Vì sao Nga không hỗ trợ Trung Quốc nếu Bắc Kinh đối đầu với Mỹ-Nhật?

31/01/2014 10:45
Việt Dũng
(GDVN) - Tiếp tục có những phân tích sâu về việc Nhật Bản chủ trương xây dựng quân đội chính quy, tăng cường quân bị, khả năng chiến tranh Trung-Nhật.

Nhật Bản có ý định xây dựng lại quân đội thông thường

Sau khi đọc kỹ các tài liệu, mọi người có thể sẽ đặt ra 2 câu hỏi: Thứ nhất, tại sao Nhật Bản trước đây không có những vũ khí chiến lược, Quân đội Nhật Bản đi đâu? Thứ hai, tại sao Chính phủ Nhật Bản hiện nay thông qua chiến lược an ninh quốc gia, ai đang đe doạ Nhật Bản?

Vấn đề ở chỗ, sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai được 2 năm (1947), Nhật Bản là cường quốc quân sự quá khứ đã tự nguyện xóa bỏ quân đội. Về hình thức là tự nguyện. Người Mỹ xây dựng Hiến pháp mới để Nhật Bản trở thành quốc gia chủ nghĩa hòa bình.

Điều 9 Hiến pháp cấm Nhật Bản phát động chiến tranh. Nhật Bản từ bỏ chủ quyền quốc gia sở hữu quân đội thông thường và sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực làm thủ đoạn giải quyết tranh chấp quốc tế. Mãi đến hiện nay, Hiến pháp này không có bất cứ sự thay đổi nào.

Chính phủ Nhật Bản và Mỹ ký một loạt Hiệp ước bảo đảm an ninh để bản thân cảm thấy an toàn. Tấn công Nhật Bản đến nay vẫn được coi là tấn công đối với Quân đội Mỹ. Trước đây, kẻ thù hung ác nhất trở thành "đối tác đặc biệt". 50.000 binh sĩ và Hạm đội 7 của Quân đội Mỹ thường trú ở Nhật Bản, khu vực trách nhiệm của Hạm đội 7 bao trùm lên Tây Thái Bình Dương và Đông Ấn Độ Dương. Nhật Bản đã giữ lại không nhiều trang bị quân sự, chủ yếu tham gia các hoạt động nhân đạo trong nước.

Trước năm 2013, Nhật Bản không có quân đội thực sự. Nhật Bản có Lực lượng Phòng vệ và phân đội cảnh sát đặc biệt. Mặc dù những lực lượng quân sự hóa này cố gắng tránh bị gọi là "quân đội", thực chất chúng đã là quân đội thực sự với 248.000 nhân viên tại ngũ và 56.000 nhân viên dự bị.

Tất cả đều bắt đầu thay đổi vào giữa thập niên 10 của thế kỷ 21. Tháng 12 năm 2004, Mỹ và Nhật Bản ký kết bản ghi nhớ, đặt nền tảng cho hợp tác phòng thủ tên lửa của hai nước. Tháng 11 năm 2005, Nhật Bản đề xuất sửa đổi Hiến pháp, dành vị thế tổ chức quân sự cho Lực lượng Phòng vệ. Năm 2006, Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật, nâng Cục Phòng vệ lên thành Bộ Quốc phòng.

Năm 2010, Nhật Bản nới lỏng lệnh cấm toàn diện xuất khẩu kỹ thuật quân sự được thực hiện từ năm 1967. Hiện nay, Nhật Bản có thể cung cấp sản phẩm quân dụng cho tất cả các nước, trừ những nước ngoài chế độ và nước giao chiến. Các doanh nghiệp Nhật Bản được phép tổ chức thành lập công ty liên doanh với Mỹ và châu Âu.

Tàu sân bay hạng nhẹ Izumo Nhật Bản hạ thủy ngày 6 tháng 8 năm 2013.
Tàu sân bay hạng nhẹ Izumo Nhật Bản hạ thủy ngày 6 tháng 8 năm 2013.

