Tổng Thanh tra CP mong cử tri phản ánh trực tiếp cán bộ tiêu cực để xử lý

05/11/2022 13:37
Mộc Trà
0:00 / 0:00
0:00
GDVN-Trả lời tranh luận, Tổng TTCP cho biết, dư luận có phản ánh cán bộ thanh tra trong ngành kể cả TTCP có biểu hiện tiêu cực, mong cử tri phản ánh trực tiếp để xử lý.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, sáng ngày 05/11, Quốc hội tiếp tục chất vấn nhóm vấn đề thứ 3, đồng thời tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 4 - lĩnh vực Thanh tra.

Giải pháp tăng tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng

Tham gia chất vấn tại hội trường, Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quan tâm đến giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng.

Toàn cảnh phiên họp sáng 05/11. Ảnh: quochoi.vn.

Toàn cảnh phiên họp sáng 05/11. Ảnh: quochoi.vn.

Cụ thể, theo Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng, hiện nay vẫn còn tình trạng chưa thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra, có trường hợp tẩu tán tài sản nghi phạm dẫn đến không thu hồi được tài sản.

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quan tâm đến giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng. Ảnh: quochoi.vn.

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quan tâm đến giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng. Ảnh: quochoi.vn.

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết nguyên nhân, giải pháp trước mắt và lâu dài để giải quyết có hiệu quả vấn đề này?

Trả lời nội dung thu hồi tài sản sau thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết: “Về vấn đề này, một số đại biểu cũng đã có ý kiến, thực trạng thu hồi trong thời gian qua mặc dù đã năm sau cao hơn năm trước nhưng tỉ lệ chưa cao và thời gian kéo dài, do một số nguyên nhân.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn. Ảnh: quochoi.vn.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn. Ảnh: quochoi.vn.

Thực tế, việc thu hồi tài sản tham nhũng kinh tế qua các vụ án hoặc thu hồi tiền và tài sản qua thanh tra cũng là một trong những nội dung rất khó khăn. Thứ nhất, một số nội dung kết luận thanh tra do thời gian thực hiện dự án đã lâu, cơ chế chính sách có nhiều thay đổi qua các thời kỳ, một số dự án có yếu tố nước ngoài, kết luận than tra có nhiều nội dung có liên quan tiền sử dụng đất chiếm tỉ trọng lớn có nhiều dự án đầu tư đã chuyển nhượng, nhiều nhà đầu tư thứ cấp và đã bán cho người dân, nên việc xác định rất khó khăn.

Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định Tổ công tác Thủ tướng 153, việc quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của các đơn vị thuộc đối tượng thanh tra cũng chưa được quan tâm đúng mức, một số đối tượng còn tẩu tán, che giấu, hợp lý hóa tài sản, tình trạng pháp lý về tài sản chưa rõ ràng cũng gây khó khăn…

Về giải pháp, tiếp tục hoàn thiện thể chế về thanh tra, nhất là sửa đổi luật để công tác thanh tra nói riêng và chế tài xử lý vi phạm sau thanh tra có hiệu lực.

Tranh luận tại hội trường, Đại biểu Hà Sỹ Đồng - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đề cập đến việc thu hồi tài sản bất minh do người khác đứng tên là rất khó, chưa có giải pháp hiệu quả để thu hồi.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đề cập đến việc thu hồi tài sản bất minh do người khác đứng tên là rất khó, chưa có giải pháp hiệu quả để thu hồi. Ảnh: quochoi.vn.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đề cập đến việc thu hồi tài sản bất minh do người khác đứng tên là rất khó, chưa có giải pháp hiệu quả để thu hồi. Ảnh: quochoi.vn.

“Trước đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí từng khẳng định vấn đề này có nhiều nguyên nhân và rất khó để thu hồi, đặc biệt trong điều kiện chưa có Luật về đăng ký tài sản thì nên chuyển hướng từ xử lý hình sự sang khởi kiện dân sự sẽ thu hồi được nhiều hơn.

Đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết có tán thành quan điểm này không? Nếu tán thành thì giải pháp là gì? Nếu không tán thành, Thanh tra Chính phủ có giải pháp gì tốt hơn không?”.

Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời: “Về thu hồi tài sản, Tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng, nên tập trung ưu tiên xử lý kinh tế, không chuyển từ án kinh tế sang hình sự.

Thứ nhất, về quan điểm, không phải riêng bản thân tôi, mà các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng có quan điểm: Không hình sự hóa các quan hệ kinh tế.

Thực tế, trong các kết luận thanh tra vừa qua, Thanh tra Chính phủ cũng quán triệt quan điểm này trong xử lý các vụ việc dự kiến có những sai phạm. Chẳng hạn, những vụ việc nào liên quan đến dự án đầu tư đất đai, mà còn cơ bản mới chỉ là thực hiện được một phần nhỏ như giải phóng mặt bằng và san lấp, chưa triển khai dự án mà có sai phạm, không đấu thầu, đấu giá, cán bộ và đối tượng nhà đầu tư đã xử lý, sau thanh tra, sẽ yêu cầu tiếp tục theo kết luận thanh tra.

Thứ hai, đối với những vụ việc chưa phân định rõ là hình sự hay kinh tế, thì ưu tiên xử lý kinh tế trong thời hạn thanh tra.

Tuy nhiên việc này chỉ áp dụng trong một thời hạn nhất định, có thể 1,5 năm đến 2 năm cho phép xử lý kinh tế, tức là thu hồi cơ sở nhà đất đó để tiến hành đấu giá, nhưng trong kết luận thanh tra cũng nói rõ, nếu sau thời gian này không thực hiện được thì sẽ chuyển đến cơ quan điều tra”.

