân sự ứng phó với làn sóng người tị nạn được EU phê chuẩn vào tháng 7 năm nay. Giai đoạn thứ nhất chỉ đơn thuần thu thập tin tức tình báo, giai đoạn thứ hai hiện nay có kế hoạch cho phép hải quân ngăn chặn tàu tị nạn, đồng thời khi cần thiết phá hủy tàu.

Tàu chở người tị nạn
Tàu chở người tị nạn

Một quan chức ngoại giao EU cho biết, "điều kiện hiện nay đã cho phép" EU thực hiện giai đoạn quân sự mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Hải quân EU vẫn chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ ở vùng biển quốc tế.

Kế hoạch giai đoạn thứ ba là áp dụng hành động quân sự đối với các nhóm buôn người ở vùng biển Libya, mục tiêu cuối cùng là tiến hành ngăn chặn trước khi tàu thuyền người tị nạn chưa rời cảng.

Nhưng, kế hoạch giai đoạn này có tính tranh cãi, bởi vì rủi ro sẽ tăng lên, ít nhất phải được Hội đồng an ninh Liên hợp quốc trao quyền, hơn nữa tốt nhất là nhận được sự cho phép của Chính phủ Libya.

Theo bài báo, Nga - nước chủ tịch luân phiên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cho biết, Hội đồng bảo an có thể thông qua nghị quyết đối phó với mạng lưới buôn người Địa Trung Hải trong tháng này, nhưng phạm vi trao quyền chỉ giới hạn ở vùng biển quốc tế.

Dự tính, kế hoạch quân sự giai đoạn thứ hai của EU sẽ chính thức thực hiện vào tháng tới, đến lúc đó sẽ phải điều nhiều tàu chiến hơn hỗ trợ cho thực hiện nhiệm vụ. Hiện nay, hành động quân sự này chỉ có 4 tàu chiến, 2 chiếc của Đức, 1 chiếc của Italia và 1 chiếc của Anh. 

- Sau đây bổ sung thêm vài hình ảnh chạy thử của tàu hộ vệ Tương Đàm số hiệu 531 do dân mạng Trung Quốc đăng tải, dự kiến sẽ trang bị cho Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc vào đầu năm 2016:

Hình ảnh này được dân mạng cho là tàu hộ vệ Tương Đàm số hiệu 531 Type 054A đang chạy thử, dự kiến sẽ trang bị cho Hạm đội Đông Hải vào đầu năm 2016 (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Hình ảnh này được dân mạng cho là tàu hộ vệ Tương Đàm số hiệu 531 Type 054A đang chạy thử, dự kiến sẽ trang bị cho Hạm đội Đông Hải vào đầu năm 2016 (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Đông Bình (Tổng hợp)