Tư tưởng cơ bản tái cấu trúc quân bị quy mô lớn của Nhật Bản là do đại diện Đảng Tự do Dân chủ (LDP) Shigeru Ishiba và Gen Nakatani đề xuất, phương án cải cách quân bị do họ kiến nghị đã được đảng cầm quyền phê chuẩn, đồng thời đã đệ trình lên Chính phủ xem xét. Đầu năm 2013, Ủy ban Quốc phòng của Đảng Tự do Dân chủ đã phê chuẩn phương án tái cơ cấu toàn bộ quân bị của Nhật Bản, đồng thời ủng hộ đổi tên Lực lượng Phòng vệ thành quân đội chính quy đúng nghĩa.

Ông Shigeru Ishiba tuyên bố, phạm vi quy định đối với Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã lạc hậu. Nhật Bản chính thức tuyên bố, Nhật Bản cần quân đội mới không phải là để xâm lược, mà chỉ là để bảo đảm an ninh quốc gia. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, chính phủ hy vọng chính sách ngoại giao an ninh Nhật Bản rõ ràng và minh bạch, bất kể đối nội hay đối ngoại.

Tranh chấp đảo Senkaku

Nhật Bản dự định phòng bị những đối thủ nào? Thứ nhất là muốn bảo đảm an ninh của mình trước Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Một năm qua, xung đột Trung-Nhật trầm trọng hơn, đã đạt điểm tới hạn.

Chỉ Trung Quốc đe dọa bắn rơi bất cứ máy bay nào "xâm phạm không phận biển Hoa Đông" đã buộc một số nước không coi trọng lắm chuỗi Thái Bình Dương phải cảnh giác, dù sao nó là khu vực chiến lược quân sự quan trọng nhất hiện nay.

Quan hệ Trung-Nhật ngày càng xấu đi, đặc biệt là sau khi Trung Quốc tuyên bố lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố, tất cả máy bay bay qua Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông đều phải thông báo kiểu loại và tuyến đường máy bay cho cơ quan chủ quản của Trung Quốc, nếu không Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp quân sự. Ngoài ra, Nhật Bản lo ngại Trung Quốc có thể sẽ tấn công đảo Senkaku.

Tàu khu trục Aegis Nhật Bản
Tàu khu trục Aegis Nhật Bản

Tranh chấp lãnh thổ đảo Senkaku giữa Trung-Nhật đã kéo dài vài chục năm. Thông cáo Potsdam xác định trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai quy định Nhật Bản phải trả lại đất chiếm đóng, "trong đó có đảo Senkaku".

Trước đây không lâu, nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ trích Nhật Bản "ăn cắp" lãnh thổ Trung Quốc. Nhật Bản phản bác cho biết, những lãnh thổ này, từ góc độ lịch sử và dân tộc, đều thuộc về Nhật Bản. Vào cuối thập niên 70, Trung Quốc bắt đầu đưa ra yêu cầu chủ quyền đối với đảo Senkaku, khi đó ở đây đã phát hiện lượng lớn dự trữ dầu khí.

Trung Quốc hy vọng tầm ảnh hưởng của mình cơ bản bao trùm toàn bộ biển Hoa Đông. Từ năm 2012 trở đi, tàu tuần tra, hộ tống Trung Quốc bắt đầu liên tiếp xâm nhập vùng biển đảo Senkaku. Máy bay tuần tra Trung Quốc cũng xuất hiện trên không ở đảo Senkaku, nhưng sau khi máy bay chiến đấu F-15 Nhật Bản cất cánh khẩn cấp đánh chặn thì chúng nhanh chóng rời khỏi.

Mùa thu năm 2013, hai máy bay cảnh báo sớm Y-8 và 2 máy bay ném bom H-6 Trung Quốc bay qua Okinawa và Miyako, mặc dù máy bay Trung Quốc bay trên vùng biển quốc tế, máy bay chiến đấu Nhật Bản vẫn cất cánh đánh chặn.

Ngoài ra, ba hạm đội lớn gồm Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải của Hải quân Trung Quốc đồng thời diễn tập ở khu vực Thái Bình Dương, đây là động thái chưa từng có trong lịch sử.

