Từ vụ "ăn bớt" vắcxin đẩy mạnh điều tra sai phạm trong việc tiêm chủng

11/05/2013 07:05
P.L (tổng hợp)
(GDVN) - “Thật buồn cho ngành Y tế và thương các cháu nhỏ quá. Từ chuyện này, cơ quan Điều tra cần vào cuộc vụ "vacxin 5 trong 1" gây chết đối với các cháu nhỏ: Lỗi do quản lý nhập khẩu, tiêu chuẩn thuốc hay cũng lại... "ăn bớt", độc giả Nguyễn Đức thẳng thắn yêu cầu.
Cha mẹ tá hỏa tìm chỗ kiểm tra kháng nguyên Liên quan đến vụ việc y tá bị tố “ăn bớt” vắc xin tiêm phòng cho cháu Dương Kiều Phong (SN 2012), con anh Dương Thái Lam (SN 1984, trú tại Tích Sơn, Vĩnh Phúc). Ngay sau khi sự việc được anh Lam chỉ ra sai phạm, Y tá Bùi Thị Phương Hoa, người được cho là đã "ăn bớt" vắc xin đã bị đình chỉ công tác một tuần để chờ làm rõ trách nhiệm, xem xét mức độ sai phạm để xử lí. Tuy nhiên, trước mức độ nghiêm trọng của sự việc không chỉ dừng lại ở “y đức” mà còn là vấn đề tính mạng con người và trách nhiệm của Bộ Y tế. Sự việc khiến các bậc cha mẹ từng đưa con tới Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, hay có con trong độ tuổi tiêm phòng hết sức hoang mang, bức xúc.
Anh Lam và lọ thuốc còn thừa sau khi tiêm cho con trai mình.
Anh Lam và lọ thuốc còn thừa sau khi tiêm cho con trai mình.
Độc giả tên Tuyến phải thốt lên: “Không đủ liều, có nghĩa là việc tiêm vacxin không có tác dụng. Con gái mình cũng tiêm ở đó. Mỗi đứa trẻ mất khoảng vài triệu. Giờ nói không đủ liều thì thế nào đây? Trách nhiệm không chỉ vào nữ y tá kia. Nếu tiêu cực thì vacxin này sẽ được bán lại cho những y tá khám và tiêm tại nhà cho các bé. Thử hỏi mức độ nghiêm trọng sẽ tới đâu? Ai là người đứng ra chịu hậu quả nặng nề này. Đau đớn, thiệt thòi trước tiên chính ở gia đình nạn nhân”. Là người từng đưa hai con tới tiêm vắc xin tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, độc gải Nhật Linh vô cùng hoang mang: “Có trời mà biết có bao nhiêu bé bị hại rồi. Hai bé nhà tôi cũng đã tiêm 6 lần ở đấy. Bây giờ biết phải kiểm tra kháng nguyên cho con ở đâu? Tôi yêu cầu công an và bà Bộ trưởng phải vào cuộc, không thể chỉ xử lý nội bộ được”.
“Thật buồn cho ngành Y tế và thương các cháu nhỏ quá. Từ chuyện này, cơ quan Điều tra cần vào cuộc vụ "vacxin 5 trong 1" gây chết đối với các cháu nhỏ: Lỗi do quản lý nhập khẩu, tiêu chuẩn thuốc hay cũng lại... "ăn bớt".  Hà Nội bây giờ có rất nhiều bác sĩ tai mũi họng vừa khám bệnh, vừa bán thuốc. Sau khi khám, bác sĩ không kê đơn mà bán cho bệnh nhân nhi một gói tổng hợp các loại thuốc đã được nghiền nát để bố mẹ các cháu không thể xác định đó là loại thuốc gì. Uống 1 - 2 ngày, các cháu khỏi ngay nhưng tuần sau, khi có thời tiết thay đổi, các cháu lại ho, sốt trở lại. Gia đình nào có người thân là bác sĩ, kiểm tra ra mới "tá hỏa". Thực chất vẫn là kháng sinh thông thường nhưng liều thì bằng... 5 lần người lớn. Làm như vậy, các cháu đếu gầy rộc đi và dẫn đến nguy cơ nhờn, kháng thuốc”, chia sẻ đắng lòng của độc giả Nguyễn Đức.“Lãnh đạo nên chịu trận” Trước sự việc “ăn bớt” vắc xin của y tá, độc giả Am cho biết ý kiến cá nhân: “Theo tôi có thể việc ăn bớt này đã có từ lâu và có hệ thống. Nếu đúng cần phải xử phạt nghiêm từ lãnh đạo đến nhân viên thực hiện. Sai đến mức nào phạt đến mức đó. Nếu chỉ xử phạt nhân viên thì chỉ như bắt cóc bỏ đĩa, đâu lại vào đấy. Bên cạnh đó, độc giả Hải Hà chỉ ra trác nhiệm của những người lãnh đạo: “Ngành nào cũng vậy, nếu để cho nhiều cấp dưới làm bậy có hệ thống mà không kiểm soát được tốt nhất lãnh đạo nên “chịu trận”. “Những người không có năng lực quản lý và lãnh đạo, bao nhiêu năm qua không biết đã có bao nhiêu sai phạm, tiêu cực xảy ra trong ngành Y tế nhưng vẫn bất lực. Là người lãnh đạo phải có cái tầm, nếu giải quyết những việc phát sinh cũng không xong thì làm sao mong chờ đưa ra các giải pháp đón đầu để phát triển cho lành mạnh sao được”, độc giả Trần Tiến Dũng đưa ra quan điểm của mình. Độc giả lấy tên Tôi yêu Việt Nam bày tỏ: “Mong sao một ngày nào đó có các Bộ trưởng hãy đóng vai một người dân thường đi khảo sát tại một số các tỉnh thành, hay các điểm nóng thì sẽ thấy nỗi khổ của dân cũng như sự lũng đoạn của một số quan dưới cấp của mình thôi. Chúng ta không phải là không có được những bệnh viện tốt, không phải không có các con đường đẹp, không phải không có những ngôi trường mới và càng không thể nói là không có tiền. Chúng ta rất nhiều tiền nhưng tiếc rằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt ấy của dân cũng như ngân sách hàng năm của nhà nước rót về nhưng rất tiếc nó lại chưa được kiểm soát chặt chẽ, không được chi tiêu hợp lý ở một bộ phận nào đó”.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi
P.L (tổng hợp)