Vụ ông Chấn ngồi tù suốt 10 năm: “Công lý đang ở đâu?”

05/11/2013 12:43
Ngọc Quang
(GDVN) - “Cùng một vụ việc xét xử, cấp này thì xử một đằng, nhưng cấp khác làm ngược lại, cứ như thế mọi thứ dích dắc, tạo ra một khối lượng công việc rất lớn mà lẽ ra chỉ cần làm một lần. Từ đó, một câu hỏi rất quan trọng phải đặt ra là: Công lý ở đâu khi những hội đồng xét xử đều của nhà nước nhưng lại làm khác nhau như thế?”.

Liên quan tới vụ án ngồi tù oan 10 năm của anh Nguyễn Thanh Chấn, bên lề kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13, ĐBQH Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) đã có những chia sẻ sâu sắc trong cải cách tư pháp, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi cho bị can trong quá trình xét xử.

Dân tự xử là biển hiện giảm sút của hệ thống pháp luật

PV: Thưa ông, chúng ta còn nhiều vụ án oan sai, nhưng vụ án oan của anh Nguyễn Thanh Chấn được gỡ rối là vì hung thủ đã ra đầu thú. Gia đình anh Chấn đã kiên trì trong suốt 10 năm trời đi kêu oan, họ phải tự thu thập các bằng chứng để chứng minh sự vô tội. Ông nghĩ gì về trách nhiệm của các cơ quan công quyền?

Ông Dương Trung Quốc: Hiện tượng tự xử như vậy cũng giống như nhiều hiện tượng khác đã xảy ra thời gian gần đây, đó là sự biểu hiện giảm sút của hệ thống pháp luật. Người dân trong một số trường hợp không còn biết bấu víu vào đâu và phải tự tìm mọi cách để cứu mình.

ĐBQH Dương Trung Quốc. Ảnh: Ngọc Quang.
ĐBQH Dương Trung Quốc. Ảnh: Ngọc Quang.

PV: Anh Chấn đã liên tục kêu oan kể từ khi bị bắt cho tới lúc phải vào tù, nhưng rồi vẫn chịu án 10 năm trời, điều đó cho thấy dường như các cơ quan chức năng không quan tâm?

Ông Dương Trung Quốc: Theo kinh nghiệm của tôi thì có những cái người ta trả lời (thậm chí phải trả lời nhiều lần), nhưng có cái không trả lời hoặc chưa trả lời, mà người ta vẫn cứ xét xử. Không phải cá nhân tôi mà một vài vị ĐBQH khác cũng đã tham gia, có ý kiến ở một số vụ án nhưng đều không nhận được hồi âm.

Mặt khác, ở trường hợp cụ thể của anh Chấn, tôi nghĩ cơ quan chức năng có xem xét hay không còn tùy

Trao đổi với báo chí sáng nay, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Trong đường lối xử lý hình sự của chúng ta, một điều rất quan trọng là không được để lọt tội phạm, nhưng mà kiên quyết không để oan sai cho người dân, đảm bảo chế độ pháp lý, đặc biệt là hình sự, văn minh, công bằng, khách quan, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo luật pháp đã quy định.

Theo qui định pháp luật, nếu có trường hợp ép cung là trái pháp luật, cần có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả vấn đề này để pháp luật được thực thi ở mọi lúc mọi nơi, kể cả trong nhà giam”. 

thuộc vào cách đặt vấn đề và tính thuyết phục của lá đơn. Đương sự luôn nói bị oan, nhưng để chứng minh có oan hay không thì phải nói là khó chứ không đơn giản, phải điều tra xem xét dựa trên tất cả chứng cứ đưa ra.

PV: Ông Nguyễn Minh Năng (Chủ tọa phiên xét xử sơ thẩm đối với ông Nguyễn Thanh Chấn năm 2004) nói: “Tôi quên phiên xét xử đó rồi. Có gì nhà báo cứ xem bản án. Giờ tôi không trả lời gì được đâu. Hồi xưa xét xử thì dựa trên chứng cứ, tài liệu vụ án, chứ giờ vụ án đã lâu không nhớ nổi. Giờ bị cáo bị oan sai thì trách nhiệm là do Quốc hội chứ biết sao được…”. Ông nghĩ gì trước phát biểu này?