Về sau, Bắc Kinh sự đe dọa tuyên chiến với Tokyo. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, nếu như Nhật Bản dám bắn rơi bất cứ máy bay nào của Trung Quốc tuần tra trên không đảo Senkaku đều sẽ bị coi là hành động chiến tranh, Trung Quốc sẽ lập tức kiên quyết đáp trả. Truyền thông Trung Quốc bình luận cho biết, Chiến tranh Lạnh Trung-Nhật sẽ nhanh chóng xuất hiện.

Nhật Bản tuyên bố sẽ cố gắng tránh xung đột. Nhưng, điều rất khó tin là Trung Quốc sẽ phát động hành động quân sự đối với Nhật Bản. Nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rất rõ đối thủ của mình là ai, một khi tùy tiện hành động, hậu quả sẽ như thế nào. Đương nhiên, nhà cầm quyền Trung Quốc phản đối Nhật Bản tái cơ cấu quân bị không có gì là kỳ lạ.

Radar phòng thủ tên lửa trên biển X-band của Mỹ
Radar phòng thủ tên lửa trên biển X-band của Mỹ

Đại diện chính thức Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản không có lý do gì chỉ trích hành động "hợp pháp" của Trung Quốc. Trái lại, Trung Quốc cho rằng, cộng đồng quốc tế phải cảnh giác hành động tăng cường lực lượng vũ trang của Nhật Bản, bởi vì trước đây chính Nhật Bản đã phát động Chiến tranh thế giới lần thứ hai ở châu Á.

Nhật Bản không chỉ chưa xin lỗi đầy đủ về hành động tội ác trong quá khứ, hiện nay lại có kế hoạch "khôi phục chính sách xâm lược". Không biết lập trường này phải chăng có nghĩa là Chính phủ Trung Quốc đang ám chỉ Nhật Bản có ý đồ khơi dậy một cuộc xung đột quân sự khác.

Trung Quốc đương nhiên sẽ tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với Nhật Bản, nhưng chuyên gia cho rằng, Nhật Bản tăng cường quân bị, chuẩn bị chiến đấu, đổi mới vũ khí – đối thủ trước hết nhằm vào không phải là Trung Quốc, mà là CHDCND Triều Tiên. CHDCND Triều Tiên đã mấy lần đe dọa tiến hành tập kích đường không đối với Nhật Bản, đặc biệt là căn cứ quân Mỹ tại Nhật Bản.

Năm 2013 truyền thông CHDCND Triều Tiên tuyên bố, một khi bùng nổ chiến tranh, quân đội CHDCND Triều Tiên sẽ tấn công các thành phố lớn của Nhật Bản, sẵn sàng tấn công Tokyo, Osaka, Kyoto và một số đô thị đông dân cư khác. Những tuyên bố hiếu chiến này có liên quan đến Mỹ và Hàn Quốc ký kết thỏa thuận hợp tác bổ sung vào đầu năm 2013. Căn cứ vào văn kiện này, Mỹ có thể can thiệp xung đột hai miền Triều Tiên.

Để đáp trả, vũ khí tên lửa của CHDCND Triều Tiên đã đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Căn cứ vào thông tin của giới tình báo quốc tế, CHDCND Triều Tiên sở hữu rất nhiều tên lửa đạn đạo có thể tấn công các mục tiêu của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch mở rộng khái niệm phòng vệ, đưa việc đánh chặn tên lửa đạn đạo CHDCND Triều Tiên nhằm vào lãnh thổ Mỹ vào phạm vi tự vệ của Nhật Bản, phương án này có kế hoạch xem xét vào năm 2014.

Là đồng minh quân sự chủ yếu của Nhật Bản, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ủng hộ Nhật Bản đổi mới vũ khí trang bị. Ông nhấn mạnh, kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản có liên quan đến hoạt động giữ gìn hoà bình, chứ không phải ứng phó mối đe dọa từ Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố, Washington sẽ bảo vệ liên minh Mỹ-Nhật, bởi vì nó là trụ cột chắc chắn của Mỹ trong an ninh châu Á. Ông đồng thời chỉ trích hành động của Trung Quốc có ý đồ phá hoại ổn định khu vực.

