Trung Quốc muốn có Su-35 của Nga vì hoả lực mạnh, tính năng ưu việt?

05/05/2013 11:01
Việt Dũng
(GDVN) - Bài báo giới thiệu nhiều loại tên lửa kiểu mới trang bị cho máy bay chiến đấu đa năng Su-35 - đây cũng có thể là lý do TQ muốn sở hữu loại máy bay này.
Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 là loại máy bay chiến đấu thế hệ 4++
Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 là loại máy bay chiến đấu thế hệ 4++

Tờ nguyệt san “Kanwa Defense Review” Canada tháng 5 có bài viết cho rằng, một khi thỏa thuận mua máy bay chiến đấu Su-35 giữa Trung-Nga được thực hiện, một loạt vũ khí phóng trên không kiểu Nga cũng được trang bị, nó sẽ tăng cường rất lớn khả năng tấn công chính xác đối không, đối hải cho Không quân Trung Quốc, khả năng tác chiến sẽ gấp mấy lần các máy bay hiện có của Trung Quốc như J-11B, J-15 và J-16.

Theo bài báo, hệ thống vũ khí nào trang bị cho Su-35 bán cho Trung Quốc là điều quan trọng nhất, nếu không thì không cần thiết phải nhập khẩu máy bay chiến đấu cao cấp như vậy. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa Su-35 và Su-30MKK. Điều này trước tiên phải nghiên cứu tính năng thực sự của radar Su-35.

Khoảng cách dò tìm đối với mục tiêu máy bay chiến đấu có mặt cắt phản xạ chỉ 3 m2 của radar mảng pha kiểu bị động IRBIS-E đạt 350-400 km. IRBIS-E có thể tìm kiếm, theo dõi 30 mục tiêu trên không, đồng thời xử lý 8 mục tiêu trong số đó. Ngoài ra, có thể đồng thời theo dõi 4 mục tiêu mặt đất. Công nghệ loại radar này đã đạt cực hạn của radar mảng pha bị động.

Đương nhiên có thể sử dụng nhiều loại hệ thống vũ khí tốt hơn nhiều so với Su-30MKI/MKM. Cũng có nghĩa là, máy bay chiến đấu Nga xuất khẩu cho Trung Quốc, về công nghệ tổng thể, thậm chí đã vượt máy bay chiến đấu Su-30MKI của Ấn Độ. Trong lịch sử bán vũ khí của Nga cho Trung Quốc và Ấn Độ, đây là lần đầu tiên.

Bài viết cho rằng, máy bay chiến đấu Su-35 có khả năng tấn công đối hạm đa năng mạnh. Loại thứ nhất là tên lửa chống hạm mới Kh31AD được thiết kế lại cho Su-35. Tên lửa Kh31AD đã đổi sang lắp động cơ xung áp mới và cũng đã đổi hệ thống nhiên liệu mới. Nguồn tin  từ giới công nghiệp quân sự Nga cho biết, tầm phóng của tên lửa này lớn hơn 200 km, có thể đạt 250 km.

Chiến đấu cơ Su-35 Nga
Chiến đấu cơ Su-35 Nga

Tên lửa chống radar thế hệ mới được nghiên cứu chế tạo cho Su-35 là Kh58USHKE. Tên lửa này do Cục thiết kế Raduga thiết kế, tầm phóng tối đa 46-200 km, có cánh gấp khúc và ổn định, đồng thời loại tên lửa này cũng được chuẩn bị cho kho đạn tàng hình của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Theo bài báo, tên lửa không đối hạm thế hệ sau còn có Kh35UE, tầm phóng tăng lớn từ 7-260 km, đây là do mang theo nhiều nhiên liệu hơn trong tình hình giảm trọng lượng động cơ, đã gia tăng tầm phóng, hơn nữa hệ thống dẫn đường đoạn giữa có thể áp dụng dẫn đường vệ tinh. Nó cũng đã áp dụng hệ thống dẫn đường radar chủ động/bị động.

Kết quả tăng tầm phóng của tên lửa nói trên là, yêu cầu đối với radar máy bay chiến đấu cũng tăng rất lớn, vì vậy có thể nói Su-35 là trang bị hàng không có thể thực hiện các nhiệm vụ tốt hơn.

Tên lửa không đối đất dẫn đường truyền hình Kh59M2E, tầm phóng giống với tên lửa Kh59ME phiên bản cơ bản, vẫn là 115 km – Không quân Trung Quốc đã sở hữu loại này. Nhưng, Kh59M2E đã làm thay đổi tính năng kỹ thuật dẫn đường truyền hình, đã áp dụng kiểu số hóa, công nghệ độ sáng thấp, do đó trở thành tên lửa không đối đất có thể tấn công trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả ban đêm.

Các doanh nghiệp quân sự Nga còn mới đưa ra tên lửa không đối đất Kh59MK2 cho máy bay Su-35. Tên lửa này lắp đầu đạn nổ mạnh 320 kg hoặc đầu đạn chùm 283 kg. Tầm phóng tối đa đạt 285 km.

Máy bay chiến đấu Su-35 do hãng Sukhoi Nga chế tạo
Máy bay chiến đấu Su-35 do hãng Sukhoi Nga chế tạo

Bài báo chỉ ra, vũ khí không đối không nghiên cứu chế tạo cho máy bay chiến đấu đa năng Su-35 cũng tăng lên rất nhiều. Bao  gồm tên lửa không đối không tầm xa RVV-BD. Nó cải tiến R-33 trang bị trên MiG-31, tên gọi thực tế là R-37. Tầm phóng tăng lớn tới 200 km. Có thể tấn công các mục tiêu máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay cảnh báo sớm ở độ cao 8.000 m, tính cơ động đạt 8G.

Điều có thể xác nhận là, 2 loại tên lửa không đối không chuyên được nghiên cứu chế tạo cho Su-35 như sau: tên lửa không đối không RVV-MD, đã sử dụng thiết bị tìm mục tiêu mới (2 sóng ngắn), tăng cường được độ chính xác khi bắn, đồng thời đã chuyển sang sử dụng ngòi nổ laser mới. Tầm phóng tối đa 40 km, độ cao sử dụng là 0,02 – 20 km. Trọng lượng tên lửa là 106 kg, trọng lượng đầu đạn là 8 kg.

Tên lửa không đối không tầm trung Type RVV-SD, có tầm phóng 110 km, khoảng cách khóa (mục tiêu) của “thiết bị tìm kiếm mục tiêu” radar chủ động trên 25 km. RVV-SD có trọng lượng là 190 kg, đầu đạn nặng 22,5 kg.

Báo Canada cho rằng, xét tới rủi ro bắn nhầm trong chiến tranh Afghanistan và Iraq, vũ khí thế hệ sau của Su-35 cũng đã tăng cường nghiên cứu chế tạo và sử dụng các loại bom dẫn đường có độ chính xác cao hơn và có đường kính nhỏ. Trong đó có bom dẫn đường loại nặng 250 kg. Thiết bị tìm kiếm mục tiêu có thể áp dụng dẫn đường truyền hình hoặc hình ảnh hồng ngoại, cũng có thể là dẫn đường vệ tinh đơn nhất.

Máy bay chiến đấu Su-35 đã sử dụng vũ khí dành cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, có khả năng chiến đấu gấp mấy lần J-11B, J-15 và J-16 Trung Quốc
Máy bay chiến đấu Su-35 đã sử dụng vũ khí dành cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, có khả năng chiến đấu gấp mấy lần J-11B, J-15 và J-16 Trung Quốc
Việt Dũng