Ông Dương Trung Quốc: Thực ra ông ấy có quên cũng là điều dễ hiểu, vì khối lượng công việc lớn, hơn nữa họ xét xử dựa trên kết quả điều tra của Cơ quan công an, chứ không phải tự đứng ra làm. Vì vậy, bây giờ truy trách nhiệm cuối cùng cũng là rất khó.

Làm gì để ngăn chặn án oan?

PV: Chúng ta vẫn có khái niệm đang tồn tại là làm án hay án bỏ túi, theo ông cải cách tư pháp sẽ ứng xử thế nào?

Ông Dương Trung Quốc: Tất nhiên là chúng ta phải loại trừ, còn loại trừ được hay không là cả một quá trình. Thực tế, chúng ta thấy cùng một vụ việc xét xử, cấp này thì xử một đằng, nhưng cấp khác làm ngược lại, cứ như thế mọi thứ dích dắc, tạo ra một khối lượng công việc rất lớn mà lẽ ra chỉ cần làm một lần. Từ đó, có một câu hỏi rất quan trọng phải đặt ra là: Công lý ở đâu khi những hội đồng xét xử đều của nhà nước nhưng lại làm khác nhau như thế? Đây là câu hỏi khó, nhưng ngành Tòa án phải trả lời.

Anh Nguyễn Thanh Chấn đã khóc rất nhiều trong ngày trở về.
Anh Nguyễn Thanh Chấn đã khóc rất nhiều trong ngày trở về.

PV: Cách đây vài năm, án oan sai được nói rất mạnh mẽ Quốc hội, nhưng thời gian gần đây thì ít đề cập, phải chăng mức độ quan tâm của các ĐBQH cũng ít đi, thưa ông?

Ông Dương Trung Quốc: Tôi không rõ là trong quá trình gia đình anh Nguyễn Thanh Chấn kêu oan thì các cơ quan dân cử từ HĐND cho tới các ĐBQH đã tiếp cận được chưa, và có tạo ra áp lực cần thiết theo quy định của pháp luật chưa? Nhưng có một thực tế xin chia sẻ là có những vụ việc chúng tôi đưa yêu cầu tới Tòa án tối cao, và chưa có trả lời thì đã xử lại rồi. Tôi có đặt vấn đề với Chủ tịch nước – là người đứng đầu công tác cải cách tư pháp rằng: Như thế thì để làm gì? Lần này nếu có cơ hội chất vấn Chánh án TAND Tối cao thì tôi sẽ chất vấn về vấn đề này.

Theo tôi, quy trình tố tụng phải thay đổi, mà muốn thay đổi thật sự thì không có gì khác là phải nâng cao quyền giám sát của nhân dân. Câu chuyện án oan của anh Chấn làm rúng động dư luận là vì một loạt các vấn đề về cơ chế và trách nhiệm. Sắp tới xét xử đúng người đúng tội và giải oan cho anh Chấn thì phải đền bù, mà tiền đền bù lấy từ công quỹ nhà nước, chứ không phải những người làm sai bỏ tiền ra đền bù. Rõ ràng ở đây có cả bài toán kinh tế.

PV: Theo ông làm thế nào để ngăn chặn án oan?

Ông Dương Trung Quốc: Tôi cho rằng phải minh bạch mọi thứ trong quá trình xét xử, đồng thời phải tạo điều kiện cho các bị can được hỗ trợ tư pháp, vì thực tế là một phần lớn không có điều kiện tự bảo vệ mình.

PV: Vậy cải cách tư pháp trong 10 năm qua đã làm được điều như ông nói chưa?

Ông Dương Trung Quốc: Chưa làm được! Vai trò của luật sư đã thay đổi rất nhiều, nhưng cũng phải nói là số lượng luật sư rất ít, vì thế điều kiện cho số đông người dân (nhất là những người không có điều kiện) thì còn rất hạn chế.

Vấn đề còn lại là nếu sự việc xảy ra mà cơ quan điều tra đi đến cùng thì sẽ khắc phục được sự việc này. Tôi lấy thí dụ như trong quá trình điều tra có ép cung hay không ép cung? Nhiều trường hợp khi ra tòa đã tố cáo là bị ép cung vì phải chịu áp lực từ cơ quan điều tra, hoặc một số hành vi khác tác động từ bên ngoài.

Trân trọng cảm ơn ông!

Ngọc Quang