Xe tăng tiên tiến nhất Type-10 của Nhật Bản hiện nay
Xe tăng tiên tiến nhất Type-10 của Nhật Bản hiện nay

Chuyên gia Mỹ cho rằng, Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân sự có thể làm cho Mỹ củng cố quan hệ với Tokyo, có được cơ hội tuyệt vời gây sức ép với Trung Quốc.

Chuyên gia vấn đề Trung Quốc cho rằng, nhà lãnh đạo Trung Quốc hy vọng nâng cao tinh thần "chủ nghĩa dân tộc", điều này có liên quan đến vấn đề chính trị trong nước và nền kinh tế "mềm nhũn", trong khi đó Nhật Bản lại là công cụ tốt nhất.

Vì sao Nga sẽ không hỗ trợ Trung Quốc đối đầu với Mỹ-Nhật?

Xem ra, tình hình biên giới phía đông của Nga không ổn định lắm. Quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên đã đến cực hạn, có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Mỹ đương nhiên sẽ trợ giúp Nhật Bản, đến lúc đó xung đột có thể sẽ hết sức nghiêm trọng. Nga sẽ phản ứng như thế nào, ủng hộ bên nào?

Hợp tác quân sự Trung-Nga đang được củng cố nhanh chóng, chẳng hạn diễn tập trên biển liên hợp Trung-Nga ở khu vực Vladivostok mùa hè năm 2013 chính là biểu hiện rất rõ ràng. Nếu nói diễn tập tương tự năm 2012 chỉ giới hạn ở tấn công chủ nghĩa khủng bố và cướp biển, thì diễn tập lần này đã tập luyện hành động tác chiến của lực lượng phòng không, phòng thủ săn ngầm và mặt nước.

Chuyên gia quân sự cho rằng, hai nước Trung-Nga ủng hộ lẫn nhau trên sân khấu quốc tế, bởi vì hai nước đều đang tìm cách làm suy yếu vai trò chủ đạo của Mỹ. Nhưng, Trung Quốc và Nga không phải là đồng minh chính thức, một khi gặp phải mối đe dọa thực tế, Nga sẽ không viện trợ Trung Quốc. Rất nhiều người cho rằng, tốt nhất Nga nên duy trì trung lập giữa Trung-Mỹ.

Nga còn đang cảm thấy bất an đối với vấn đề khác. Nguyên nhân cũng là tranh chấp lãnh thổ. Nhật Bản căn cứ vào Hiệp ước thương mại và biên giới song phương năm 1855, đưa ra yêu cầu chủ quyền đối với bốn đảo Etorofu, Kunashiri, Shikotan, Habomai của quần đảo Nam Kuril.

Từ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, hai nước vẫn chưa ký Hiệp ước hòa bình. Điều kiện chủ yếu ký thỏa thuận của Nhật Bản là trả lại đảo. Nga tuyên bố, quần đảo Nam Kuril căn cứ vào kết quả Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã được đưa vào bản đồ của Liên Xô, Nga có chủ quyền đối với quần đảo này, không cho phép nghi ngờ.

Lãnh thổ tranh chấp đã nhiều lần trở thành đối tượng xung đột Nhật-Nga. Mùa thu năm 2010, Tổng thống Nga khi đó là Medvedev đã thị sát, tranh chấp, chính quyền Nhật Bản lập tức bày tỏ lấy làm tiếc đối với vấn đề này.

Sau đó Phó thủ tướng thứ nhất Nga Shuvalov và Thứ trưởng Quốc phòng Bulgakov thị sát đảo tranh chấp, đã tăng cường lập trường của Nga trong vấn đề quy thuộc đảo. Cuối tháng 1 năm nay, Thứ trưởng Ngoại giao Nga-Nhật sẽ thảo luận vấn đề đảo ở Tokyo, tiến hành tham vấn về vấn đề tranh chấp lãnh thổ và Hiệp ước hòa bình.