Dư luận có phản ánh ngành thanh tra vẫn còn tiêu cực

Tranh luận tại phiên họp, Đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong: “Trong thực tiễn qua thanh tra đã phát hiện những vụ việc tiêu cực. Tổng Thanh tra đã trả lời là chủ yếu là các hoạt động giám sát. Tuy nhiên, đề nghị Tổng Thanh tra nói rõ hơn về cơ chế thanh tra lại hoạt động của đoàn thanh tra, giám sát như thế nào?”.

Đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam chất vấn về công tác thanh tra đối với các đoàn thanh tra. Ảnh: quochoi.vn.

Đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam chất vấn về công tác thanh tra đối với các đoàn thanh tra. Ảnh: quochoi.vn.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời: “Tổng thanh tra Chính phủ cho biết, trong luật chưa quy định cụ thể vấn đề này. Thực tế, khi có yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì ngành vẫn thực hiện thanh tra hoạt động của đoàn thanh tra. Ví dụ, vừa qua Bộ Công an có một số vụ việc báo cáo Thủ tướng, Thủ tướng giao ngành thanh tra tiến hành thanh tra lại.

Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư 06 và Chỉ thị 719 chấn chỉnh hoạt động thanh tra; quy chế tổ chức hoạt động đoàn thanh tra nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, phiền hà trong hoạt động của thanh tra.

Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị đại biểu Quốc hội và cử tri phản ánh trực tiếp nếu phát hiện các vụ việc tiêu cực để Tổng thanh tra xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.

Để có giải pháp hiệu quả tình trạng này, vừa qua, năm 2019, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư 06 và Chỉ thị 719 chấn chỉnh trong hoạt động thanh tra; quy chế tổ chức hoạt động đoàn thanh tra. Đây là giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý tiêu cực tham nhũng, phiền hà trong hoạt động của các đoàn thanh tra.

Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết thêm: “Thực tế, dư luận có phản ánh, cán bộ thanh tra trong ngành nói chung và kể cả Thanh tra Chính phủ có những biểu hiện và dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng. Rất mong các đại biểu Quốc hội và cử tri phản ánh trực tiếp với Tổng Thanh tra để xem xét, xử lý theo quy định pháp luật”.

Đặt vấn đề chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ tại hội trường, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn cho biết, tại phiên thảo luận về dự án Luật thanh tra cũng như tại phiên chất vấn ngày hôm nay, một số đại biểu Quốc hội đã phản ánh về việc chậm ban hành kết luận thanh tra và lo ngại việc ban hành, chậm ban hành kết luận này có thể sẽ tác động và ảnh hưởng đến tính khách quan của kết luận thanh tra.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn chất vấn tại hội trường. Ảnh: quochoi.vn.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn chất vấn tại hội trường. Ảnh: quochoi.vn.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị Tổng thanh tra Chính phủ cho biết những giải pháp nào Thanh tra Chính phủ đã và sẽ triển khai để bảo đảm hoạt động thanh tra về việc ban hành kết luận thanh tra được đúng thời hạn theo quy định của pháp luật?

Trả lời chất vấn đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, hiện nay Chính phủ đã trình Quốc hội Luật Thanh tra (sửa đổi) trong đó có xây dựng thời hạn xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, đã được điều chỉnh với các cuộc thanh tra có quy mô lớn, tính chất phức tạp từ 15 ngày đến 30 ngày.

Trước đây quy định tất cả các cuộc thanh tra từ Thanh tra Chính phủ, thanh tra tỉnh, thanh tra sở, ngành, huyện đều là 15, hiện đã phân ra cuộc thanh tra của Chính phủ là 30 ngày và thanh tra quy mô phức tạp là 30 ngày.

Về việc báo cáo thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dự thảo kết luận thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, hiện nay đặc biệt đối với Thanh tra Chính phủ, toàn bộ những cuộc thanh tra khi dự thảo kết luận phải báo cáo Thủ tướng để xin ý kiến và xin ý kiến tham gia bộ, ngành, đối tượng thanh tra. Nhưng thời gian tới, việc sửa đổi Luật thanh tra chỉ phải báo cáo trong trường hợp: cuộc thanh tra liên quan đến quốc phòng, an ninh; cuộc thanh tra do Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo và cuộc thanh tra do yêu cầu thực tế trong quá trình lãnh đạo mà thủ trưởng cơ quan quản lý yêu cầu báo cáo.

Thanh tra Chính phủ tiếp tục đổi mới phương pháp và cách thức tiến hành điều tra để đẩy nhanh tiến độ thanh tra, khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận và nâng cao chất lượng kết luận thanh tra theo Nghị quyết 45, trong đó quy định trách nhiệm cụ thể cho trưởng, phó đoàn thanh tra, thủ trưởng cơ quan chủ trì, thành viên thanh tra, người giám sát, người thẩm định kết luận thanh tra và có hình thức xử lý nếu để xảy ra lộ lọt, không chuyển các vụ việc vi phạm tội phạm sang cơ quan điều tra…

Tổng Thanh tra Chính phủ cũng báo cáo về những hành vi cấm trong hoạt động của đoàn thanh tra như: cấm nhận quà, tiền giao lưu, ăn uống với đối tượng thanh tra dưới mọi hình thức và nghiêm cấm bỏ lọt, bỏ sót, bỏ qua hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra. Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong rất mong các vị đại biểu Quốc hội và cử tri giúp Thanh tra Chính phủ giám sát và phản ánh những sai phạm của cán bộ trong đoàn thanh tra.

Mộc Trà