Tên lửa Đông Phong-5A Trung Quốc |
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc dẫn tờ tuần san “Chuyên gia” Nga ngày 19 tháng 1 đăng bài viết “Trung Quốc xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược như thế nào?” của tác giả Sergei Tikhonov.
Bài viết cho rằng, từ sau khi Trung Quốc phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động nhiên liệu rắn lắp đầu đạn độc lập vào năm 2013, trên thế giới đã bắt đầu có dư luận cho rằng, Bắc Kinh đã có thủ đoạn ngăn chặn hạt nhân mạnh, trong tương lai Mỹ không thể coi nhẹ vị thế mới của con rồng châu Á.
Nhưng, loại bỏ những “cặn bã” tuyên truyền, tiến hành phân tích triệt để đối với thực trạng lực lượng hạt nhân chiến lược của Trung Quốc thì sẽ phát hiện một hình ảnh hoàn toàn khác:
Trung Quốc chẳng qua là đang “ăn” vốn công nghệ do Liên Xô cung cấp vào thập niên 50-60 của thế kỷ trước và công nghệ do chuyên gia Nga bán trong thời kỳ bất ổn thập niên 1990.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc |
Theo bài viết, Bắc Kinh còn chưa thể xây dựng được “tam vị nhất thể” hạt nhân trên mặt đất-trên biển-trên không, cũng không có kho vũ khí hạt nhân đủ để tấn công mục tiêu có hiệu quả.
Một khi xảy ra chiến tranh hạt nhân thực sự, Trung Quốc không thể kiên trì nổi một giờ đồng hồ khi đối mặt với Mỹ, đây là thực tế.
Nhà nghiên cứu cấp cao Vasilii Cashin, Viện nghiên cứu Viễn Đông, Viện Khoa học Nga cho rằng: “Lực lượng hạt nhân chiến lược của Trung Quốc đến nay vẫn là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thể lỏng đơn giản và cồng kềnh.
Hơn nữa, tầm bắn của tên lửa cơ động nhiên liệu rắn Đông Phong-31 và Đông Phong-31A có hạn, chỉ có thể lắp 1 đầu đạn, điều này làm cho giá trị của nó và khả năng đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ giảm đáng kể.
Tên lửa Đông Phong-5 lớn nhất và nặng nhất có thể tấn công phần lớn lãnh thổ Mỹ, nhưng nó là một loại tên lửa thể lỏng khổng lồ và rất yếu ớt, công tác chuẩn bị phóng ít nhất phải mất 2 tiếng đồng hồ.
Còn có một loại tên lửa Đông Phong-4 tuy nói không phải là tên lửa xuyên lục địa thực sự, sau khi nâng cấp, cải tạo, tầm bắn có thể vượt 5.500 km. Nhưng nó không vươn tới được lãnh thổ Mỹ”.
Trung Quốc phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-41 |
Bài viết chỉ ra, tên lửa cơ động Đông Phong-31 Trung Quốc tầm bắn gần 8.000 km, vươn tới một số đô thị ở ven bờ biển phía tây của Mỹ một cách miễn cưỡng. Tên lửa thực sự có khả năng ngăn chặn hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc là Đông Phong-31A.
Nó là tên lửa cơ động, tầm bắn gần 11.000 km, cũng là tên lửa lắp 1 đầu đạn. Đây là tên lửa duy nhất hứa hẹn chịu được cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên của Mỹ và phá hủy các đô thị ven bờ Thái Bình Dương của Mỹ, chẳng hạn Los Angeles.
Nhưng, loại tên lửa này của Trung Quốc không nhiều, trong khi Mỹ có gần 2.000 tên lửa loại này. Trung Quốc sở hữu tổng cộng vài chục quả tên lửa xuyên lục địa, nhưng chúng không thể tạo ra mối đe dọa to lớn cho Mỹ.
Lấy công nghệ Nga thập niên 90 của thế kỷ trước làm nền tảng, Trung Quốc đã khởi động chương trình nghiên cứu chế tạo tên lửa nhiên liệu rắn Đông Phong-41. Tầm bắn của nó gần 14.000 km, có thể mang theo 10 đầu đạn.
Nhưng tên lửa này ít nhất cần 20 năm nữa mới có thể đưa vào trực ban chiến đấu. Lịch sử phát triển chương trình nghiên cứu tên lửa của Trung Quốc nói với chúng ta rằng: Từ khi lần đầu tiên bắn cho đến khi triển khai thực tế cần 20-30 năm.
Hình ảnh này được cho là tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Hạ Type 092 Trung Quốc |
Theo bài viết, các chuyên gia có thái độ rất bi quan về khả năng chống chọi lại Mỹ của lực lượng hạt nhân chiến lược Trung Quốc.