Kế hoạch phòng vệ Nhật Bản: mua máy bay vận tải MV-22 Osprey
Kế hoạch phòng vệ Nhật Bản: mua máy bay vận tải MV-22 Osprey

Nhưng, đàm phán là đàm phán, Nga vẫn muốn tăng cường cho biên giới phía đông. Để bảo đảm quần đảo Nam Kuril an toàn hơn, Bộ Quốc phòng Nga chuẩn bị triển khai tàu sân bay trực thăng lớp Misral ở Viễn Đông, Nga đã đặt mua 2 chiếc tàu sân bay loại này của Pháp, chiếc đầu tiên Vladivostok đã hạ thủy vào tháng 10 năm 2013, sẽ đến Hạm đội Thái Bình Dương vào cuối năm 2014, đầu năm 2015.

Nhật Bản đương nhiên tuyệt đối không thích thú gì sự phát triển của tình hình này, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản bày tỏ lo ngại đối với vấn đề này, cho rằng, nó có thể phá hoại cân bằng sức mạnh ở Viễn Đông.

Cùng với việc tăng cường hạm đội hải quân, Bộ Quốc phòng Nga còn đang tăng cường và cải thiện lực lượng lục quân triển khai ở quần đảo Kuril. Hiện nay đang xây dựng doanh trại mới, cung cấp xe bọc thép hạng nhẹ, thiết bị trinh sát và theo dõi radar, hệ thống tên lửa phòng không tầm gần và tầm trung Tor và Buk, đồng thời đang xây dựng lại sân bay trên một đảo trong số đó.

Quân đội Nga còn chưa quên huấn luyện. Cùng với diễn tập liên hợp hải quân Trung-Nga vào mùa hè năm 2013, Quân đội Nga tiến hành diễn tập quy mô lớn các quân binh chủng ở khu vực đảo Sakhalin. Lựa chọn địa điểm này tuyệt đối không phải ngẫu nhiên, nó cách quần đảo Nam Kuril rất gần.

Đây là cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn nhất đến nay kể từ khi Liên Xô sụp đổ, binh lực tham gia diễn tập đến từ Quân khu Trung tâm, Quân khu miền Đông, Hạm đội Thái Bình Dương, lực lượng hàng không tầm xa và lực lượng hàng không vận tải quân sự với gần 160.000 người, đã huy động khoảng 1.000 nhân viên dự bị.

Đã sử dụng khoảng 1.000 xe tăng và xe bọc thép, 130 máy bay và trực thăng của lực lượng hàng không tầm xa, lực lượng hàng không vận tải quân sự, lực lượng hàng khong tiêm kích, lực lượng hàng không ném bom và lực lượng hàng không Lục quân và 70 tàu chiến hải quân.

Quân đội Nga kiên trì cho rằng, đây không phải là diễn tập, mà là kiểm tra cấp bách đối với tình hình sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang. Nhưng, một số chuyên gia cho rằng, cuộc diễn tập này ngoài theo đuổi mục đích quân sự thuần túy, còn có mục đích chính trị, khẳng định sự hiện diện quân sự của Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhấn mạnh chủ quyền của Nga đối với quần đảo Nam Kuril.

Nhật Bản muốn mua xe tấn công đổ bộ AAV-7 của Mỹ
Nhật Bản muốn mua xe tấn công đổ bộ AAV-7 của Mỹ

Nga tăng cường hành động của lực lượng quân sự Viễn Đông cũng khiến cho Mỹ bất an. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ cho rằng, giao dịch Nga mua tàu sân bay trực thăng lớp Misral của Pháp "đi ngược lại lợi ích của Mỹ".

Chính phủ Mỹ ủng hộ Nhật Bản trong tranh chấp lãnh thổ Nga-Nhật, thừa nhận chủ quyền của Nhật Bản đối với các đảo có liên quan. Nhưng, Mỹ kêu gọi các bên đàm phán và giải quyết hòa bình xung đột, tăng cường quan hệ song phương Nga-Nhật.

Tóm lại, tình hình Viễn Đông hiện nay tương đối căng thẳng. Mấy chục năm qua, mấy nước lớn đều đang tranh đoạt lẫn nhau. Rất rõ ràng, tranh chấp lãnh thổ trong tương lai không xa sẽ không được giải quyết. Nhật Bản do dân số quá đông đúc, lãnh thổ quá ít, chắc chắn sẽ tranh đoạt đến cùng từng tấc đất.

Việt Dũng