Đối với việc đến nay Mỹ có thể đánh chặn bao nhiêu tên lửa của Trung Quốc, Cashin cho rằng: “Trung Quốc hiện nay còn chưa có tên lửa nhiều đầu đạn độc lập, nhưng họ có chỗ độc đáo riêng về tạo ra mục tiêu giả, điều này có nghĩa là, tên lửa chiến lược của Trung Quốc hoàn toàn có thể mang theo một loại trọng tải nào đó có thể bảo đảm vươn tới mục tiêu.
Nếu Mỹ phát động tấn công hạt nhân trước, họ sẽ tiêu diệt một phần rất lớn năng lực tấn công hạt nhân của Trung Quốc. Trong tình hình thuận lợi, tên lửa cá biệt của Trung Quốc có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ, nhưng điều hoàn toàn có thể là, không có quả tên lửa nào có thể tấn công được Mỹ”.
Hơn nữa, trong “tam vị nhất thể” hạt nhân truyền thống – lực lượng tên lửa, tàu ngầm và lực lượng hàng không chiến lược – Trung Quốc chỉ xây dựng được một loại. Trung Quốc có 1 chiếc tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược, đó là lớp Hạ Type 092, tầm bắn của tên lửa này chỉ có 1.700 km.
Nhưng, tàu ngầm duy nhất trang bị tên lửa lạc hậu này cũng chưa từng đưa vào trực ban chiến đấu, một là do sự cố liên tục, hai là do tiếng ồn rất lớn, chân vịt khi khởi động lập tức sẽ bị hàng xóm phát hiện.
Hình ảnh này được cho là tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược Type 094 Trung Quốc |
Hiện nay, Trung Quốc bắt đầu chế tạo tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới, tên lửa mới của nó có tầm bắn trên 8.000 km, đó là tàu ngầm Type 094. Theo đánh giá của Lầu Năm Góc, tính năng công nghệ của nó chỉ có thể tương đương với tàu ngầm đầu thập niên 1970 của Liên Xô. Mức tiếng ồn thuộc thế hệ thứ hai, trong khi đó, Nga và Mỹ hiện đã tới thế hệ thứ năm.
Còn phải cân nhắc tới sự thực này, đó là loại tàu ngầm này hiện nay còn chưa chế tạo xong, chiếc đầu tiên ít nhất cần 5 năm nữa mới có thể chế tạo xong. Vì vậy, trong lĩnh vực ngăn chặn hạt nhân trên biển, Trung Quốc không thể tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho Mỹ.
Còn về lực lượng hàng không, tình hình trên phương diện này càng không hề lạc quan. Phương tiện vận chuyển vũ khí hạt nhân hiện chỉ có 1 trung đoàn, sử dụng máy bay ném bom lạc hậu Tu-16.
Hình ảnh này được cho là máy bay ném bom chiến lược H-6K Trung Quốc |
Trung Quốc sẽ nâng cấp cải tạo, phiên bản nâng cấp hiện được gọi là H-6K. Loại máy bay này sẽ sử dụng động cơ D-30KP mới hơn. Máy bay H-6K có thể mang theo tên lửa hành trình, nhưng bài viết cho rằng, Trung Quốc 30 năm qua không thể nghiên cứu chế tạo được loại đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ, vì vậy điều này cần có công nghệ sản xuất đạn dược chuyên môn.
Lực lượng hải quân TQ hiện nay chỉ mạnh về "lượng" nhưng về "chất" vẫn chưa bằng các quốc gia phát triển khác, đó là chưa nói về kinh nghiệm tác chiến trên biển. Chính vì vậy, một số chuyên gia cho rằng TQ mới sử dụng chiêu "tâm lý chiến" của Tôn Võ Tử hòng "lòe" thiên hạ và áp đảo tinh thần đối phương bằng cách "tập trận", rồi lâu lâu giả vờ tung hê những "vũ khí mới" (thực chất là sao chép),riêng chất lượng phải đặt dấu chấm hỏi? họ áp dụng chiêu "hư hư thực thực",vừa thăm dò vừa rình cơ hội thông qua diễn tập! với chiến thuật này TQ tung hỏa mù để che đậy "ý đồ thực sự"của họ, khiến đối phương không biết đâu mà lần! thực ra hiện nay họ đang ráo riết gia tốc sản xuất tàu chiến, đặc biệt "tàu sân bay" với hy vọng áp đảo đối phương theo tỉ lệ 10-1, lúc đó họ sẽ "bất ngờ" ra tay chớp nhoáng. TQ đang sử dụng hết công suất các phương tiện truyền thông như mạng Hòan Cầu,...trước là tuyên truyền với người dân trong nước rằng "lãnh thổ của họ do lịch sử để lại đang bị Việt Nam,Nhật Bản chiếm đóng.." hầu dọn đường cho tham vọng bành trướng, mặt khác muốn "rung cây nhát khỉ" khiến các nước láng giềng "run sợ" trước sức mạnh quân sự ghê gớm của họ. - Nguyễn Khải